Thảo luận:Vũ Trọng Khánh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tham khảo một bài báo trên haiphong.gov.vn. Khi nào viết xong xin xóa giúp phần này.


Vũ Trọng Khánh (1913 - 1996)

Sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Hà Nội. Thời kỳ Mặt trận bình dân, ông theo nhóm làm báo Le Travail (Báo Lao động) đón Godard ở Hà Nội, tham gia vào các tổ nghiên cứu Mác xít và tổ thanh niên dân chủ. Sau khi đỗ luật sư, ông phải đi làm thư ký cho một luật sự người Pháp tại Hải Phòng (Laubies). Bốn năm sau mới được làm luật sư tập sự... Ông cũng đã thấy được sự bất công, sự xấu xa của mật thám, quan tòa đốc lý... thấy ghét Pháp vì chúng cai trị dân mình.

Tháng 7/1945, khi chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, ông làm thị trưởng Hải Phòng (làm được một tháng thì cách mạng tháng Tám nổ ra ở Hải Phòng), ông đã cùng tổ chức của ta cướp lấy nhà Ngân hàng Đông Dương ở Hải Phòng từ tay bọn Pháp, đưa người Việt Nam vào thay thế Pháp ở hãng vệ sinh thùng. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, ông trưng dụng các nhà máy của Pháp ở Hải Phòng để làm vũ khí, cùng Nguyễn Văn Xuân, Vũ Văn Huyên tổ chức trong nhân dân tự vệ các khu phố, động viên tập dượt chống Pháp có thể đổ bộ vào Hải Phòng (vì lúc này có hai tầu chiến Pháp tiến vào bến cảng Hải Phòng). Ngày 23/8/1945, Tổng khởi nghĩa thành công ở Hải Phòng, Vũ Trọng Khánh có tên trong danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố với tư cách là ủy viên hành chính (thị trưởng cũ). Ít ngày sau, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ tư pháp trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 8/1945 đến tháng 2/1946, ông cùng Bộ Tư pháp đấu tranh với Pháp, Tầu Tưởng để giữ gìn các công sở Tư pháp. Bộ Tư pháp do ông làm Bộ trưởng đã trình và được chính phủ duyệt hai sắc lệnh: Số 13 ngày 21/1/1946 về tổ chức các tòa án thường, Số 21 ngày 14/2/1946 về tổ chức tòa án quân sự.

Từ năm 1950 1955, ông dự lớp tư pháp mới, đọc các tài liệu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nhà nước và cách mạng, nguồn gốc gia đình và nhà nước, nguyên lý Lênin. Đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1953, ông được theo học lớp chính Đảng của Trung ương mở tại an toàn khu Việt Bắc. Ông được học tập cùng các đảng viên. Đối với ông, đợt chỉnh huấn này có kết quả rất tốt. Các năm 1952 1955, ông được vào tiếp quản Hải Phòng và giữ chức ủy viên hành chính Hải Phòng. Trong các năm 1956 1957 ông là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, ủy viên Hội đồng Nhân dân thành phố. Vũ Trọng Khánh về nghỉ hưu năm 1973, được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba.