Thảo luận Bản mẫu:Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Kien1980v

Với tư cách là một chuyên gia văn học trung đại Việt Nam, PGS. Bùi Duy Tân đã viết rất nhiều bài chứng minh rằng Lý Thường Kiệt không phải là tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà. Xin xem: Bùi Duy Tân (2007), Tuyển tập, Nxb. Giáo dục, các bài “Bàn thêm về văn bản và tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà”, tr.20-28; “Truyền thuyết về một bài thơ: Nam quốc sơn hà là vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt”, tr.29-44; “Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà”, tr.59-64. Gần đây nhất, trên tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, năm 2009, với bút danh Hữu Thế, PGS. Bùi Duy Tân trở lại vấn đề này. Theo ông, sai lầm cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ “Nam quốc sơn hà” là “sai lầm có từ Hoàng Cao Khải (trong Việt sử yếu, nhất là Trần Trọng Kim (trong Việt Nam sử lược, 1920), Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu. Sự thực “Nam quốc sơn hà” là bài thơ thần khuyết danh hoặc vô danh, nằm trong truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát xuất hiện đầu thời tự chủ (có thể tác giả là Đỗ Pháp Thuận thời Lê Hoàn. Đây là phát hiện của GS. Hà Văn Tấn (1988) và khảo luận của PGS. Bùi Duy Tân (1996). Thành tựu này đã được xã hội chấp nhận khi chương trình sách giáo khoa mới nhất, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa “Nam quốc sơn hà” vào dạy và học ở lớp 7 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề khuyết danh - không ghi tác giả. (Xem Ngữ văn 7 trang 62 - 63 bài thơ thần "Sông núi nước Nam"

Như vậy từ nay không ghi tác giả Lý Thường Kiệt nữa Kien1980v (thảo luận) 13:02, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời