Thảo luận:Phật giáo/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tham vấn, học thiền, đọc kinh phật từ mới vào trung học, làm quen với đạo này khi còn bé mà vẫn gặp vô vàn khó khăn khi viết về Phật giáo.

Kính mong các vị hiểu đạo trợ thêm sức để Làng Đậu hoàn tất các mục trong category Phật giáo này

namo Shakyamuni


Hôm qua, 26 tháng 4 2005 một bạn trẻ nào đó đã tự ý điều chỉnh và đưa các khái niệm "chủ nghĩa duy vật" và "chủ nghĩa duy tâm" vào định nghĩa cuả Phât giáo một cách thiếu thận trọng. Tôi đề nghị bạn nào viết đinh nghĩa đó nên đọc kĩ lại các khái niệnm về tâmvật hiện có trong các kinh (dể hiểu nhất là kinh Kim cang hay Kinh Bát Nhã). Vả lại bạn cũng nên tham khảo các tự điển Anh ngữ (hay Pháp ngữ về định nghiã Phật giáo)

Chẳng hạn bạn có thể vào www.google.com gõ từ khoá define:Buddhism để xem người nước ngoài định nghĩa thế nào. Không nên tự mình viết các định nghĩa khi mà chưa nắm đưọc bản chất sự vật.

Khái niệm tâm của Phật giáo không dính dáng gì đến các chủ nghĩa duy tâm hay duy vật. Không nên nhầm lẫn chuyện này.

Hiểu chưa chính xác mà đem phổ biến cho nhiều người không nên

namo shakyamuni

Mình thành thật xin lỗi, mình không có ý sửa bừa, nhưng những khái niệm đó là mình tích được khi đọc triết học nói về Phật giáo. Mình thấy phần đầu không nói rõ về cái tính chất triết lí của Phật giáo. Một điều mà ít tôn giáo nào có được. Chính vì vậy mình định ghi thêm vào.

Còn mình chưa bao giờ dám nghĩ đồng hoá chữ tâm trong Phật giáo với chữ tâm trong duy tâm. Cái mình muốn nói là: nhiều người cho rằng Phật giáo là tôn giáo dựa vào sức mạnh thần thánh để giải thích các sự việc hiện tượng. Một phần cũng do có nhiều thầy tu khư khư cúng Phật, vì vậy, mình muốn nói rõ hơn về cái gốc của Phật giáo vẫn là một môn triết học, để giúp con người hiểu hơn về thế giới quan và từ đó thoát khỏi những phiền muốn do sự chưa giác ngộ tao ra. Cái đó là cái mình muốn nói ra, nhưng có thể mình chưa lộ được ý. Chưa biết tuổi tác, chưa dám xưng hô sao, đành xưng hộ mình, bạn vậy. --Trungduongm 14:48, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Trong bài này tôi thấy đề cập tới Mahayana, Hinayana, Tibetan, Vajrayana và Zen nhưng không thấy nói gì về Theravada. Hay là viết với ý niệm Theravada và Hinayana là một? Mekong Bluesman 11:52, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Anh Mekong Bluesman thân mến,

Nếu đem khá nhiều khái niệm vào sẽ dễ làm người đọc bị bối rối. Hồi đầu, Làng Dậu dự định ghi hết ra, nhưng sau đó thấy có người ghi trước là 2 tông phái chính là Đại Thừa Và Tiểu thừa nên Làng Đậu cho rằng tuỳ duyên vậy cũng được. Mình phải viết thêm 1 bài riêng về lịch sử Phật giáo mới nói hết ý nghĩa và giải rõ chứ để trong 1 bài Phật giáo như thế này thì sẽ quá dài. Mình không dấu diếm vì đã ghi rõ: hiện có hơn 200 tông Phái Phật giáo và những tông phái này khó lòng mình giải thích hết. Hay và tiện hơn là để ai đó viết tiếp bài lịch sử Phật giáo thì sẽ giải thích rõ ngọn ngành các Khái niệm Mahayana, Hinayana, Tibetan, Vajrayana và Zen hơn.

Ngoài ra, anh Bluesman cũng có thể thêm vào các link ở phần "các Tông Phái Phật giáo".

Làng Đậu đọc vài sách cuả tác giả người Việt, họ laị vô tình hay cố ý sáp nhâp "tiểu thừa Phật giáo" với "Phật giáo nguyên thuỷ" nên rất khó nghĩ, không dám tự mình viết ra chỉ sợ gây tranh cãi thì mệt lắm.

