Thảo luận:Tiến sĩ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

tiến sĩ hay tiến sỹ?--125.235.64.129 01:21, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiến sĩ là chính xác. Vương Ngân Hà 01:42, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chính xác phải là Tiến sỹ.--Да или Нет (thảo luận) 08:27, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng tiến sĩ là chính xác, không ai nói là sỹ cả (kể các các từ điển). 士 = sĩ, còn sỹ chẳng có nghĩa. Bongdentoiac (thảo luận) 09:33, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nhà nước?[sửa mã nguồn]

Bài này có câu "Tiến sĩ là học vị bằng cấp mà nhà nước cấp..." -- không phải tiến sĩ nào cũng là được cấp bởi nhà nước. Mekong Bluesman 03:46, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nội dung từ bài bị xóa[sửa mã nguồn]

Doctor of Philosophy - Trước hết, mảnh bằng Ph.D từ cái nhìn hàn lâm (academic). Ph.D là viết tắt của chữ Doctor of Philosophy. Học bậc Ph.D, cao nhất trong các học bậc, đầu tiên xuất hiện ở Đức, sau đó được Mỹ và nhiều nước phương tây khác sử dụng. Bằng Ph.D đầu tiên của Mỹ xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 18. Ở Ý đến cuối những năm 1980 mới có bằng Ph.D. Từ Ph.D có gốc latin là Philosophiae Doctor. Chữ doctor nghĩa là "thầy" (teacher), và "chuyên gia", "chức trách" (authority). Chữ philosophy (triết học) có nguồn gốc từ thời trung cổ (medieval) ở Châu Âu, khi mà các trường đại học có bốn chuyên khoa (faculty) chính: theology (thần học), law (luật học), medicine (y học), và philosophy (triết học). Philosophy ở đây dùng để chỉ các ngành học không dẫn đến một nghề nghiệp thực tế nhất định của thời đó (nhà thờ, luật sư, bác sĩ). Đến nay thì không phải Ph.D nào cũng liên quan đến philosophy, cho dù là lấy theo nghĩa bóng nhất của philosophỵ Nhưng chữ doctor vẫn còn mang đầy đủ ý nghĩa. Ở phương Tây, trong nghi thức giao tiếp người ta gọi một người có bằng Ph.D là doctor. Hầu hết các trường đại học đều đòi hỏi toàn bộ giảng viên và các giáo sư có bằng Ph.D. Đa số các nhà nghiên cứu ở các phòng nghiên cứu chuyên nghiệp đều có bằng Ph.D. Tuy vậy, điều ngược lại không đúng: không phải tất cả các Ph.D đều có thể làm giảng viên, giáo sư, hay nghiên cứu viên. Có những Ph.D thậm chí chẳng bằng một kỹ sư thông thường. Cũng có khá nhiều Ph.D, sau khi "hành nghề" một thời gian thì lên chức, hoặc chuyển sang làm salesman hoặc manager v.v

- Theo cái nhìn hiện đại của Ph.D, để hoàn tất Ph.D, ta phải đạt được hai mục tiêu chính:

a) hoàn toàn tinh thông một ngành (hoặc phân ngành) nào đó.

b) góp phần mở rộng nền tảng kiến thức của nhân loại về ngành đó.

Mục tiêu (b) là cái lõi để phân biệt bậc Ph.D với các bậc học khác. Ph.D không phải là cái bằng "nhai lại": đọc nhiều, thi lấy điểm cao là xong. Một Ph.D đúng nghĩa phải có một vài công trình và ý tưởng nghiên cứu của riêng mình (originality), có các bài báo đăng ở các tạp chí (journals) và hội nghị (conference) chuyên ngành…

Graduate student – sinh viên sau đại học, không hẳn là "nghiên cứu sinh" vì không phải graduate student nào cũng làm nghiên cứu thực thụ, nhất là các sinh viên đang học thạc sĩ (M.S – Master of Sciences; M.A – Master of Arts). Các graduate students thường làm TA (Teaching Assistant - trợ giảng) hoặc RA (Research Assistant - trợ nghiên cứu)

  • Sự khác nhau giữa PhD in Business Administration và DBA - Doctor of Business Administration

a. Về mặt khoa học: PhD thiên về "học thuật" còn DBA thiên về "giải pháp". Chẳng hạn, PhD sẽ nghiên cứu chẳng hạn tại sao thông tin trên thị trường chứng khoán lại ảnh hướng tới giá cổ phiếu còn DBA sẽ nghiên cứu việc quản lý sự biến động giá cổ phiếu của một công ty trước thông tin thị trường như thế nào.

b. Về yêu cầu: Làm PhD in BA có thể không đòi hỏi kinh nghiệm, nhưng DBA thì phải có kinh nghiệm quản lý, và khi học, bạn sẽ join in một công ty nào đó.

c. PhD thiên về "xây dựng lý thuyết" còn DBA thiên về "viết lại kinh nghiệm"

  • Sự khác nhau giữa Doctor of Philosophy, Doctor of Engineering và Doctor of Science (Ph.D; D.Eg; D.Sc)

Đối với các quốc gia nói tiếng Anh (Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ) thì 3 học vị, đều là bậc tiến sĩ trên là như nhau. Chỉ khác đôi chút la Ph.D in Technical Science nghiêng về lý thuyết, D.Eg thì nghiêng về thực nghiệm, mặc dù cả hai đều về kỹ thuật cả. D.Sc thì là học vị ngang với Ph.D nhưng là học vị riêng của một số ngành khoa học. Vấn đề chỉ nảy sinh khi D.Sc được dịch từ học vị của một số quốc gia không nói tiếng Anh.

Ph.D hay Doctorate?[sửa mã nguồn]

Bài này nói về Ph.D nhưng có liên kết interwiki đến Doctorate!!! Mekong Bluesman 11:51, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ph.D ở Mỹ là 1 trong các loại bằng tiến sĩ? --Squall282 (thảo luận) 05:58, ngày 29 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi. Wkpda (thảo luận) 21:17, ngày 30 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tiến sỹ khác Kỹ sư[sửa mã nguồn]

Tiến sĩ, kĩ sư đã có hai bài riêng biệt rồi còn gì. Ai chẳng biết chúng khác nhau. Mà bạn nên viết i ngắn, như thế đúng hơn. Bongdentoiac (thảo luận) 09:37, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tiến sĩ/Phó tiến sĩ[sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi cái, theo như mẹ mình giải thích thì ở Nga phân hệ như sau có đúng hay ko: Phó tiến sĩ: về lý thuyết, nghiên cứu, tổng hợp các phát minh để viết các bài báo phân tích, ngày xưa gọi là phó tiến sĩ khoa học (candidate nauk), về sau thành tiến sĩ triết học Ph.D có nghĩa là tiến sĩ về lý thuyết, dừng lại ở mức nghiên cứu.

Tiến sĩ: có thêm thực hành, phải hoàn thành phó tiến sĩ và sau khi làm việc phải có một phát minh, sáng kiến viết bài báo mới được công nhận, gọi đầy đủ là Tiến sĩ khoa học (doctor nauk gì đấy) nghĩa là tiến sĩ thực tiễn đã có phát minh?

Theo như Wiki tiếng Anh cũng nói khá giống thế này, coi chiếu lại khai mạc Thế vận hội Sochi tự nhiên mẹ có hứng kể xD --Squall282