Thảo luận:Chu (họ)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Zhou (họ))
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Đào Từ Ngọc trong đề tài Âm đọc gốc của 周 là Châu?

Chu là Chu và Châu là Châu mới đúng chứ. 222.252.248.109 (thảo luận) 06:53, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Châu chẳng qua là cách gọi tránh kỵ húy của Chu (chắc do kỵ húy Nguyễn Phúc Chu), như Phan Chu Trinh -> Phan Châu Trinh chẳng hạn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 07:14, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đối với tiếng Việt, có thể Chu = Chu, Chu = Châu; nhưng với chữ Hán là hai họ khác nhau, cho dù có thể có cùng cách phát âm trong một số trường hợp. Một số dẫn chứng sau có thể tham khảo:

(a) Họ Châu và Chu là hai họ hoàn toàn khác nhau, từ cách viết, phát âm đến ý nghĩa. [Châu] mang nhiều nghĩa, nhưng nghĩa chính: cứu tế, hoặc: vòng, giáp đi một vòng. Tuần lễ= Zhou, cuối tuần (weekend)= zhou mo [25]. [Chu] mang nghĩa khác, nghĩa chính: Chu hồng, màu đỏ thắm. Thường thường ‘Chu’ đi đôi với ‘ngọc’. Họ Châu xuất hiện ngay từ thời cổ đại, với nhà Tây Châu (1027-771 T.C.N.) rồi Đông Châu (770-221 T.C.N.) như trong ‘Đông Châu Liệt Quốc’. Những nhân vật nồi tiếng, thật cũng như tiểu thuyết, mang họ Châu (Zhou) gồm có: Châu Ân Lai (Tổng Lý Quốc Vụ Viện), Châu Nhuận Phát (tài tử Chou Yun Fat [1]), Châu Bá Thông (Xạ Điêu Anh Hùng), Châu Chỉ Nhược (Ỷ Thiên Đồ Long), v.v. Họ Chu (Zhu) cũng rất nhiều: Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ), Chu Dung Cơ (Tổng Lý), v.v.

(b) Người An-Nam ở Nam Hà có lẽ bởi kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), nên tống tất cả họ Chu sang Châu. Người phía Bắc, ngược lại, thay đổi toàn bộ họ Châu qua Chu. Mấy Thầy quốc ngữ ban đầu cũng bị lâm vào tình trạng lộn xộn bởi một số không được tinh tường về tiếng Hoa. Hoặc họ bị sức ép của khối học trò đông đảo, không biết chữ Nho. Họ dạy người nước Nam những sai lầm họ vướng phải về từ nguyên:

+ Một số từ đáng lẽ phải viết và đọc CHU, họ cho là Châu: Châu báu, Trân Châu Cảng, Bích Châu, viết và đọc thật đúng phải Chu báu, Trân Chu Cảng, Bích Chu. ‘Chu’ (chứ không phải Châu) ở đây thường mang nghĩa ‘ngọc trai’ (pearl) [15].

+ Rất nhiều từ khác đáng nhẽ phải viết CHÂU, họ lại dạy ChU: Chu Kỳ, Chu vi, Chu toàn, Chu đáo, v.v. Thật ra: Châu kỳ, châu vi, châu toàn, châu đáo, v.v. theo đúng tiếng Hán.

+ Nhưng cũng nên để ý: Những từ dùng Chu, như chu kỳ, chu vi, chu toàn, chu đáo, … có vẻ những từ mới. Xuất hiện sau thời chúa Nguyễn Phúc Chu, nên việc kị huý có lẽ không còn nữa. Nhưng cách dùng có vẻ thả cửa và lại không chính xác với từ nguyên thủy chữ Hán. Đáng lẽ dùng Châu....

Lưu Ly (thảo luận) 16:16, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tóm lại bây giờ đổi tên các bài thành Trân Chu Cảng, nhà Châu, châu vi??! Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:28, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Phức tạp quá. Đơn giản hơn cho khoẻ là hai họ trên cái đã vì tương đối có nguồn ủng hộ chuyện này. Lưu Ly (thảo luận) 16:32, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cái này giống Võ với Vũ; Hoàng với Huỳnh ... Mag 16:39, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu đã tách thành hai họ riêng biệt thì ngầm định một cái là Chu, một cái là Châu. Và để đảm bảo tính nhất quán thì phải đổi những Chu sai -> Châu và Châu sai -> Chu, do đó dẫn tới chuyện cần đổi tên các bài thành Trân Chu Cảng, nhà Châu, châu vi... như trên. Tuy nhiên đúng sai ở đây chỉ là tương đối, theo tôi nó chỉ là biến thể ngữ âm. Một chữ Hán có thể có nhiều cách đọc khác nhau tùy thời kỳ (can: Hán-Việt mượn từ đời Đường, gan: Hán-Việt được Việt hóa sau này), tùy phương ngữ (chính phủ, chánh án)... và không thể nói cái nào là sai, cái nào đúng. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:51, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Âm đọc gốc của 周 là Châu?[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ rằng chữ Chu/Châu hay Châu/Chu chỉ có một âm đọc gốc là Chu. Bây giờ phải có chứng cứ chứng minh là âm Châu (周) đã được người Việt sử dụng từ trước khi chúa Nguyễn bắt đổi họ 周 đọc từ Chu thành Châu, còn đừng mang Phiên thiết ra để nói. Vì bản chất từ Hán Việt là vay mượn. Nếu như từ trước người Việt mình đã đọc nó là Chu thì phiên thiết cũng chẳng để làm gì cả. Chúng ta không thể dùng phiên thiết để bảo rằng tổ tiên mình đọc sai, vì đó đơn giản chỉ là từ mượn Đào Từ Ngọc (thảo luận) 01:27, ngày 17 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời