Thảo luận Thành viên:ChinQuoc/nháp/GxKontrang

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi ChinQuoc trong đề tài BỐI CẢNH TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN

BỐI CẢNH TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN[sửa mã nguồn]

BỐI CẢNH TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN

Đức cha Stêphanô Cuénot Thể, Giám mục Tông tòa Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) sau nhiều nỗ lực đưa người đem Tin Mừng lên Miền Tây Nguyên qua ngả Quảng Trị hoặc Phú Yên, nhưng đều thất bại. Năm 1852, Thầy sáu Phanxicô Do vâng lệnh Đức cha Cuénot lại lên đường tiến lên Tây Nguyên theo ngả Bình Định. Trong vai người giúp việc cho một lái buôn, Thầy đi tìm đường và trở về hướng dẫn các vị thừa sai lên miền Kon Tum. Năm 1849, Thầy sáu Do đưa 2 linh mục thừa sai là cha Combes và cha Fontaine cùng 7 Thầy giảng lên Tây Nguyên qua ngả An Sơn (An Khê). Năm 1850, Thầy lại hướng dẫn thêm thầy Thám cùng 2 linh mục khác là cha Desgouts và cha Dourisboure. Năm 1851, Đức cha Stêphanô Cuénot quyết định thành lập 4 Trung Tâm Truyền Giáo và phân nhiệm cho các linh mục phụ trách:

-Trung Tâm Truyền Giáo Kon Kơxâm, ở phía đông: cha Combes, Bề trên Miền, phụ trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng. 

-Trung Tâm Truyền Giáo Kon Trang, phía bắc: cha Dourisboure, phụ trách truyền giáo bộ tộc Rơngao và Xêđăng.

-Trung Tâm Truyền Giáo Plei Rơhai, ở chính giữa: cha Desgouts và Thầy sáu Do, phụ trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Rơngao.

-Trung Tâm Truyền Giáo Plei Chư, phía nam: cha Fontaine, phụ trách truyền giáo bộ tộc Jrai.

Trung Tâm Truyền Giáo Kon Trang hình thành và dần dần phát triển bao gồm cả huyện Đăk Hà, phía bắc tỉnh Kon Tum ngày nay.

I. TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO KON TRANG 1852-1922

1. Giai đoạn hình thành 1852-1885

Ngày đầu năm 1852, cha Dourisboure chính thức nhận nhiệm sở tại Kon Trang, cửa ngõ vào vùng đất bộ tộc Xêđăng, địa điểm trao đổi mua bán (nô lệ, vàng, đồ sắt.v.v.) giữa người Xêđăng, Rơngao và Lào. Ngài tạm cư ngụ chung với gia đình ông Lam gồm 50 người trong một ngôi nhà lớn và dài. Tại ngôi nhà này, ngày 01/01/1852 ngài diễm phúc rửa tội cho một em bé còn bú sắp chết, hiến dâng cho Chúa một linh hồn đầu tiên thuộc sắc tộc Xêđăng! Trong những tháng đầu biết bao nhiêu là thử thách cam go. Kon Trang năm đó mất mùa, đang cơn đói kém, ngài một mình phải lần mò lên tận làng Hàmong mua gạo. Ngài theo dân làng Kon Trang đi mua bán tại các làng làm nghề rèn, có lần bị lạc vào rừng, qua đêm trên một gốc cây dưới những cơn mưa tầm tã rồi sau đó bệnh kiết lỵ kéo dài làm ngài suýt mất mạng, may mà có cha Bề trên Combes bất ngờ đến thăm đã cứu chữa ngài thoát bệnh. Những thử thách tinh thần cũng không kém gay gắt. Một nỗi buồn cô độc thấm thía xâm chiếm tâm hồn ngài, giữa một gia đình đông 50 người, luôn luôn ồn ào sôi động, đến nỗi ngài không sao cầm trí kinh nguyện gì được cả. Cha Dourisboure ra sức học tiếng Xêđăng và phiên dịch sách kinh và giáo lý mà cha Combes đã soạn bằng tiếng Bana.

Giữa năm 1852, cha Arnoux được chỉ định đến Kon Trang tăng cường cho cha Dourisboure, nhưng sang năm sau cha Arnoux lâm bệnh nặng, phải trở về Bình Định trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Lúc này cha Dourisboure đã có ngôi nhà riêng do dân làng thiện cảm dựng lên cho ngài. Ngài đã có nơi cử hành thánh lễ mỗi ngày. Trong ngôi nhà mới của ngài, chỉ có ông Lam và con trai út của ông là Ngui (12 tuổi) thường đến viếng thăm trò chuyện. Cha đã dạy giáo lý cho Ngui và Pat (9 tuổi) - một em bé nạn nhân của chiến tranh bị bán làm nô lệ mà cha đã chuộc lại tại Kon Trang và dưỡng nuôi dạy dỗ.

Ngày 16/10/1853, hai thiếu niên Giuse Ngui và Gioan Pat đã lãnh nhận phép Thánh Tẩy, trở thành hai cánh hoa rừng đầu tiên của Miền truyền giáo xứ Thượng.

Sang năm 1854, nhờ có Ngui tích cực sống đạo, 4 thiếu niên khác bạn của Ngui cũng học đạo và đã chịu phép Rửa, nâng số tân tòng tại Kon Trang lên 6 người. Cha Dourisboure chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng của làng[1].

Cuối năm 1854, dân làng Kon Trang đã dời làng của họ đến một địa điểm mới cách chỗ cũ khoảng 3 cây số về hướng tây[2].

Vào năm 1855, ông Lam với Ngam (anh của Giuse Ngui) xin tòng giáo. Sau ít lâu, người dân làng khác, theo gương cha con ông Lam, đã xin học đạo và lãnh nhận phép Rửa. Cuối năm, cộng đoàn giáo dân Kon Trang gồm có 20 tín hữu.

Năm 1856, Giuse Ngui, dự tòng đầu tiên người Xêđăng lâm bệnh và qua đời. Năm 1857, cha Combes qua đời, cha Dourisboure rời Kon Trang đến ở Kon Kơxâm thay cha Combes làm Bề trên Miền truyền giáo Tây Nguyên. Lúc này số tín hữu Kon Trang đã lên 26 người.

1 P. Dourisboure, Dân làng Hồ, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2008, tr. 167.

2 Về địa danh KONTRANG (KONTRANG IOP) tòng giáo 1853, nơi cư trú đầu tiên của cha Dourisboure tại nhà ông LAM, bên tay phải đường quốc lộ 14, khoảng 13 cây số, nằm sâu trong rừng một ít. Năm 1854, dân làng bỏ nơi này chuyển về vùng Ngô Trang bây giờ (KONTRANG HO hoặc KONTRANG KEP) cây số 1; KONTRANG MƠNEI tòng giáo năm 1896, trở nên họ chính vào năm 1923 thời cha Louison (cố Lui).

Cha Verdier thay thế cha Dourisboure coi sóc địa sở Kon Trang, nhưng vì không chịu nổi khí hậu miền núi, ngài đau yếu thường xuyên và qua đời giữa đoàn chiên của ngài vào ngày 21/04/1861.

Từ đó, suốt 13 năm địa sở Kon Trang không có linh mục coi sóc. Cha Bề trên Dourisboure gởi các chú giúp: chú Sự, chú Quyền, trong đó chú Sự lên ở tại Kon Trang giúp đỡ bổn đạo. Chú Sự là người đạo đức, siêng năng và chịu khó (người Thượng gọi chú là Bok Huê). Qua một thời gian, thấy dân làng hay cúng vái mê tín, và các tín hữu tân tòng cũng bị ảnh hưởng theo mà đức tin phai nhạt, chú Sự xin phép cha Bề trên lập làng mới gần con suối Đăk Kơla để qui tụ ra ở riêng đó. Năm 1863, khi dời làng, chỉ có 30 người đi theo gồm người nhà của cha Verdier trước đây. Cha Do ở Rơhai thấy vậy cũng cho người nhà của ngài lên phụ giúp, hình thành làng Kon Trang Kơla[3].

Năm 1864, cơn dịch đậu mùa xảy ra trong vùng, Kon Trang gồm 2 làng: Kon Trang (số ít có đạo) và Đăk Kơdung (ngoại giáo) bị phân tán, một số đi lập làng chỗ Đăk Tơkok, người đến nhập làng Kon Trang Kơla (chú Sự mới lập), một số khác đi lập làng chỗ gọi là Kon Trang Mơnei. Sau này làng Tơnak cũng nhập vào làng Kon Trang Mơnei[4].

