Bước tới nội dung

Thảo luận:Thủy triều

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhận xét của một độc giả

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ đoạn này sai: Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.

Tôi đã thử tính đi tính lại bằng cả máy tính và giấy nháp mà không không thể tìm ra con số 2.5 này

Phần thêm vào của thành viên Hung bui

[sửa mã nguồn]

Độ Cao thủy triều :vị trí mực nước triều so với mực số không độ sâu (số không hải đồ).

ĐỘ LỚN THUỶ TRIỀU: khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa các mực nước ròng và nước lớn kế tiếp, hoặc ngược lại. Những vùng biển trên thế giới có độ lớn triều trên 10 m (nói chung) khá nguy hiểm. Đó là ở vịnh Funđy (Fundy) phía Bắc Canađa có độ lớn triều trên 18 m; ở vùng biển tây bắc nước Pháp trên 15 - 16 m; ở gần eo biển Magiênlan (Magellan) Nam Mĩ trên 13 m; ở vịnh Brixtơn (Bristol) Anh trên 11,5 m; ở vịnh Côliê (Collier) Châu Đại Dương trên 10,4 m.

NHÀ MÁY ĐIỆN THUỶ TRIỀU : Nhà máy thuỷ điện biến đổi năng lượng thuỷ triều của biển thành năng lượng điện. Để sử dụng năng lượng thuỷ triều, người ta xây dựng các hồ chứa ngăn vịnh hoặc cửa sông, tạo độ chênh lệch mực nước giữa hồ chứa và mặt biển khi triều lên, xuống. Ở NMĐTT, thường đặt các tổ máy phát - tuabin thuận nghịch kiểu capsun có thể làm việc khi chiều dòng nước qua tuabin thay đổi. NMĐTT đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Pháp, ở cửa sông Răngxơ (Rance) đổ ra biển Măngsơ (Manche), công suất 240 MW, điện lượng trung bình năm 550 triệu kW.h, bắt đầu vận hành từ năm 1969. Địa hình thuận lợi để xây dựng NMĐTT trên thế giới không nhiều, vốn đầu tư rất lớn nên chưa có nhiều triển vọng trong việc thay đổi cân bằng năng lượng toàn cầu. NMĐTT ở biển Baren (Barents) của Nga công suất 40 MW.