Thảo luận Thành viên:Luclang 5030

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lịch Sử làng Thanh Kỳ - Xã An thanh - Huyện Tứ Kỳ _ Tỉnh Hải Dương


Cách đây hơn 300 năm, cuối thế kỷ thứ 17 sang đầu thế kỷ 18 tổ tiên một số họ làng ta như các họ: Nguyễn, Họ Phạm Hữu - Phạm Xuân, họ Phạm Văn, đều xuất xứ tại làng Chảy Cả huyện Thanh Hà Tỉnh Đông. Tức là thôn Lập lễ huyện Thanh Hà Thỉnh Hải Dương ngày nay. Còn một số các cụ Họ Trương từ tỉnh thanh Hóa cùng đế khu ta để lập ấp làm ăn sinh sống. Từ buổi sơ khai ban đầu, tổ tiên chúng ta còn phụ thuộc vào thôn Chẩy Cả huyện Thanh Hà, nên mới đặt làng ta là Chẩy con. Sau đó dần dần tổ tiên cá họ như họ: Phạm Như, Họ Bùi, Họ Đặng, Họ Ngô, Họ Trịnh đã lần lượt đến sinh cơ lập nghiệp đến trước đã trải qua 15-16 đời con cháu. Họ đến sau cũng từ 10-14 đời. Qua những chặng đường dài sinh tồn và tiến hóa từ xa xưa cho đến ngày nay. Đất làng ta thời đó địa thế tựu như một quả bầu, trên khu đật rộng hàng 1000 hét ta. Xung quanh bao bọc toàn là sông ngòi, cây cối dậm dạp um tùm, đồng thời đất thì nơi cao, nơi trũng, gò đống thì rải rác lô nhô, sông ngòi quanh co chằng chịt. Việc làm ăn đi lại vận chuyển phải dùng thuyền mủng đan bằng tre, cấy cày thì chiêm khê, mùa úng, thiên thai bão lụt, hạn hán thường xuyên xẩy ra. Trải qua hàng trăm năm sinh sống các cụ đã khai sơn, phá thạch , đào dất san lấp cải tạo ruộng vườn, với biết bao công trình gian lao khó nhọc, đầu đội vai vác, chân lấm tay bùn, mồ hôi nước mắt với bao gian lao khó nhọc. Theo hình thể địa bàn thời bấy giờ, các cụ đặt ra những cái tên thích hợp để tiện sự làm ăn như: Khu Ghềnh Gang, Ghềnh Sồi, Tổ Cò, Ngoài Ngang, Tràng Điền, Đít Voi, Ruộng Rộc, Đầm rêu, Xúc tép, Cống Son, Nam con, Nam Nhớn …vv Trong công cuộc làm ăn sinh sống, trải qua biết bao gian lan khó nhọc ban đầu, các cụ đã dần dần tiến tới, cải tạo ruộng vườn, đắp đê chống lụt, đắp đường, lắp cầu, xây cống, rồi thả cói trồng đay, dệt chiếu, cải tạo ngành nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo kén, các nghề thợ mộ, thợ xây…vv. Cuộc sống tổ tiên ta đã dần dần được ổn định giảm bớt đói nghèo, Nhân dân đã xây dựng được một số công trình phúc lợi: Xây miếu, làm quán, bắc cầu, lát đường bằng đá tảng những di tích đó đến nay vẫn còn số ít. Khoảng đầu thế kỷ 17 là giai đoạn tình hình cuộc sống của tổ tiên làng ta vô cùng gian khổ, thiên tai, địch họa triền miên liên tục trong nước thì triều đình nhà Lê suy đồi, Lê Chiêu Thống mãi quốc cầu vinh, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn Đàng trong, Đàng Ngoài tranh giành quyền lợi đánh giết lẫn nhau, Ngoài nước thì giặc nhà Thanh Trung Quốc lợi dụng thời cơ xâm lược, đem mấy chục vạn quân chiếm nước ta cướp bóc tàn phá dân làng. Trog lúc nước nhà diễn ra hiểm họa đó đã nổi lên cao trào chống giặc Thanh xâm lược vô cùng anh dũng, Đó là vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân áo vải cờ đào, kiên cường bất khuất, đấu tranh anh dũng, Nhanh chóng đại phá quân Thanh làm lên trận Đống Đa lịch sử tiếng tăng vang dậy ngàn thu. Trong giai đoạn tao loạn, rối ren bi dát đó, ở khu ta có vị tướng biệt hiệu là Quí Minh đã lập công báo quốc dẹp giặc và đã hy sinh. Nhiều noi khu ta như: huyện Tiên Lãng, huyện An Dương Hải Phòng cùng thờ ông. Làng ta lập một ngôi miếu bằng đá tôn ông là Thành Hoàng để thờ cúng. Ngôi miếu đó đến nay đã bị phá hủy, hiện chỉ còn lại chân móng ở về phía chùa cũ làng ta. Sau một thời gian dài, các cụ đã xây được ngôi đình nhỏ 3 gian cột gỗ sơn son, địa điểm về phía khu cửa chùa, Bài vị tướng Quí Minh rước về một ngôi đình mới để phụng thờ. Thế kỷ thứ 18 thôn ta Chẩy con được đổi thôn Thanh Phúc dân đã phát triển đông đúc và tiến bộ hơn, quyền hành chính vẫn thuộc về Chẩy con Thanh Hà, tình hình giặc cướp vẫn còn nghiêm trọng có một vị tướng của Triều đình tại Thăng Long được cử về để dẹp loạn yên dân. Vị tướng đó đóng quân tại đình làng bây giờ. Xung quanh vẫn còn gò đống cây cối rậm rạp um tùm, sông nước quanh co. Thềm đình được làm lên khu đất trông tựa con rùa vàng vị tướng có mệnh danh: Việt triệu, đêm năm ngủ tại khu đình đã được vị xưng là là Bản Cảnh Thành Hoàng báo mộng tặng cho một thanh kiếm và sau đó giặc cướp được dẹp yên. Vị tướng Việt Triệu sau cũng được nhân dân tôn làm Thành Hoàng làng là như vậy. căn cứ vào văn tế còn lưu truyền lại, là một di chỉ quí báu vô cùng mà hiện nay đã sưu tầm được. Trong đó có đoạn viết về vị thần việt như sau: “Ngọc môn ứng tuyển tước lai uy xứ truy phong, nam hai đề binh chức trong tướng quân chi khí, tinh kỳ vạn lý Khê Đầu yếu xứ an dân, sơn thủy nhất khu tráng địa . Kim qui đồn trú, mông lai hiến kiếm chi thần. Khâm hoàng lịch đại gia phong tư miếu lễ…” Tạm dịch nghĩa như sau: “Tướng Việt Triệu được nhà vua phong chức, cử đi theo đường sông hiện nay là Sông Thái Bình.Tương truyền là sông đào Nhà Mạc từ cuối thế kỷ 15 và đóng tại địa phương ta, khu đình như con Rùa vàng, đêm năm ngủ tại cung đình vị thần Hoàng tại bản cảnh hiến dâng thanh kiếm, sau đó tướng Việt Triệu đã đánh tan quân giặc. Khi từ trần ông được nhân dân tôn làm Đang Cảnh Thành Hoàng và cùng thờ tại đình làng với vị Quí Minh được nhân dân hàng năm cúng tế…” Trong thời gian giặc Thanh chiếm đóng, chúng cùng với bọn Chung - Lan - Phó Thủy đến càn quét đốt phá mất ngôi đình nhỏ chỉ còn sót lại mấy cột sơn son, sau lấy về làm hậu cung ngôi đình to hiện nay. Nhân dân rước hai vị thần về ngôi miếu đá cũng ở gần đó để thờ. Trong quá trình thôn ta xây dựng xóm làng do giặc tàn phà một thời gian thì Vua Quang Trung từ trần, Quang Toản lên kế vị bị thất thế, sự nghiệp nhà vua Nguyễn Huệ chấm rứt từ đó. Tiếp đến Nguyễn Phúc Ánh Vua Gia Long được cố đạo người Pháp giúp đỡ, đã cầu viện Pháp sang chiếm đóng nước ta. Các phong trào cứu nước nổi lên, hào khí khắp nơi diễn ra các vị danh nhân chí sỹ Nghệ Tĩnh có Phan Đình Phùng, Bắc Giang có Hoàng Hoa Thám, rồi Cai Tổng Vàng, Bãi sậy, Nguyễn Thái Học. Tiếp đến phong trào Cần Vương, Đông Kinh nghĩa thục… vv… Trong đấu tranh anh dũng, các cụ đã nhiều phen làm cho giặc Pháp khiếp vía kinh hồn Nhưng đáng tiếc thay, các cụ bất lợi về tài mỏng, sức yếu, yếu tố về “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là điều các cụ chưa tranh thủ được. Các cụ đã thành danh rực rỡ với nhân dân, nhưng sự nghiệp lớn lao không thành đạt, nước nhà vẫn bị đế quốc đô hộ thành thuộc địa của Pháp. Cũng trong thời điểm ấy thôn nhà đã xuất hiện một số cụ có tài năng, cao đức độ, theo di truyền Họ Phạm Xuân có cụ làm đến chức Lãnh binh húy hiệu là: Phạm Xuân Quang được vua phong sắc và đã hy sinh, được triều đình cho thuyền đưa thi hài về an táng tại quê nhà mộ chí hiện nay tại Vườn Cừ cách đình 200m. Một số cụ Cai, Sếp, Tổng, Quản Bát, Cưu phẩm. Có cụ Cai “Mong” (chưa rõ họ nào) đã được nhân dân lập miếu thờ tại cây đa Đò Thân cũ, nay một số bà con Trại Giáo đã xây lại miếu để thờ. Họ Nguyễn Văn theo di truyền có hai cụ vào tỉnh Thanh Hóa theo nghĩa quân bị hy sinh tại đó. Một số cụ đi theo cách mạng như cụ : Phạm Xuân Cương, Phạm Xuân Sạ nguyễn Văn Đẩu…đã bi tù 5 năm tại nhà tù Sơn La. (Dư địa chỉ tỉnh Hải Dương đã ghi lại). Về Học vấn thôn nhà có nhiều cụ, là cụ Đồ, cụ khóa, thi cử đỗ đạt có bằng cấp như cụ khóa Phạm Văn Tất đi thi trường Nam đỗ Khóa Sinh, các cụ truyền dạy cho môn sinh thanh thiếu niên lúc bấy giờ, có kiến thức mở mang trí tuệ, hiểu biết về văn nho, nề văn hóa được đề cao. Năm 1890 đời vua Minh Mệnh thôn Thanh Khê ta đổi thành thôn Thanh Kỳ chính quyền hành chính thuộc tổng Tất Lại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương từ đây . Trong giai đoạn này các cụ thôn ta đã đứng lên đấu tranh đòi lại được một số ruộng đất mà thôn Chẩy cả Thanh Hà xâm chiếm từ mấy chục năm trước Giai đoạn này sống ánh nô lệ của thực dân Pháp và pháp xít Nhật một cổ đôi tròng nhân dân phải chụi sưu cao thuế nặng, chúng bắt đi phu, đi lính cho chúng. Nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 thôn ta chết đói hàng hơn 100 người, nỗi đau thương tang tóc thảm hại vô cùng. Trước tình hình đó, hơn 80 năm sống dưới chế độ phong kiến, đế quốc nhân dân tránh sao khỏi những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu tiêu cực sinh ra đố kỵ, hiềm thù, kiện cáo lẫn nhau, tranh giành quyền lợi thậm chí sát hại lẫn nhau, đó là những sự việc xẩy ra không đáng có. Trước cảnh tình làng, nghĩa xóm, nhất là tình cảm thiêng liêng của chín dòng họ thôn ta. Do truyền thống tổ tiên lưu truyền lại với bản chất tốt đẹp, vốn có của con người Thanh Kỳ là lao động cần cù, siêng năng cần mẫn, chất pháp hiền lành… Do đó là tổn thương mất mát qua đi bà con ta lại đoàn kết cùng nhau chung lòng, chung sức đóng góp công của sức lực để xay dựng đình chùa, tu tạo nhà thờ Tổ tiên các họ to đẹp hơn. Ngôi Đình làng các cụ đã làm theo lối cổ truyền cổ kính chạm trổ công phu rồng leo, phượng múa, hoa lá rất tinh vi. Công trình to lớn nổi tiếng một thời, nhưng tiếc thay ngôi đền bị thực dân Pháp tàn phá, hủy hoại các đồ thờ tự như: Ngai kỷ, khám lớn, tượng đồng, chuông trống, tàn lọng vàng son rực rỡ. Thậm chí chúng đốt cả bản sắc phong Thành Hoàng làng. Đến nay ngôi đền to duy nhất còn giữ được qua mấy chục năm chiến tranh, việc cúng tế thần phấp phải hoãn lại. Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân ta đã đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mang lại hòa bình thống nhất đất nước. Được Đảng và chính quyền địa phương đồng tình hỗ trợ, trong đó có một số cụ ông cụ bà, một số bà con gương mẫu làm lòng cốt vận động nhân dân trong thôn xóm, kể cả bà con thôn ta thoát ly, định cư khắp mọi miền Nam, Bắc khắp nơi xa gần gửi phần công đức của mình đóng góp với quê hương. Những tấm gương điển hình, tình cảm tha thiết, gắn bó với quê rất đáng được trân trọng. Đến đây tôi muốn nói đến các di tích, di sản của làng từ buổi sơ khai làng ta đã 4 lần đổi tên: Chẩy con, Thanh Phúc, Thanh Khê, Thanh Kỳ. Từ lúc chỉ một số ít chục người đến nay đã có hàng vạn người. trải qua hơn 300 năm qua các triều đại phong kiến, tổ tiên các dòng họ thôn nhà đã sinh thành, giáo dục gìn giữ bản sắc văn hóa, có bản năng vững vàng, trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã đóng góp những người con của thân yêu và hàng 100 liệt sỹ hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Ngày nay thôn ta có tiềm lực kinh tế, góp phần xây dựng cho quê hương đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa hùng cừng ngày nay. Do thăng trầm của lịch sử và chiến tranh tàn phá nặng nề di tích còn lại duy nhất là ngôi Đình Làng, vài bia đá chữ không được rõ ràng, với các bài văn tế thần quí hiếm đã sưu tầm còn giữ lại được, những câu chuyện truyền khẩu, các bài hò vè tục ngữ châm ngôn… của mấy trăm năm qua đó là bản chất văn hóa đậm đà tổ tiên để lại. Về mặt tín ngưỡng và cuộc sống tâm linh, nhân dân hoài tưởng về cổ xưa tổ tiên, những người có công với quê hương đất nước, ông cha ta đề cao tôn sư trọng đạo “ẩm thủy tri nguyên” có đạo lý kỷ cương, có thuần phong mỹ tục. Hai vị Thành Hoàng làng đã được tổ tiên ta phụng thờ từ xa xưa có hương ẩm, hương ước rõ ràng, hàng năm mở hội cúng tế làm lễ tưởng niệm hai vị, nơi đình làng được trang hoàng rực rỡ lộng cờ, trống róng, các vị từ 55 tưởi trở lên đều có bổn phận cúng tế. Nhà chùa các cụ cũng mời các vị Hòa thượng thiết lập chay đàn cầu cúng, hầu hết bà con là đệ tử ngày đêm chăn lo niệm phật tụng kinh. Việc tế lễ, lễ phật cũng có những lúc bị gián đoạn do hoàn cảnh lịch sử, do chiến tranh… Ngay nay đất nước đã hòa bình, với chính sách đổi mới của đảng và nhà nước, được tự do về tôn giáo, tốt đời đẹp đạo, trên quê hương Thanh Kỳ yêu quí hàng năm có lễ hội để đềnn ơn đáp nghĩa các vị có công với dân, với nước. Trong cảnh thanh bình tuần tiết thu qua, xuân tới đình chùa lại vang lên lời đọc tế văn vị thần kính cẩn, trang nghiêm long trọng, lời tụng kinh niệm phật cầu nguyện cho quốc thái, dân an tứ thời bát tiết mưa thuận gió hòa vật thịnh, nhân khang, gia đình ấm lo hạnh phúc hướng tới “ Chân thiện mỹ”. đó là hoài bão và lòng in tổ tiên ta . Ngày nay nhân dân thôn Thanh Kỳ chấp hành tốt sính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu: Xóa đói giảm nghèo, làm cho dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.