Đến năm 1875, có cha Gioan Poirier lên ở phụ trách Kon Trang, nhưng chẳng bao lâu ngài bị bệnh phải trở về Trung Châu và chịu chết tử đạo tại họ Bàu Gốc (Quảng Ngãi) trong thời kỳ Văn Thân.

Tháng 06/1876, cha Roger được bổ nhiệm coi sóc địa sở Kon Trang, được 8 năm ngài qua đời vào ngày 15/05/1881.

Ngày 26/12/1884, cha Phêrô Irigoyen mới đến Miền truyền giáo Kon Tum, được bổ nhiệm phụ trách địa sở Kon Trang. Từ khi cha Roger qua đời đã hơn 6 tháng không có ai coi sóc nên cơ sở nhà cửa xuống cấp, vắng vẻ, các tín hữu giữ đạo cũng trễ nải.

2. Giai đoạn củng cố 1885-1922

Năm 1884 đánh dấu bước khởi động trở lại với việc cha Irigoyen được gởi đến vùng truyền giáo này. Với những cố gắng không mệt mỏi, cộng với một tâm hồn tông đồ đầy nhiệt huyết, cha Irigoyen đã thu gặt được những thành quả khích lệ.

Dần dần các làng Xêđăng và Rơngao tòng giáo: Dak Rơtêng (ngày 04/08/1897), Dak Kơdem (05/08/1897), Kon Trang Mơnei năm 1896[5](một phần nhỏ xáo trộn với làng Đăk Kơdung). Lúc này Kon Trang chia thành: Đăk Kơdung và Kon Trang Ho (hay Kon Trang Yôp). Địa sở lúc này đã phân chia thành các làng nhỏ[6]

+ Đăk Kơdung: Kon Trang Kep, Đăk Rơchăt.

+ Kon Trang Ho thành: Kon Trang Long Loi, Kon Trang Kơla (làng chú Sự lập trước đây),Kon Trang Mơnei[7](một phần nhỏ xáo trộn với làng Đăk Kơdung).

+ Đăk Rơtêng thành: Đăk Rơtêng Kla và Đăk Rơtêng Cho (cũng gọi Đăk Rơtêng Kơtu).

Và Đăk Kơđem được chia thành 2 làng nhỏ của nó.

Năm 1885, nạn Văn Thân chém giết các người công giáo dưới các tỉnh đồng bằng và An Sơn (An Khê). Một số khá đông nạn nhân trốn thoát chạy lên vùng Tây Nguyên và đến Kon Trang rồi dần lập nên họ đạo Ngô Trang (người Kinh).


3 P. Ban và S. Thiệt, Mở Đạo Kontum, Imprimerie de Quinhon 05/1933, tr. 170.

4 P. Ban và S. Thiệt, sđd, tr. 170.

5 Echos de la Mission, tháng 07/1948.

6 Cha Simon Thiệt, Lược tóm gốc tích địa phận Kon Trang, Echos de la Mission, tháng 11/1944, tr. 4-5.

7 Tên làng Kon Trang Mơnei (còn viết Kon Trang Mơnây) là vì vị trí dân làng ở có nhiều cây mơnai (Bahnar: long mơnai), một loại cây mọc nhiều trong rừng (x. Hlabar Tơbang số 276, tháng 03/1974, tr. 20).

Cha Irigoyen xây dựng lại nhà thờ, nhà xứ Kon Trang rộng rãi, chắc chắn, xứng với một trung tâm truyền giáo đang trên đà củng cố và phát triển.

Nhà thờ và nhà xứ Kon Trang năm 1900. Ảnh MEP.

Năm 1905, cha Ducateau được gởi đến Trung tâm Truyền giáo Kon Trang lúc đó đặt tại Kontrang Ho, gần Ngô Trang ngày nay (thuộc xã Đak Kơla, khoảng cây số 12 quốc lộ 14), để phụ giúp cha Irigoyen. Cha Irigoyen nhường cha mới địa điểm này. Phần ngài, ngài lưu động trong vùng để củng cố niềm tin, dạy giáo lý cho những làng mới xin tòng giáo.

Cha Ducateau hăng say truyền giáo các làng chung quanh và dạy giáo lý. Năm 1910, hai làng xin tòng giáo: Kon Rơhăi và Kon Tơngang. Năm 1911, cha tu sửa lại nhà thờ khang trang hơn, với vật liệu bảo đảm hơn: nhà cũ thành nhà mới[8]. Cũng trong năm đó, cha đưa cha Charasson đang bị bệnh về Qui Nhơn; cha Priou thay thế một thời gian, trông coi Kon Trang. Sau đó, ngài trở về nhiệm sở của mình[9].

8 x. Hlabar Tơbang, địa phận Kontum năm 1911, số 5, tr. 27.

9 x. Hlabar Tơbang, địa phận Kontum năm 1913 số 27 tr. 35.

Năm 1913, Đức cha Jeanningros, Đại diện Tông tòa, cai quản địa phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) đi kinh lý vùng truyền giáo Thượng, đến thăm Trung tâm Truyền giáo Kon Trang. Giáo dân đón ngài tại Dak Kơla (lúc đó nằm tại cây số 12, ngã tư vào Ngô Trang): nào chiêng, nào trống...vui vẻ. Cha Priou và cha Jamet đến giúp dạy giáo lý Thêm sức, giải tội. Tổ chức linh đình chưa từng thấy trên vùng này, quang cảnh lộng lẫy vui tươi và trang trọng. Đức cha đến, vào nhà nguyện mới sửa. Trong dịp này, ngài ban Bí tích Thêm sức cho 100 người, và một số lãnh Mình Thánh Chúa. Tất cả các làng mới tòng giáo đều có mặt: Kon Rơhăi, Kon Tơngang,...Trong dịp lễ này có một số giáo dân kinh tham dự, tổ chức đoàn tông đồ mừng Đức cha[10].

Năm 1914-05/1915, cha Jamet phụ trách Kon Trang[11].

Năm 1915, vì thế chiến I xảy ra (1914), lệnh tổng động viên, nên nhiều họ đạo không có linh mục phụ trách. Cha Bề trên Kemlin rời vùng Kon Tum đến phụ trách Kon Trang, một trong những địa sở rộng lớn nhất trong vùng truyền giáo. Ngài hăng say như xưa, vì với tư cách là Bề trên, ngài càng quan tâm làm gương cho mọi người. Ngài không ngừng đi thăm các cộng đoàn, ban các Bí tích, luôn lắng nghe những khó khăn cũng như những khác biệt không thể tránh khỏi trong xứ truyền giáo. Ngài quan tâm dạy giáo lý trẻ em và theo đường hướng của Đức Giáo Hoàng Piô X, lo lắng cho các em rước Mình Thánh Chúa càng sớm có thể. Đó là của ăn làm phát sinh sức sống trong nơi còn đầy dẫy mê tín, thực hành những dị đoan.

Năm 1915, làng Kon Kơlok xin tòng giáo, nhưng mãi thời cha Louiso mới rửa tội.

Năm 1919, cha Bề trên Kemlin trở lại Kon Tum[12].

Năm 1920, cha Simon Nguyễn Thành Thiệt đang phụ trách Hàmong, kiêm nhiệm Kon Trang.

  • BẢNG THỐNG KÊ 1: ĐỊA SỞ KONTRANG MƠNEI

(Trích Echos de la Mission, tháng 07/1948)

10 Compte Rendu năm 1914, tr. 14.

11 Tiểu sử Lm Francois Jamet (1886-1975), Văn khố MEP.

12 Tài liệu “Lễ phong chức Đức Cha Jannin...”.

III. ĐỊA SỞ KON TRANG MƠNEI TỪ NĂM 1922 ĐẾN NAY[sửa mã nguồn]

1. Giai đoạn 1922-1975 : chuyển mình và vươn lên[sửa mã nguồn]

Cha Bề Trên Kemlin muốn chia vùng này làm hai, nên năm 1922 gởi cha Louison lên Dak Kơdem để lập địa sở Dak Kơdem. Chẳng may cơ sở của họ đạo bị cháy ngày 19/04/1922, nên cha Louison dọn đến ở trong phòng thánh của làng Kon Trang Mơnei[13].

Năm sau (1923) cha dời nhà lên Kon Trang Mơnei (cây số 25 trên trục quốc lộ 14 bên tay phải đi từ Kon Tum lên) cho trung tâm hơn. Từ đó, Kon Trang Mơnei dần dần trở thành địa sở với tên gọi: Địa sở Kon Trang Mơnei, bao gồm Kon Trang Kơla, Ngô Trang,...và cả vùng cây số 12. Bổn mạng địa sở: Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu.