Ngoài ra, Làng Đâụ nếu có duyên sẽ ráng tham gia viết về ZEN, Tibetan... nhưng không dám nhận hết vì kiến thức cũng rất là hạn hẹp Hai nhóm ZEN và Tibetan có rất nhiều sách Anh ngữ để đối chiếu với sách Việt ngữ. Làng Đậu, nghĩ như vậy sẽ khách quan hơn là chỉ dùng sách Việt ngữ.

Nếu Anh Bluesman biết và có cơ hội thì viết giúp thêm về các nhóm Khái niệm Mahayana, Hinayana, Vajrayana chứ bên Mỹ này họ nghiên cứu Phật giáo rất sâu theo cách khoa học lắm mình không dám chủ quan sợ làm mấy người đi sau hiểu không khách quan thì chết.

Chúc anh vui vẻ


210.245.119.168 02:39, 28 tháng 6 2005 (UTC)sonmeo [Tôi là người mới nên chưa biết cách sử dụng mục thảo luận này để mở topic mới, tôi mạo muội viết nhờ vào đây.]

Trích: Mục từ Đạo Phật / Điểm đặc trưng: "Theo Phật giáo thì bậc giác ngộ không giữ vai trò cứu cánh mà chỉ là người thầy hướng dẫn. Thích Ca có để lại một câu rất nổi tiếng "Ta dùng ngón tay để chỉ ánh trăng, các người đừng lầm lẫn ngón tay ta là ánh trăng"."

Theo như đoạn trích trên trong bài Phật giáo, tôi chưa rõ lắm về chữ "cứu cánh" mà tác giả đã sử dụng. Có thể tác giả hoặc ai đó giải nghĩa rõ hơn hay thảo luận thêm.

210.245.119.168 02:39, 28 tháng 6 2005 (UTC)sonmeo

Cứu cánh nghĩa là mục đích cuối cùng. Có câu "Cứu cánh biện minh cho phương tiện" nghĩa là nhân danh mục đích cần đạt tới mà người ta có thể dùng bất kể phương cách nào, thậm chí trái với đạo đức. Thực ra dùng từ cứu cánh như trong câu mà User:Sonmeo trích dẫn cũng không chính xác, đúng hơn có thể nói thế này: Bậc giác ngộ không nắm giữ con đường giải thoát cuối cùng mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn để đệ tử tự tìm ra con đường ấy. Avia 07:05, 28 tháng 6 2005 (UTC)

Tạm xong[sửa mã nguồn]

Khái niệm Phật giáo đã tạm ổn, các anh chị nào thấy cần thêm hay bớt các chi tiết (nhất là Làng Đậu hay bị sai luật hỏi ngã và một số lỗi chính tả vì khi đọc lại không tự mình tìm thấy rõ hết.) Anh chị vui lòng xin tự nhiên sửa giúp cho khái niệm này được hoàn thiện. Đây là khái niệm gần gũi với đa số người Việt nên chắc chúng ta cần phải kỹ 1 tí.:) Làng Đậu

Lễ Phật Đản[sửa mã nguồn]

Xin hỏi Lễ Phật Đản tại Việt Nam tương đương với en:Vesak hay en:Buddha's Birthday vậy? Dung Nguyen 18:47, 17 tháng 5 2005 (UTC)

Theo tôi thì VN theo lịch âm chứ không phải lịch Hindu nên Lễ Phật Đản tại Việt Nam tương ứng với en:Buddha's Birthday. Nguyễn Thanh Quang 19:22, 17 tháng 5 2005 (UTC)
Hồi xưa lễ Phật đản là ngày 8 tháng 4 âm lịch, nay là ngày rằm tháng 4 âm lịch. Avia 06:53, 20 tháng 5 2005 (UTC)
Bạn thân mến: Chữ Phật đản hiện dùng để chỉ "sinh nhật cuả Phật". Cái đó không khó nhưng cái khó ở đây là theo dương lịch hay âm lịch mới phải. Theo chổ tôi đọc thấy thì có các lí do sau đây cho việc dùng âm (al) hay dương lịch (dl):
  1. Theo đúng các kinh sách thì Phật sinh vào ngày rằm (kinh mô tả là ngày trăng tròn).
  2. Bên Ấn nguyên thuỷ "có thể" họ không dùng al. Nhưng khi truyền sang Trung Hoa, Việt Nam và các nước Đông Á thì các nơi này trước đây lại dùng al và chính những nơi này về sau trở thành các trung tâm Phật giáo rất lớn mạnh và lan toả khắp nơi (trong khi đó kể từ thế kỉ thứ 6 trở đi đạo Phật tại Ấn bị yếu dần và gần như đồng hoá với đạo Hindu (tôi sẽ trình bày một vài chi tiết trong bài lịch sử Phật giáo chưa soạn xong)
  3. Vấn đề muôn thuở của al cổ sơ là: 1 năm al ngắn hơn 1 năm biểu kiến theo muà. Mà muà màng thì lại bị chi phối bởi mặt trời.
  4. Sau này, al dù cho đã có cải cách thì ngày rằm tháng 4 al cùng sẽ không nằm lọt hẳn vào theo đúng thứ tự 356 1/4 ngày cuả 1 năm dl (tức là có năm ngày rằm tháng 4 al lọt vào cuối tháng 4 dl (muà xuân) có năm thì...chạy tuốt tới gần đầu tháng 6 (đầu hè).

