Thảo luận:Thuế thân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theo tôi cần xem lại đoạn: "thuế thân hay thuế đinh là thứ thuế có tính chất công bằng theo chiều ngang cực cao." vì: thuế thân đánh vào mỗi nam giới trưởng thành với mức như nhau nhưng như thế không có nghĩa là công bằng ngang. Công bằng ngang là đối xử như nhau với những người có điều kiện như nhau. Trong trường hợp thuế thân thì rõ ràng điều kiện về thu nhập của các cá nhân là khác nhau. tieu_ngao_giang_ho1970 13:59, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Còn tôi thì không hiểu "chiều ngang cực cao" là thế nào. Ngoài ra, nếu chữ "cực" có nghĩa như "cực kì"/"rất" thì có vẻ không hợp văn phong lắm. Tmct 14:11, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đã tiếp thu và sửa chữa.--Bình Giang 03:15, ngày 20 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi bỏ đoạn không chính xác: "Hầu như bất cứ ai, đủ tuổi, đều phải đóng một mức thuế như nhau cho nhà nước bất kể người ấy có khả năng ra sao". Ví dụ: Thời Lý nếu không có ruộng thì khỏi nộp. Lưu Ly 15:49, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thời Lý không có ruộng thì khỏi nộp thuế. Nhưng số thuế tính lũy tiến theo diện tích ruộng hay chỉ cần một hạn mức ruộng nhất định là phải nộp một lượng thuế không đổi trên đầu người? Theo như Lưu Ly thì thuế nhà Lý không phải là thuế thân mà là thuế ruộng.
Đồng ý với Lưu Ly là thuế nộp theo số ruộng vào thời Lý thì đâu phải "thuế thân". Có lẽ nên xét lại chỗ ghi rằng thuế thân có từ thời đó. Theo Hoàng Cơ Thụy trong Việt sử khảo luận thì thuế thân ở Việt Nam chỉ có từ thời nhà Trần triều vua Nghệ Tông (1378) mà thôi.Duyệt-phố (thảo luận) 04:36, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Trong bài có câu " Thuế thân, còn gọi là thuế đinh, thuế đầu người, hay sưu là thuế đánh vào sự tồn tại của con người, không cần xem xét khả năng chịu thuế của mỗi người. Đây là sắc thuế tiêu biểu trong các sắc thuế khoán." nếu theo định nghĩa này thì trẻ em 1 tuổi hoặc ông già 99 tuổi cũng là một con người có tồn tại và phải chịu thuế thân bất kể họ có khả năng nộp thuế hay không. Điều này không giống với các nội dung chia hạng nộp thuế theo lứa tuổi trong bài hoặc có kèm điều kiện có ruộng (tư liệu sản xuất) hoặc một số trong đối tượng chịu thuế được miễn giảm khi có bệnh, mất mùa nên không thể nói là "không cần xem xét khả năng chịu thuế"
Công bằng theo chiều ngang là mọi đối tượng như nhau sẽ nộp thuế như nhau, công bằng theo chiều dọc là mọi đối tượng khác nhau sẽ nộp thuế khác nhau. Anh có 2 tay 2 chân như tôi thì anh phải nộp thuế thân như tôi, ngang kiểu đó là ngang hết cỡ thợ mộc rồi, tôi nghĩ thuế thân có tính chất công bằng theo chiều ngang tuyệt đối hết còn thứ thuế nào công bằng hơn.
Tôi nghĩ, nhà nước nào cũng thích thu được càng nhiều thuế càng tốt nhưng nó phải bền vững, giúp chế độ vững mạnh, việc thu thuế thân là dựa trên sức lao động bằng cách cào bằng theo lứa tuổi. Trong đó nhà nước không thu thuế trẻ em nhằm để khuyến khích người ta sinh sản hoặc không ngăn chận người nghèo sinh sản, nhà nước không thu thuế người già vì họ đã nộp thuế thân nhiều năm rồi, đến khi họ mất sức lao động mà cứ bắt họ nộp thuế thì sẽ buộc con cái họ nộp thay, việc này có thể gây ra bất hòa trong các gia đình dẫn đến bất ổn xã hội. Đó là lý do mà các nhà nước không đánh thuế thân theo sự tồn tại của con người mà đánh thuế thân trên đầu người có sức lao động dựa trên hạn mức tuổi.
Ở châu Âu thời trung cổ còn có thuế cửa sổ, nhà có nhiều cửa sổ thì bị nhiều thuế, cửa sổ càng to càng nhiều thuế. Nhưng trong định nghĩa về thuế người ta không cho rằng nhà nước đánh thuế cái nhà, cái cửa sổ, cái công ty mà người ta vẫn biết nhà nước đánh thuế con người một cách gián tiếp mà thôi vì suy cho cùng chỉ có con người mới là đối tượng chịu thuế. Cái thứ thuế cửa sổ sẽ giúp nhà nước phân biệt những người có khả năng hưởng thụ gió, không khí, ánh sáng khác nhau sẽ phải chịu thuế khác nhau (công bằng theo chiều dọc). Bánh Ướt 01:39, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu phân tích theo BBC: "Về thực chất, thuế thân là một thứ thuế coi con người là một loại hàng hoá, đánh vào đông đảo tầng lớp bình dân nghèo khó" thì e rằng phức tạp hơn nữa. Bởi thế, tôi đề nghị thay "Thuế thân, còn gọi là thuế đinh, thuế đầu người, hay sưu là thuế đánh vào sự tồn tại của con người, không cần xem xét khả năng chịu thuế của mỗi người. Đây là sắc thuế tiêu biểu trong các sắc thuế khoán." bởi một câu đơn giản, ví dụ "Thuế thân là một trong thứ thuế của chế độ phong kiến Việt Nam". Lưu Ly 11:08, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lương bổng đồng niên và tiền xuân phục[sửa mã nguồn]

Có bạn nào có thể giải thích hai khái niệm này ( ghi trong đoạn so sánh ở thời Nguyễn ) không ? Theo tôi hiểu thì tiền xuân phục là tiền nhà nước cho quan lại để may áo quần triều phục , tiền này được trao vào đầu năm (mùa xuân) nên được gọi như vậy . Không rõ hiểu như vậy thì có đúng không ! Và từ "đồng niên" thì được hiểu theo nghĩa nào ? Có phải lương đồng niên là lương trong 1 năm mà quan lại được trả không ? Có lẽ là không phải vì 1 tháng thì lại dịch được 1 quan, hậu bổ được 2 quan, như vậy thì chả nhẽ thu nhập của hậu bổ còn cao hơn thu nhập của quan Tòng cửu phẩm (bậc thứ 18 ,lương đồng niên 18 quan, tiền xuân phục 4 quan nữa) ư ? Thân. redflowers 09:21, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cách giải thích về xuân phục như vậy là đúng. Lương bổng trên được tính theo đơn vị tháng. Đồng niên có thể là những người cùng đỗ một khoa, những nghĩa khác như "ruộng đồng niên" thì tôi nghĩ rằng đó là ruộng được mùa (chữ 年 có những nghĩa: năm, tuổi, được mùa); người đồng niên thì có thể là người cùng tuổi, đồng niên cũng có thể chỉ trong cùng một năm... và có thể có những nghĩa khác mà tôi không biết: D Lưu Ly 05:50, ngày 30 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]