Thảo luận:Sông Kama

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cầu của Proskuryakov[sửa mã nguồn]

Cây cầu thì có thể. Chứ ảnh này

Ảnh này

mà bảo chụp năm 1912 thì khó tin. Năm 1912 có ảnh màu ? Mà lại "nét" như thế ? --Двина-C75MT 15:14, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)--[trả lời]

Năm 1912 có ảnh màu rồi. Cụ thể xem bài Sergey Prokudin-Gorsky hay Прокудин-Горский, Сергей Михайлович. Tất nhiên bức ảnh này đã được xử lý lại bằng công nghệ xử lý ảnh màu kỹ thuật số. Meotrangden (thảo luận) 15:34, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng biết về lịch sử công nghệ ảnh màu. Người Đức (đúng hơn là Hà Lan) đi tiên phong trong công nghệ ảnh màu. Tuy nhiên, năm 1912, nó mới đang ở giai đoạn "phòng thí nghiệm". Còn một việc nữa là màu hóa ảnh đén trắng bằng công nghệ tin học. Rõ nhất là phim "17 khoảnh khắc mùa xuân" và nhiều phim đen trắng khác. Có lẽ ảnh này có gốc là ảnh đen trắng. Nó chỉ được màu hóa khi có công nghệ màu hóa nhờ tin học từ 1980 trở lại đây thôi. Nếu là ảnh đen trắng sẽ có sức thuyết phục hơn. Tuy nhiên, phải thừa nhận đây là một bức ảnh đẹp về bố cục, ánh sáng và góc chụp. --Двина-C75MT 16:06, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)--[trả lời]
Mỗi ảnh của Prokudin-Gorsky được ghép lại từ 3 phim âm bản lần lượt chụp với kính lọc màu đỏ (red), lục (green), lam (blue). Từ các phim âm bản này người ta không cần phải xử lý gì nhiều cũng đã có thể tạo ra ảnh ghép lại là ảnh màu và được in ấn dễ dàng với công nghệ hiện nay. Ảnh này có xử lý thêm để bù màu mà thôi (so ảnh có taịh đây với ảnh chưa qua xử lý). Thông tin về các ảnh đơn sắc (đen trắng) với ảnh màu ghép lại trong lưu trữ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có tại đây. Meotrangden (thảo luận) 17:34, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]