Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Louisvuitton56/nháp

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giao tiếp trong nền văn hóa Việt Nam và Mỹ[sửa mã nguồn]

Giao tiếp luôn là một kỹ năng cần có cho sự thành công trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp tốt làm vững chắc mối quan hệ tương quan giữa con người với nhau đặc biệt là giữa những con người ở các quốc gia khác nhau thì kỹ năng giao tiếp càng đáng được lưu tâm bởi thế giới không chỉ có một nền văn hóa. Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị.  Cùng xem những sự khác biệt thú vị trong giao tiếp giữa người Việt và người Mỹ.

Khác biệt trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa[sửa mã nguồn]

Mỗi nền văn hóa có những nét đặc trưng riêng. Khách quan mà nói thì không có nền văn hóa nào tốt hơn nền văn hóa nào. Quan trọng là chúng ta phải cư xử như thế nào, thích nghi như thế nào khi tiếp xúc với một nền văn hóa mới. Để không phải bỡ ngỡ, sốc khi gặp phải nền văn hóa xa lạ, việc nghiên cứu, nắm vững những đặc điểm cơ bản của nền văn hóa mà chúng ta sẽ tiếp xúc là điều cần thiết. Thông qua nghiên cứu về các cặp giá trị văn hóa đối lập, Hofstede đã có công trong việc phát họa nên những giá trị cơ bản của các nền văn hóa khác nhau. Theo Hofstede, văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam phân tích theo năm cặp giá trị văn hóa đối lập như bảng sau:

Bảng so sánh Văn hóa Việt Nam và Mỹ xét theo năm cặp giá trị đối lập của Hofstede
Tiêu chí Văn hóa Việt Nam Văn hóa Mỹ
Cá nhân - Tập thể Tập thể (20) Cá nhân (91)
Bình đẳng - Phân cấp Phân cấp (70) Bình đẳng (40)
Cứng nhắc - Mềm mỏng Mềm mỏng (40) Cứng nhắc (62)
Né tránh rủi ro - Chấp nhận rủi ro Chấp nhận rủi ro (30) Né tránh rủi ro (46)
Thiên hướng dài hạn - Thiên hướng ngắn hạn Thiên hướng dài hạn (26) Thiên hướng ngắn hạn (57)

Dựa vào bảng so sánh trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Mỹ.

  • Thứ nhất, điểm số cho cặp Cá nhân – Tập thể đối với Việt Nam và Mỹ lần lượt là 20 và 91, mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, văn hóa Việt Nam thiên về tính tập thể nhiều hơn trong khi đó văn hóa Mỹ lại rất đề cao tính cá nhân. Theo Hofstede, điều này có nghĩa trong văn hóa Việt Nam, cá nhân gắn kết chặt chẽ với tập thể, với gia đình, với tổ chức mà họ làthành viên. Sự gắn kết này đóng vai trò quan trọng hơn các quy tắc, quy định khác. Ở xã hội Việt Nam, cá nhân phải có trách nhiệm với tập thể. Sự e dè, xâu hỗ, sợ mất mặt là đặc điểm của cá nhân sống trong xã hội đề cao tính tập thể. mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được xem như một liên kết gia đình. Quản lý có nghĩa là quản lý nhóm. Khác với văn hóa Việt Nam, văn hóa Mỹ nhấn mạnh sâu sắc đến chủ nghĩa cá nhân. Điều đó dẫn đến mối quan hệ trong xã hội Mỹ khá lỏng lẻo, các cá nhân tự chăm sóc bản thân, không ỷ lại vào người khác cũng như các thành viên khác trong gia đình; nhân viên phải biết tự đề cao bản thân và thể hiện năng lực của mình để được thăng tiến, được xã hội cũng như cộng đồng thừa nhận.
  • Thứ hai, điểm số cho cặp Bình đẳng – Phân cấp đối với Việt Nam và Mỹ lần lượt là 70 và 40, mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, văn hóa Việt Nam thiên về tính phân cấp nhiều hơn trong khi đó văn hóa Mỹ lại rất đề cao sự bình đẳng. Điều này có nghĩa, trong văn hóa Việt Nam, con người chấp nhận một trật tự thứ bậc chặt chẽ, và hoạt động theo những quy định dành cho từng cấp bậc, vị trí đó mà không một phản kháng, hay biện minh thêm. Hệ thống cấp bậc trong một tổ chức được xem là phản ánh sự bất bình đẳng vốn có, tập trung phổ biến, cấp dưới luôn thực hiện những yêu cầu từ cấp trên; ông chủ lý tưởng thường được ví như là nhà độc tài nhân từ. Thách thức đối với sự lãnh đạo không được đón nhận nồng nhiệt trong nền văn hóa này. Ngược trở lại, văn hóa Mỹ lại đặt tiền đề ở tính công bằng và sự tự do trong mọi khía cạnh của cuộc sống và ngay cả trong hệ thống chính quyền; sự giao tiếp, trao đổi thông tin giữa nhà quản lý và nhân viên không quá khắc khe, không câu nệ tính trang trọng, diễn ra trực tiếp, không dè dặt; nhân viên được phép thắng thắn đưa ra ý tưởng riêng và ý kiến phê bình của mình đối với nhà quản lý.
  • Thứ ba, điểm số cho Cặp cứng nhắc – Mềm mỏng đối với Việt Nam và Mỹ lần lượt là 40

và 62, mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, văn hóa Việt Nam thiên về tính mềm mỏng trong khi đó văn hóa Mỹ lại thiên về tính cứng nhắc. Điều này có nghĩa, quan niệm về công việc trong văn hóa Việt Nam là “làm việc để sống”, vai trò của nhà quản lý là thúc đẩy sự thống nhất, đoàn kết, và hiệu quả công việc chung; mâu thuẫn được giải quyết bằng sự thỏa hiệp và thương lượng. Một người quản lý có hiệu quả là người được nhiều người khác ủng hộ chứ không căn cứ trên năng lực. Trong khi đó, trong văn hóa Mỹ, người ta "sống để làm việc" và luôn phấn đấu để được tăng lương, thăng chức dựa trên năng lực thực tế của mình. Phương châm sống của người Mỹ là “người chiến thắng có tất cả”, vì vậy người Mỹ rất thích phô trương và thảo luận về những thành công, những thành tựu mà họ đạt được. Người Mỹ có khuynh hướng tin rằng con người luôn luôn có khả năng để làm việc trong một cách tốt hơn.

  • Thứ tư, điểm số cho cặp Né tránh rủi ro – Chấp nhận rủi ro với Việt Nam và Mỹ lần lượt là 30 và 46, mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, cả văn hóa Việt Nam và văn hóa Mỹ đều thiên về hướng chấp nhận rủi ro, nhưng trong văn hóa Mỹ, mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn. Văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Mỹ rất dễ dàng trong việc tiếp nhận cái mới; mọi người có khuynh hướng cho rằng không cần thiết phải có nhiều quy tắc; làm việc chăm chỉ, biết lắng nghe ý kiến cũng như quan điểm của người khác.
  • Thứ năm, điểm số cho cặp Thiên hướng dài hạn – Thiên hướng ngắn hạn với Việt Nam và Mỹ lần lượt là 26 và 57, mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, văn hóa Việt Nam nhấn mạnh thiên hướng dài hạn còn văn hóa Mỹ lại đặt trọng tâm ở thiên hướng ngắn hạn.

Cụ thể, trong văn hóa Việt Nam, chân lý phụ thuộc vào nhiều biến số như tình hình, bối cảnh và thời gian. Người Việt Nam thể hiện một khả năng thích ứng truyền thống một cách dễ dàng với các điều kiện thay đổi; họ rất kiên nhẫn chờ đợi thành quả đạt được; coi trọng quá khứ. Ngược trở lại, trong văn hóa Mỹ, chân lý chỉ có thể là “đúng” hay “sai”, phán đoán sự việc chỉ có thể là “tốt” hay “xấu”. Người Mỹ thường ít có tính kiên nhẫn, chờ đợi; không coi trọng quá khứ. Người Mỹ thường có câu “Hãy để quá khứ ngủ yên.”2 Cái gì đã qua thì không phải nhắc đến nữa. Như vậy, có thể thấy, văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam dựa trên năm cặp giá trị văn hóa đối lập chỉ giao thoa tại cặp giá trị Né tránh rủi ro – Chấp nhận rủi ro; đối với bốn cặp giá trị còn lại, văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam ngược nhau. Tùy vào từng cặp đối lập khác nhau mà mức độ chênh lệch có thể nông hay sâu. Điều này cho thấy, nếu không có một hiểu biết thấu đáo về nền văn hóa của nhau thì một người Việt Nam sẽ cảm thấy choáng váng, sốc nặng khi phải tiếp xúc với văn hóa Mỹ, và ngược trở lại một người Mỹ cũng sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó hiểu khi phải tiếp xúc với văn hóa Việt Nam.

Các giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả[sửa mã nguồn]

1. Biết cách lắng nghe: Chúng ta biết rằng một cuộc trò chuyện tuyệt vời là khi mọi người lắng nghe nhau và cùng chia sẻ. Lắng nghe cũng đồng thời là cách thể hiện sự tôn trọng đối phương, là cách bày tỏ sự đồng cảm khi nghe câu chuyện họ chia sẻ làm chúng trở nên hấp dẫn hơn và kết nối mọi người dễ dàng hơn.