Theo tôi thì tuỳ theo truyền thống của quốc gia và đạo Phật ở đó mà tổ chức chớ không có kiểu nào chính xác hơn. Chẳng hạn thời đại này, ở Nhật, người ta không dùng al nữa thì tổ chức lễ phật đản theo al sẽ không còn dễ dàng (người đi lễ sẽ không thể nghĩ làm mà làm lễ Phật vào ngày rằm). Trong khi đó, ở VN vấn mọi người vẫn thích ăn chay các ngày rằm cho tiện!

Lễ Phật đản chỉ là hình thức (!?), tùy theo tâm, cảnh, và nghiệp của cộng đồng nơi đó mà ra. Nếu như trái đất quay quanh mặt trời với chu kì là 4 năm mới đáo hạn 1 lần thì có lẽ "lễ Phật đản" cũng theo đó 4 năm 1 lần mà tổ chức!

Chỉ mong rằng người lễ Phật cho phải thì tốt thôi, tôi hơi buồn nhiều khi thấy vài chùa chiền mở nó thành "đại nhạc hội" ì xèo, trong đó có cả "bói xin" (bói toán xin lộc,....), lên cả radio kêu gọi quảng cáo thì là hơi quá. Nếu trong Phật pháp mà chấp nhận cho bói toán, dị đoan, và... vẽ vời thì chắc đạo Phật không còn tồn tại mạnh mẽ như ngày nay. Làng Đậu

Tôi tình cờ tìm ra bài viết này về lễ Phật đản

[http://www.phapvan.ca/SinhHoat/02_lichsu/008_ngaysanh_phat.asp TÌM HIỂU NGÀY SANH CỦA ÐỨC PHẬT THÍCH CA ]

Trùng chủ đề[sửa mã nguồn]

Anh Nhân, em lại viết một chủ đề trùng với một phần của anh rồi. Sorry anh.

Trùng là trùng thế nào? nếu hoàn toàn "the same thing" thì chỉ việc bổ sung vào bài này cho no phong phú hơn. Đâu có ai làm tác giả của bài này đâu. Nhân cũng chỉ học của mấy thầy mấy sư đã trước tác thôi.

Còn nếu viết về "ngày Phật đản" thì chưa có ai viết hết á! Nhân cũng chưa có đủ tài liệu về chuyện Phật đản nếu được đọc thêmm thì chắc thú vị lắm.

)
Tôi thấy chủ đề Phật giáo Việt Nam trong bài Đạo Phật chỉ nên nói sơ qua, và liên kết đến bài Phật giáo Việt Nam để nói tỉ mỉ hơn. Khi xong tôi sẽ dịch bài này ra tiếng Anh để có bài en:Buddhism in Vietnam để tương ứng với en:Buddhism in China, en:Buddhism in Japan, en:Buddhism in Korea, en:Buddhism in Singapore, v.v. Dung Nguyen 18:40, 20 tháng 5 2005 (UTC)

Bạn có thể lên Google.com gõ từ khoá Sử Phật Việt Nam sẽ có nhiều tài liệu tham khảo cho bạn chọn Võ Quang Nhân 00:15, 24 tháng 5 2005 (UTC)

Bài viết có nhiều trục trặc[sửa mã nguồn]

Tôi vừa kết thúc những mục từ phần Thiền tông Nhật Bản (tạm kết thúc), quay về phần giáo lí nhà Phật thì thấy ngay là bài Đạo Phật có nhiều điểm phức tạp. Muốn sửa nhưng không được vì cấu trúc bài văn và những tư tưởng bên trong nó bị xáo trộn, nhiều mục không nên đưa vào lại có mặt, nhiều mục quan trọng về Đạo Phật có giá trị chung thì thiếu (tôi không liệt kê vì quá nhiều lỗi, ai muốn biết thì hỏi, tôi sẽ trả lời kĩ từng chỗ).