13 Tiểu sử Lm Francois-Légis Louison (1883-1953), Văn khố MEP.

Ngày 01/01/1925, cha Louison trở về Kon Tum. Tiếp theo quý linh mục phụ trách địa sở Kon Trang Mơnei:

+Năm 1925-1926, cha Louis Gustave Hutinet. +Năm 1926-1930, cha Phêrô Dương Ngọc Đáng. Tình hình địa sở: Năm 1927: 874 giáo dân, 8 họ đạo; Năm 1928: 1.210 giáo dân, 13 họ đạo; Năm 1930: 1.363 giáo dân, 13 họ đạo. +Năm 1930-1940, cha Simon Nguyễn Thành Thiệt phụ trách, 1.338 giáo dân, 13 họ đạo (năm 1932)14. Năm 1931-1932, Ban chức việc Họ Kon Trang (gồm Ngô Trang) có: Câu Hữu, biện Ngọc, biện Lục, biện Đẳng, biện Tới; Họ Đức Bà (Võ Định) có biện Huấn15. Năm 1933 Kon Trang Mơnei bổ sung thêm ông Câu Bông, biện Hiệp, biện Hoanh; Họ Đức Bà thêm biện Nghiêm16. Năm 1937 cha Simon Thiệt thành lập họ đạo Võ Định (nguyên là Họ Đức Bà qui tụ từ năm 1923). Cha xây dựng nhà thờ mới kiểu nhà sàn Tây Nguyên, mái lợp ngói, Đức Cha Jannin (Phước) lên làm phép khánh thành trọng thể17. Trong năm này, địa sở Kon Trang, bổn mạng Chúa Kitô Vua, có 12 họ đạo; 1.559 tín hữu, trong đó 189 tín hữu Kinh; 253 dự tòng; cha Giuse Châu (Bana) phó xứ18. Tháng 05/1937, cha sở bầu lên 2 ông biện mới là biện Sinh và biện Tạo19. +Năm 1943-1949, cha Simon Nguyễn Thành Thiệt được bổ nhiệm làm cha sở Kon Trang Mơnei lần nữa. +Năm 1949-1953, cha Daniel Leger thay cha Simon Thiệt. +Năm 1954-1956, cha Phêrô Chastanet phụ trách Kontrang Mơnei người sắc tộc; riêng hai họ đạo người kinh: Ngô Trang và Võ Định (họ Đức Bà) do cha Anrê Lê Xuân phụ trách. Địa sở bao gồm: 2 họ Kinh ; 8 họ Sắc tộc với1.380 tín hữu Thượng và Kinh, 13 chú giáo phu, 2 linh mục phụ trách20. +Năm 1956-1957, cha Phêrô Nguyễn Trọng Ân và cha G.B Trần Khánh Lê (phó) phụ trách Kon Trang Mơnei. +Năm 1958-1966, cha Gioakim Nguyễn Thúc Nên. +Năm 1967, cha Phêrô Chastanet (Sắc). +Năm 1968-1972, Cha Irênê Nguyễn Bình Tĩnh và cha G.B Võ Thanh Tùng (phó). +Năm 1972-1975 vì chiến cuộc, giáo dân địa sở Kon Trang Mơnei di tản: xuống thị xã Kon Tum hoặc đến thị xã Plei Manăng (tỉnh Phú Bổn) hay đến Đăk Lắc (năm 1973). Phần lớn giáo dân di tản xuống thị xã Kon Tum tụ họp lại ở gần cầu Đăk Kấm, cùng với một số làng khác hình thành xứ đạo Đak Kấm do cha Giuse Nguyễn Đức Chương phụ trách21.

14 Theo Lịch công giáo địa phận Qui Nhơn, các năm liên hệ. 15 Chức Dich Thơ Tín, Địa phận Kontum số 1 tháng 05/1933, tr. 4-5. 16 Chức Dich Thơ Tín, sđd. 17 Bulletin de MEP 1937, tr. 141. 18 La Mission des Pays Mois en 1937, District du Christ-Roi de Kon Trang. 19 Chức dịch thơ tín, số 50, 06/1937, tr. 642. 20 Echos tháng 07/1948. Xem thêm nguyệt san “Chức dịch thơ tín” 1939 tr. 949 và Echos tháng 11/1944. 21 Kỷ yếu Bok Chương, kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục 01/05/2021, tr. 17.