2. Tránh nói ậm ừ Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn , sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Việc sử dụng những từ ngữ này không làm lời nói của bạn giá trị mà còn giảm tính thuyết phục, thiếu chuyên nghiệp.

3. Nói đúng trọng tâm tránh vòng vo khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn, trực tiếp, tránh vòng vo làm người nghe không biết đâu là mấu chốt của vấn đề. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

4. Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc là chìa khóa giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Hãy tập trung nói một cách rõ ràng và chậm rãi, đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy bạn. Biểu hiện của bạn cũng cần phù hợp với ngôn từ bạn sử dụng và mọi người sẽ có khả năng kết nối với bạn và hiểu rõ nội dung hơn. Một trong những yếu tố có thể cải thiện kỹ năng ứng xử là bạn luôn phải nói rõ ràng tránh nói lí nhí vì đó dấu hiệu của sự thiếu tự tin làm người nghe cảm thấy khó chịu. Hãy tự tin ngẩng cao đầu, nói chuyện một cách rõ ràng, âm lượng vừa đủ người nghe để tạo sức hút cho riêng bản thân.

5. Hiểu được sức mạnh của nụ cười: Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.Chính nụ cười sẽ là chìa khóa xây dựng cho bạn thêm một hay thậm chí là nhiều mối quan hệ xã hội mới.

6. Tận dụng khả năng giao tiếp của mắt, dùng ánh mắt của mình để thuyết phục, tạo sự gắn kết đến đối phương.

7. Tạo sự thân thiện khi giao tiếp: Thân thiện trong giao tiếp là cần thiết, nó giúp bạn có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện được với những người xung quanh. Khi học được cách trò chuyện thân thiện với mọi người, bạn cũng đã học được một phần nhỏ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp.

8. Ngôn ngữ cơ thể: yếu tố quan trọng nhất . Sử dụng hiệu quả sẽ cộng hưởng rất tốt cho quá trình giao tiếp của bạn. Sức mạnh của nụ cười thân thiện và ánh mắt chăm chú, cùng cử chỉ tay chân sẽ tạo năng lượng trong cuộc trò chuyện lôi cuốn đối phương vào câu chuyện.

9. Thường xuyên luyện tập: Yếu tố luyện tập cũng góp phần củng cố khả năng giao tiếp, bạn có thể bắt đầu từ quá trình tương tác gần gũi với mối quan hệ thân cận trong gia đình, nhóm bạn bè, đối tượng thân thích rồi mở rộng ra là những người lạ, mới quen biết. Đó cũng là cơ hội trao đổi, học hỏi văn hóa đến từ vùng, miền khác nhau.

10. Quan tâm đến cảm xúc người khác:Bạn không thể cứ tiếp tục giao tiếp trong khi đối phương không có hứng thú với cuộc trò chuyện của bạn, hay nói cách khác là không muốn tiếp. Cảm xúc tích cực báo hiệu bạn nên tiếp tục đi theo chiều hướng giao tiếp đó, còn ngược lại là thái độ thờ ơ, không quan tâm thì việc của bạn là nên chuyển qua hướng khác hoặc dừng lại cuộc giao tiếp ở đây.

11. Động viên khích lệ đúng lúc: là món quà ý nghĩa, đôi khi có tác động, ảnh hưởng đến cả đời người. Có người dám tiến lên phía trước đương đầu với những khó khăn, dám can đảm làm lại từ đầu khi thất bại, dám kiên trì theo đuổi ước mơ,...một phần cũng nhờ vào những lời động viên, khích lệ từ những người xung quanh.

12. Giải quyết xung đột một cách khéo léo là mỗi người phải biết lắng nghe. Từ đó, hai bên tìm ra điểm khác biệt, ghi nhận ý kiến lẫn nhau theo hướng tích cực. Đối với người giải quyết xung đột nên duy trì tư duy trung lập và nhận xét khách quan nhất. Mục đích để đảm bảo sự công bằng, tránh suy nghĩ thiên vị từ hai phía. Khi hòa giải nghĩa là bạn trân trọng mối quan hệ này, bạn muốn cùng mối quan hệ này đi tiếp và nuôi dưỡng nó lâu dài. Ngoài ra, đây còn là cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả nhất. Nó khiến đối phương từ bỏ cái tôi cá nhân để bước vào cuộc hòa giải, mổ xẻ sự việc, phân tích cái đúng, cái sai để giải quyết mâu thuẫn. Hòa giải thường dùng để giải quyết mâu thuẫn trong tình bạn.