Thảo luận Tập tin:Thichcamauni.jpg

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Độ chính xác


Độ chính xác[sửa mã nguồn]

Tôi không am hiểu về Phật giáo nên không dám khẳng định nhưng tôi nghĩ hình này là đồ giả. Năm 400 trước Công nguyên người Ấn Độ không thể có trình độ vẽ chân dung như bức này. Còn Bảo tàng viện Hoàng gia Anh Quốc là cái gì? có phải là British Museum? Nếu là British Museum thì theo tôi biết không có cái "bảo vật" như cái này, có thể xem tại đây. Vì vậy tôi nghĩ không nên dùng hình này. RBD (thảo luận) 08:47, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu bạn nghi ngờ về độ chân thật, bạn có thể kiểm tra tại Thiền viện trúc lâm Đà Lạt, tôi chỉ chụp lại bức ảnh này tại đó, còn nguyên cả dòng chú thích phía dưới, bạn có thể phóng to ảnh để đọc. Nếu bạn không có điều kiện đến Đà Lạt bạn có thể hỏi ai đó, không nên vội nghi ngờ như vậy. Mai Trung Dũng (thảo luận) 08:52, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sự nghi ngờ tạo ra câu hỏi và các câu hỏi là cơ sở của một từ điển bách khoa (nếu chưa nói là cơ sở của kiến thức của con người). Cái làm tôi nghi ngờ về hình này là phong cách phi Ấn Độ của nét vẽ và cặp mắt của một người Á Đông. Tôi có thể sai nhưng câu hỏi phải được đưa ra. Mekong Bluesman (thảo luận) 12:20, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
cho dù là thiền viện Đà Lạt hay Ngay cả thiền viện Nguyên Thuỷ Threvada Ấn độ hay tích Lan đi chăng nữa thì cá nhân tôi không cho đây là sự thật.
  1. Ở thời gian đức Phật tại thế, Ngay cả cả đến Kinh điển còn không có đến nổi sau khi Ngài Tịch diệt một thời gian mới phải có đai hộ phật giáo lần thứ I diễn ra chỉ để ghi chép lại lời phâ-t dạy
  2. Giả sử có bản vẽ thì do thời gian và không gian (trước cả khi thiên chuá ra đời chừng 5-6 thế kỷ) thì làm sao có được một chất màu để tạo hình và lưu giữ.
  3. Bản thân đức Phât và giáo lý nêu rõ về vô ngã, tôi tin rằng đức Phật sẽ không cho phép đề cao "chủ nghĩa cá nhân" tức là sẽ không có bất kì một sự phóng tưỏng nào. Vì trong giáo thuyết Ngài từng dạy rất rõ ràng về ự thiếu chính xác của các nhận thức do ngũ uẩn trong đó có "mắt" huống hồ chính giáo lý vô ngã còn nhấn mạnh về sự "vô minh" (tức là có hiểu biết nhưng hiểu biết sai lệch phần lớn là do dựa trên các giác quan đầy thiếu sót) của hiểu biết con người. Do đó tôi không nghĩ rằng điều viện dẫn trên là đủ chứng cớ để lư giữ như là chân dung cua đức Thích Ca. Nếu có hoạ may xin xem các bức tương tạc gần thời đức Phật nhất. Và dĩ nhiên, nếu bạn có thực lòng tin đây là hình của đức Thích Ca thì bạn có cơ may nhận được công đức lơn nhưng về chân lý thì không chắc đúng.

Tuy nhiên, đó là ý kiến nêu theo khoa hoc, chứ theo tinh thần thì ngay cả kinh điển Đại thừa ... không ai biết là hệ kinh Bát Nhã có từ bao giờ (chính xác) nhưng vẩn được tin là từ các giáo huấn của chính đức Phật nhưng luôn luôn được kể lại bằng câu "Tôi nghe như vầy ...". Dĩ nhiên, cùng có thể có một cơ hội bé tí xíu xìu xiu rằng đây đúng là chân dung đức Phật ??

Kính mong và kính xin vi thí chủ nào đã để hình này lên ghi chú lại cho kĩ -- không nên gây nhầm lẫn khiến thoạt nhìn tôi cứ ngỡ là hình của Jesus !

Hãy xem trang Anh ngữ : http://en.wikipedia.org/wiki/Gautama_Buddha và tất cả các trang khác tôi tin họ cũng không dám ghi đó là chân dụng thực của đức Thích ca

Namo Shakyamuni thảo luận chưa ký tên này là của 15.203.233.79 (thảo luận • đóng góp)