Thảo luận:Tam Thánh ký hòa ước

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lưu từ bài chính ra sau khi Wiki hóa[sửa mã nguồn]

Tại sao Đạo Cao Đài phong thánh cho ba vị nầy?

Trong mục thảo luận về Đạo Cao Đài có bạn đã nêu câu hỏi trên đây.

Hy vọng bài phân tích sau đây giải đáp phần nào câu hỏi.

Trí Thức và Tôn Giáo.

Trên chặng đường dài của nhân thế chánh đạo đã có rất nhiều trong xã hội để phụng sự nhân loại.

Nhờ có chân lý mới khai hoá tâm tư con người tạo nên những kiến thức xây dựng xã hội hay phát minh khoa học kỹ thuật giúp con người có cuộc sống hiện nay.

Một trong những ước muốn của nhân loại ngày nay là xây dựng một thế giới chung trong tình thương và công bằng.

Đạo Cao Đài hiện sinh là để giúp nhân loại thực thi chánh thiện theo qui luật cung cầu. 
1- ý nghĩa thể pháp.

Trong biểu tượng Thiên Nhãn Cao Đài phần thiên hạ có ý nghĩa là thờ Khối trí thức tinh thần của nhơn loại.

Khối trí thức tinh thần có nghĩa là những người có công phụng sự nhân loại được xã hội nhìn nhận.

Hẳn nhiên để nhân loại có được cuộc sống văn minh như hiện nay có hằng hà sa số bậc trí thức thành danh được nhân loại kính ngưỡng. Họ đã bước ra khỏi phạm vi của dân tộc để đi vào giá trị chung của thế giới nghĩa là nhân loại.

Trong hằng ha sa số bậc trí thức ấy Tôn Giáo Cao Đài chọn 03 vị tiêu biểu qua thể pháp Tam Thánh ký hoà ước bố trí ngay tại mặt tiền Đền Thánh đó là để nói lên tầm quan trọng của trí thức trong công cuộc xây dựng nền văn minh mới cho nhân loại.

Ba người sống trong những thế hệ khác nhau, ở trong những đất nước khác nhau nhưng cùng có ý chí thực hiện cách mạng tâm thân, cải cách nguồn sống nhân sinh và canh tân xã hội.

2- Công nghiệp tiêu biểu:
a- Nguyễn Bĩnh Khiêm (Trạng Trình)."1492-1587".


Sinh vào thời Mạt Lê là bậc hiền triết đặc nặng cách mạng tâm linh, nghiên cứu phong thuỷ, quán triệt thời gian nên rất am thông dịch lý, có sở học uyên bác, nhân cách cao thượng.

Khi còn là kẻ sĩ thì thanh bần, đến lúc xuất chính thì phuc vụ cho xã hội canh tân đạo đức dân sinh đem kiến thức lưu truyền hậu tấn, sống lạc quan tuỳ thời hành hiệp dụng thời thế giúp cho xã hội được an cư.
Trạng Trình thuộc giới thông thiên học và dịch lý học, tiêu biểu cho trí thức tâm linh (hiểu biết xuất xứ từ trong giác cảm qua tâm linh mà có; chữ trạng nói lên những hiểu biết phi thường; vượt khỏi những qui tắc suy nghĩ bình thường trong xã hội). 

Nguyễn Bĩnh Khiêm viết chữ Nho; đại diện cho Đông phương triết học. (1).

 b- Victor Hugo. "1802-1885". 
Ngài là một trí thức yêu nước sống thời phong kiến nhưng có hoài bão cải cách dân trí nên dụng văn bút cách mạng dân sinh. 

Ngài là nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị. Dù ở cương-vị nào, hoàn cảnh nào cũng ca ngợi tình cảm cao thượng của con người, hay nhận ra những giá trị đạo đức, lòng can đảm, đức hy sinh ở nơi sâu kín nhất hay những nơi khốn khổ nhất. Ngay trong những con người mà xã hội cho là vứt đi vẫn có thể nẫy nở những tình cảm cao thượng hay những hành động cao đẹp khi họ được hưởng một tình thương thật sự, được cảm hoá bởi những tâm hồn vị tha cao khiết. (2).

Mọi người và mọi việc đều có thể thay đổi tốt đẹp hơn khi con người có được môi trường thuận lợi thực sự. Luôn luôn chống lại bất công tàn bạo, lúc nào cũng chủ trương dùng tình thương để sửa đổũi, xây dựng con người và xã hội. Tóm lại dù ở môi trường nào cũng nhìn ra đạo lý tốt đẹp của con người. 

Victor Hugo viết bằng Pháp Văn thuộc giới văn bút tiêu biểu cho trí thức chí đạo; đại diện Tây phương triết học.

c- Tôn Văn hay Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn)."1866-1925"

Là một nhà đại cách mạng Trung Hoa. Tôn Văn sinh ở Trung Quốc nhưng từ năm 13 tuổi đã được hấp thụ nền giáo dục của Phương Tây khi theo học ở trường Iolani (Hawaii) Tôn Văn học ngành Y Khoa tại Nam Hoa và tốt nghiệp ở Hong Kong.