Thế thì tôi xin viết lại bài này và ghi chồng lên bài như trường hợp tôi đã làm ở bài Duyên khởi. Tôi thiết nghĩ viết một bài quá quan trọng như vầy mà chỉ trích secondary literature, sau đó tam sao thất bản, cũng như việc gom góp, lấy những tài liệu hiện nay có trên mạng là không nên. Những quyển sách gốc nằm trong Đại tạng, những chuyên luận nằm trong những journals, trong những quyển sách dịch có tính chất khảo cứu. Tôi xin nhắc lại: Ngoài một ít trường hợp ngoại hạng ra (ví dụ như Lê Mạnh Thát, Thích Minh Châu, Thích Thiện Châu, Thích Tuệ Sĩ), kinh sách tiếng Việt hiện nay chưa phải là nguồn tài liệu chuẩn để mình trích nhiều trong trường hợp không muốn trình bày bài viết, nội dung dưới lăng kính tín ngưỡng. Tinh hoa của Phật Pháp tự nó bộc phát mà không cần phải được tô thắm, chỉ cần được ghi lại chân thật, nghiêm túc từng câu theo tài liệu gốc là đủ.

Vì có lần được nhắc là

Việc xác định dạng nào là "đúng" không phải là việc của bách khoa từ điển, nhất là Wikipedia. Đó là việc của các nhà chuyên môn trong các tạp chí chuyên nghề. Dĩ nhiên là các dạng sai chính tả, hay chỉ dùng bởi ông X và con của ông ta, thì không nên cho vào.

...nên tôi sẽ theo cái đúng hiện đang được giới Phật học thừa nhận, giữ bài dễ đọc và dời những nội dung đáng được nhắc ở mục từ khác ra ngoài.

Tôi sẽ ghi lại tất cả những mục từ nói về những khái niệm then chốt của Đạo Phật.

Sau khi viết xong, quý vị có thể đọc duyệt và có thể bổ sung, góp ý. Tôi nghĩ là signature của tôi qua những bài tôi đã đóng góp nói lên tính nghiêm cẩn của tôi trong sự việc này. --Baodo 21:41, ngày 09 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Bạn là người duy nhất đọc được chữ Phạn và chữ Hán ở đây nên bạn có thể đối chiếu với tài liệu gốc. Nhưng những ngưòi như tôi chỉ tin theo những gì tôi đọc và hiểu, dĩ nhiên với tình thần của những người ham học hỏi, mong tìm thấy thông tin được trình bày một cách trung thực nhất.Tất nhiên tôi theo tinh thần "tôi tin vào 1 lời viết không phải vì nó có hoa có hương hay lời đó của một đại sư lớn nhưng vì lời viết đó có lý đối với bản thân tôi, người tìm học hỏi Phật giáo" Đương nhiên, nếu tôi có khả năng như bạn tôi sẽ có thể sẽ trình bày hay hơn rõ hơn và gần với các tài liệu nguyên thủy hơn. Bài này có rất nhiều bàn tay đóng góp và dĩ nhiên cũng chỉ có mức giới hạn theo hiểu biết của những người đã cố gắng đóng góp.
Đây là tài liệu mở (open source) bạn cứ việc sửa, hay chỉ xóa không cần sửa những gì thấy sai. Không phải ngại chỉ cần ghi vào phần thảo luận này cái note rằng tài liệu này sai với tài liệu gốc nào đó. Thậm chí viết lai bài mới hoàn toàn.
Tôi tin chắc không ai phản đối việc xoá cái sai để làm cái đúng hơn... nhung hy vọng là nó thật sự như vậy!
Đây chỉ là ý kiến của riêng tôi 1 người có đóng góp nhưng không phải là ý của người khác.
Về việc tam sao thất bổn thì từ thời Thích Ca truyền đạo cho đến kì kết tập thứ nhất cũng đâu có ai chép lại kinh văn đâu mà chỉ truyền miệng... còn nữa sự phát triển của các tông phái cùng cho thấy tính khác nhau khi cứu xét cùng một chủ đề của các tông phái... như vậy chưa chắc cái nhìn nào sẽ vững hơn. Tuỳ theo tâm thức mà người tu học thích hợp với tông phái mà nẩy sinh 84000 pháp môn. Bạn theo thiền tông thì chắc bạn chả thấy pháp môn nào hay, cũng như chả thấy không có pháp môn. Nhưng sư Quy Ngưỡng (theo trí nhớ không chắc dúng hà ha thất bổn nữa đây) có nói "Vạn Pháp quy về một" vậy một này ở đâu? -- chuc zung đăng dung zẻ
Làng Đậu 22:25, ngày 09 tháng 9 năm 2 005 (UTC)