Thảo luận:Quách Gia

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Đóng góp của thành viên Levietcuong[sửa mã nguồn]

Tạm chuyển sang đây để sử dụng sau:

Tào Tháo đang thời gian chiêu mộ những người hiền sĩ để chống lại giặc Khăn vàng. Tào đã thu nạp được Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục là các hiền sĩ thời bấy giờ. Trình Dục bảo với Tuân Úc rằng: "Tôi là một người quê kệch, học hành chưa được mấy, không xứng đáng với sự tiến cử của ông. Nay tôi biết có một người cùng làng với ông, tên là Quách Gia, tự là Phụng Hiếu, người ấy thực là hiền sĩ thời nay, sao không triệu ra?"

Úc nói chuyện với Tháo, Tháo cho mời ngay Quách Gia đến Duyệt Châu để bàn việc lớn.

Và trong 11 năm, Quách Gia đã theo Tào Tháo đánh Đông dẹp Bắc: Phá Khăn vàng, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật, thu Viên Thiệu, thọc sâu vào Tài Bắc, ruổi thẳng đến Liêu Đông... Tào Tháo thống trị phần lớn Trung Quốc thời đó đều nhờ vào mưu lược của Quách Gia cả!

Người ta nhắc nhiều đến trận Xích Bích, là trận đánh chia 3 thiên hạ, thấm đẫm máu xương. Nhưng có một trận đánh khác cũng ác liệt không kém, đó là trận Quan Độ. Nhờ trận Quan Độ, Tào Tháo mới tạo được thế lực để dần thống nhất thiên hạ. Trong trận Quan Độ, quân Tào là bên yếu thế: quân ít, lương cạn. Thế mà lại giành được thắng lợi trước quân Viên Thiệu hùng mạnh hàng trăm vạn. Trận thắng này mang tầm tư duy chiến lược rất vĩ đại của Quách Gia: Thắng trận là nhở bởi mưu lược, không cần phải quân đông, lương nhiều. Quách Gia đã biết trước được thất bại của Viên Thiệu bởi Thiệu là người không biết quyết đoán, không biết dùng hiền sĩ.

Trước khi nhắm mắt, Quách Gia đã định kế lấy Liêu Đông, diệt tận gốc tập đoàn Viên Thiệu mà không phải khó nhọc cất quân. Tào Tháo lắm mưu nhiều trí cũng phải gật đầu thán phục: "Quả đúng như lời đoán của Phụng Hiếu"

Quách Gia chết khi mới có 38 tuổi, một độ tuổi đang chín muồi. Mười một năm theo Tào Tháo đi đánh dẹp, ông đã lập được rất nhiều kỳ công. Người đời sau có thơ rằng:

Trời sinh Quách Phụng Hiếu
Hào kiệt đã nức danh
Ruột chứa đầy kinh sử
Bụng xếp chật giáp binh
Lập mưu ngang Phạm Lãi
Bày mẹo tựa Trần Bình
Đáng tiếc lại chết sớm
Trung Nguyên cột trụ nghiêng

Người tài thì thường đoản mệnh, mà Quách Gia là một ví dụ. Nếu Quách Gia không mất sớm thì chắc gì Tào Tháo đã thua trận Xích Bích và chưa chắc thế chân vạc đã hình thành? Điều này có trong truyện:

Sau khi thua trận ở Xích Bích, Tào Tháo chạy về Nam Quận, các tướng sĩ mở cuộc rượu giải buồn, bỗng Tào Tháo ngẩng mặt lên khóc hu hu: "Ta khóc Quách Phụng Hiếu đó. Nếu Quách Phụng Hiếu còn sống thì không đến nỗi có trận thua này. Thương xót thay Phụng Hiếu. Đau đớn thay Phụng Hiếu! Mến tiếc thay Phụng Hiếu!"

Quả là:

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Sóng vùi dập hết anh hùng
Được, thua, phải, trái thoắt thành công
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tà hồng!