Từ việc tiếp cận với tư tưởng bình đẳng; bác ái của Cơ Đốc Giáo đã giúp cho Tôn Văn thấy được giá trị của tự do dân chủ và tầm quan trọng của giáo huấn. Cho nên dùng đó làm vũ khí tư-tưởng chống phong kiến, chống độc đoán xây dựng chế độ dân chủ đề cao dân quyền và bình đẳng nam nữ trong xã hội. 

Tôn Văn nhờ tiếp cận với tư tưởng Cơ Đốc Giáo hấp thụ văn hoá Phương Tây mà nẩy sanh kiến thức canh tân dân quốc. Chính chắn, sáng suốt, nhạy bén trong nhận thức, cương quyết khi hành động; không vì tiền tài mà thay đổi niềm tin; không vì khó khăn mà từ bỏ chính nghĩa; luôn luôn kiên nhẫn ôn hoà nhưng có ý chí sắt thép để thực thi lý tưởng.

Đó là những phẩm chất của Tôn Trung Sơn;của nhà đại cách mạng đem kiến thức, sách lược Phương Tây về phụng sự cho Phương Đông làm cuộc cách mạng Tam Dân ở Trung Hoa (1911). (3).

Tôn Dật Tiên tiêu biểu cho trí thức kiến thức.

(Tổng hợp của Đông Phương Triết Học và Tây Phương Khoa Học “ chân lý”).

3- Đồng hành trong chân lý.

Đạo xuất phát từ tâm, sự huyền diệu xuất phát từ trí tuệ, chân lý ở trong tư tưởng con người có học. Đạo-đức không lường, không đo, không đếm được nhưng đạo đức luôn luôn thể hiện qua hành động. 

Trí thức chân chính luôn luôn nâng cao ý thức để sửa mình, để có sự hiểu biết mà xây dựng cho chính mình, cứu khổ cho chính mình rồi mói nói đến phụng sự xã hội hay tôn giáo. Tự mình có thấy được chân lý, mới hội nhập được với chân lý, mới có sử chương, có giáo án phụng sự nhân loại.

Tôn giáo kết hợp Đông Phương triết học và Tây Phương triết học tạo nên thể pháp, nhờ có thể pháp mới giúp người học đạo tìm học bí pháp. 

Cho nên dù ở diện thượng thừa hay hạ thừa nhân sinh vẫn góp phần xây dựng tân dân. Đó là triết học nhân bản nhân văn phù hợp với khoa học và sự biến diện của trời đất.

Kẻ sĩ có ý thức phụng sự nhân loại trên con đường đạo học thì phải học đạo mới hiểu được đường hướng, giáo lý tôn giáo. Từ đó mới cứu khổ lấy mình cứu nạn cho vạn linh qua đường hướng của đạo tâm vạch ra.

Có am tường thể pháp, hiểu đúng công thức, giáo lý theo khuôn thước chơn truyền thì hành đạo mới hạnh thông mới giúp người có ý thức hiểu và thực thi đường hướng chánh trị đạo.

Đạo là chân lý, kẻ sỉ là người có kiến thức; chân lý phát xuất từ tư tưởng con người có kiến thức và thanh bạch. Đem kiến thức của người học thức qua tâm đạo phụng sự nhân loại với tâm tình cao khiết mưu cầu hạnh phúc cho xã hội xây dựng thế giới đại đồng trong bác ái công bằng đó là những tâm hồn cao thượng; đó là trí thức đã bừng sáng tâm linh trong nhân thế.

 4- Kết Luận:
Trong Tam Thánh nói riêng và các bậc trí thức nói chung mỗi người có một phương hướng và một công thức khác nhau nhưng cùng chung một chí hướng là mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. (4).
Người biết đem kiến thức, đem trí tuệ sáng suốt và tấm lòng trong sạch thiết tha góp phần xây dựng xã hội công bằng, nhân ái là Thánh nhân.

viết bài phài tự biện chứng .[sửa mã nguồn]

Gởi các bạn có Đạo Cao Đài tham gia viết trên trang web wikipedia...

Đây không phải là một trang web Tôn giáo... mà là một trang web bách khoa... trong đó có tôn giáo.

Do vậy mà các bạn viết về Tôn giáo nên thận trọng đừng viết những gì mà các bạn không biện chứng được...

Người viết đề tài phải có trách nhiệm làm sáng tỏ đề tài khi có người chất vấn...

Bài viết về Tam Thánh là bài mà người có Đạo khi viết trên trang web phải rút kinh nghiệm...

Người có Đạo Cao Đài...

Caocanhtan (thảo luận) 04:35, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sắp lại bài Tam Thánh.[sửa mã nguồn]

Tôi đã cố gắng kết hợp các thông tin từ cộng đồng wiki " chấp nhận trước mắt" để viết lại bài Tam Thánh Ký Hoà Ước sao cho mang gia trị chính xác mà không dung tục... bỏ hết những điều không biện chứng và một chiều... hay chưa phù hợp với thực tế và nguyên lý của Tam Kỳ phổ độ...

Tôi muốn rằng từng dòng chữ viết về Đạo Cao đài nơi wiki đều phải được biện chứng đúng với nguyên lý tam kỳ

Còn phần trình bày tôi cố gắng mà chưa được như ý muốn... như đưa hình đến đúng vị trí...

Đề nghị các vị BQT như Rungbạch duong hay tmct giúp phần trình bày...

Kính...