  • BẢNG THỐNG KÊ 2: KONTRANG MƠNEI từ 1956-1975

VÕ ĐỊNH – NGÔ TRANG (Theo Lịch công giáo địa phận Kon Tum, các năm liên hệ) 2. Giai đoạn 1975-2022 : thử thách và phát triển Sau năm 1975, số đông dân các làng dần dần về quê cũ tại vùng Xêđăng, còn một số ở lại lập nghiệp tại vùng Ayunpa ngày nay hay vùng Đăk Lắc và thị xã Kon Tum. Ngôi thánh đường Kon Trang Mơnei đã bị bom đạn phá hủy. Nhà thờ không còn, giáo dân nơi đây phải đi về Kon Tum để nhận các Bí tích. Dân làng Kon Trang Mơnei trở về và được phép định cư tại đội 8, xã Đak La, huyện Đak Hà như hiện nay. + CỘNG ĐOÀN NGƢỜI THƢỢNG: Cha Giuse Nguyễn Đức Chương từ Đăk Kấm về Tòa giám mục tháng 11/1982, sau đó được bổ nhiệm chính xứ Kon Rơbàng ngày 19/01/1989, ngài vẫn tiếp tục kiêm nhiệm phụ trách các họ đạo Thượng thuộc giáo xứ Đăk Kấm cũ, trong đó có Kon Trang Mơnei. Năm 1978, cha Giuse Nguyễn Đức Chương, cha xứ Đăk Kấm cho xây dựng các nhà nguyện tạm: Kon Trang Kơla, Đăk Rơtêng Kơtu, Kon Trang Longloi và Kon Trang Kep. Năm 2003, chính quyền cho phép xây dựng hai nhà nguyện Kon Trang Longloi và Kon Trang Mơnei. Từ đây, cha Giuse Nguyễn Đức Chương mới có thể đi vào các làng thuộc Kon Trang Mơnei để cử hành thánh lễ Chúa Nhật. Năm 2004, cha Nguyễn Đức Chương cho xây dựng nhà thờ Kon Trang Long Loi và Kon Trang Mơnei. Họ Kon Trang Mơnei thời điểm này có 982 giáo dân, sắc dân Rơngao; nhà thờ mới có diện tích 12m x 24m =288m2, khởi công xây dựng ngày 13/10/2004 và làm phép khánh thành ngày 07/03/2005.

Năm 2005-2006, cha Micae Võ Văn Sự làm cha sở Kon Rơbang và phụ trách các họ đạo người Thượng ở Kongtrang Mơnei. + CỘNG ĐOÀN NGƯỜI KINH: Giáo dân người Kinh về giáo xứ Võ Lâm. Một số khác tìm về các nơi thuận tiện ở Kon Tum để nhận các Bí tích. Cha sở Võ Lâm kiêm nhiệm phần đất dọc quốc lộ 14 đến hết thị trấn Đăk Ui (nay huyện Đăk Hà) bao gồm Họ đạo Ngô Trang (cũ) và Võ Định (xã Đăk Kla), 200 hộ công giáo; Xóm Đạo thị trấn Đăk Ui, gồm 25 hộ công giáo (năm 1983). Năm 1975-06/2001, cha Tôma Vũ Khắc Minh, chính xứ Võ Lâm. Tháng 06/2001 đến tháng 12/2002, cha Đaminh Đinh Hữu Lộc đặc trách tạm thời Võ Lâm. Tháng 12/2002 đến 2006, cha Luy Gonzaga Nguyễn Quang Vinh quản xứ Võ Lâm. Ngày 28/01/2007, sau 32 năm vắng cha sở, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm cha Phaolô Tống Phước Hảo làm cha sở Kon Trang Mơnei. Cột mốc này đã mở ra một chương mới cho công cuộc truyền giáo và tái xây dựng Trung tâm truyền giáo Kon Trang nói chung và giáo xứ Kon Trang Mơnei nói riêng. Ngày 23/11/2009, đặt viên đá nhà thờ Đăk Rơtêng Kơtu và khánh thành ngày 10/06/2010. Tháng 11/2010, Kon Trang Mơnei được tách thành 3 giáo xứ độc lập: giáo xứ Kon Trang Mơnei, giáo xứ Đăk Mut, giáo xứ Kon Bơbăn. Ngày 21/11/2013, khánh thành nhà nguyện Đăk Rơchăt. Ngày 17/03/2014, cha Phaolô Nguyễn Đức Hữu nhận trách nhiệm chính xứ Kon Trang Mơnei thay cha Phaolô Tống Phước Hảo. Số giáo dân thời điểm này là: 7.982 giáo dân (trong đó: 5.962 giáo dân Thượng; 2.020 giáo dân Kinh). Biến cố đánh dấu một bước phát triển mới cho công cuộc tái xây dựng giáo xứ. Ngày 08/11/2018, khánh thành nhà nguyện Kon Trang Kep. Ngày 17/11/2018, khánh thành nhà nguyện Kon Trang Klah. Ngày 01/01/2019, khánh thành nhà nguyện Đăk Rơtêng Klah. Các cha phó giáo xứ Kon Trang Mơnei:

-Cha P.X Phan Đại Dương (2016-2018)

-Cha Phêrô Ngô Thanh Tùng (2018-11/2019)

-Cha Máccô Trần Quý Phương Linh (11/2019-11/2020)

-Cha Gioan A Nuk (3/11/2020-…).

Ngày 09/12/2021, cha ĐaminhTrần Văn Vũ được Đức cha Aloisiô Giám mục giáo phận Kon Tum bổ nhiệm làm linh mục chính xứ Kon Trang Mơnei, cùng với cha phó Antôn Phan Viết Trí. Với đà phát triển mạnh về nhiều khía cạnh, số giáo dân đông cũng như địa bàn sinh hoạt tôn giáo rộng, và để thuận tiện trong mục vụ, Đức cha giáo phận đã quyết định chia tách giáo xứ Kon Trang Mơnei thành 3 giáo xứ: + Giáo xứ Kon Trang Mơnei với 5.000 giáo dân, hầu hết người Thượng (chỉ có vài giáo dân Kinh).

+ Giáo xứ Đăk Rơtêng Kơtu với 4.200 giáo dân. Trong đó cộng đoàn người Thượng: 2.200 giáo dân; cộng đoàn người Kinh có 3 họ đạo: 2.000 giáo dân. + Giáo xứ Kon Trang Long Loi với 2.000 giáo dân. Trong đó 1.450 giáo dân Thượng; 550 giáo dân Kinh. Trung tâm Truyền giáo Kon Trang nói chung, giáo xứ Kon Trang Mơnei nói riêng đang ngày càng lớn mạnh và mở rộng cả về số tín hữu, địa bàn sinh hoạt tôn giáo cũng như về đời sống đức tin. Năm 2022 kỷ niệm 170 Trung tâm truyền giáo Kon Trang (1852-2022) là dịp để các cộng đoàn dân Chúa Kinh-Thượng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì biết bao ơn lành Chúa đã thương ban suốt chiều dài lịch sử, và biết ơn các tiền nhân đã dày công xây dựng và gieo trồng đức tin trong vô vàn gian nan, thử thách. Đây cũng là thời gian để các giáo xứ, giáo họ, cộng đoàn dừng lại nhìn lại chính giáo xứ, cộng đoàn và bản thân mỗi người, để chấn chỉnh đời sống đạo và tiếp tục dấn bước để loan truyền Tin mừng tình thương cứu độ của Chúa Kitô đến cho hết thảy mọi người. MINH SƠN 19/05/2022 ___________________________ Tài liệu tham khảo: - “Dân Làng Hồ”, P. Dourisboure, TGM Kontum, NXB Đà Nẵng 2008. - “Mở Đạo Kontum”, P. Ban và S. Thiệt, Imprimerie de Quinhon, 05/1933. - “Về họ Kon-Trang Mơ-nei”, Chương Đài, Chức Dịch Thơ Tín, địa phận Kontum số 70, năm 1939, tr. 959-960. - “Lƣợc tóm gốc tích Địa-phận Kon-Trang”, cha Simon Thiệt, cha sở Kon-trang mơnâi, Echos de la Mission tháng 11/1944, tr. 4-5. - “Trung tâm truyền giáo Kontrang”, Lm Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, in nội bộ. - “Tiểu sử các giám mục, linh mục, phó tế truyền giáo và phục vụ giáo phận Kon tum đã qua đời”, Phêrô Lê Minh Sơn, in nội bộ 2017. ChinQuoc (thảo luận) 04:29, ngày 16 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

  1. ^ 1
  2. ^ 2
  3. ^ 3
  4. ^ 4
  5. ^ 5
  6. ^ 6
  7. ^ 7
  8. ^ 8
  9. ^ 9
  10. ^ 10
  11. ^ 11
  12. ^ 12
  13. ^ 13