Wikipedia:Namanhminh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại Võ sư Nam Anh

Một kỳ nhân Võ học đương đại

“Thế thiên Vịnh Xuân giáo hóa thế nhân an vũ trụ,

Hành đạo, Nam Anh tung hoành thiên hạ định giang sơn”
Đôi câu đối treo tại Tổ đường Vịnh Xuân Chính Thống phái Nam Anh Kung Fu tại Montréal- Canada từ những năm cuối thập niên 80 đã khiến bao Võ sư tên tuồi cùng nhiều Liên đoàn Võ thuật quốc tế đều nể trọng khi đến viếng thăm. Ngay cả Đại sư Choi Hong Hi(Thôi Hồng Hiên, tổ sư sáng lập Tae Kwon Do hệ I.T.F) lúc sinh thời cũng rất trân trọng mời Đại sư Nam Anh như thượng khách danh dự phát biểu nhân 1 kỳ thi TKD quốc tế tại Montréal. Sau hơn 40 năm xiển dương Vịnh Xuân Chính Thống phái tại Việt Nam và quốc tế, với 3 Liên đoàn võ thuật cùng các Võ quán trải khắp Bắc Mỹ, Âu Châu Pháp quốc, số lượt môn sinh hằng trăm ngàn…, Vịnh Xuân Chính thống phái của Đại sư Nam Anh đã được Hiệp hội Vịnh Xuân Quyền thế giới xếp ngang hàng với 2 nhánh Vịnh Xuân chủ đạo trên thế giới là Vịnh Xuân Hồng Kông của Đại sư Diệp Vấp (Yip Man) và của Đại sư Nguyễn Kỳ Sơn (Yuen Kai San). Đặc biệt “Inside Kung fu”, 1 tạp chí võ học uy tín phương Tây, qua tiếp xúc phỏng vấn Đại sư Nam Anh đã nhận xét trong 1 ấn bản đặc biệt về Vịnh Xuân Quyền như sau: “… Phải chăng Vịnh Xuân Quyền Việt Nam là 1 mắt xích quý giá đã bị thất lạc và tại đây, nó đã bắt đầu 1 cuộc hành trình mới…” Đạt được những thành tựu lẫy lừng về Võ nghiệp, đó là hệ quả tất yếu của 1 quá trình học tập và rèn luyện gian khổ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và xương máu, cộng với tài năng thiên phú và nhất là cơ duyên định nghiệp. Ngay từ khi còn là học sinh tiểu học trường Puginier-Hà Nội đầu thập niên 50, Cậu bé Nam Anh đã được ô. ngoại truyền dạy võ công Thiếu lâm tự. Cụ Trịnh Văn Thái tuy không hề xưng Võ sư nhưng lại nổi tiếng giỏi võ vì đã có lần tay không đánh gục 3 tên lính lê Dương Pháp vì tội sàm sỡ phụ nữ nơi cửa hàng lưu niệm của cụ tại Hà Nội. Lần khác Cụ lại cho một tên sĩ quan Nhật một bài học lễ độ về tội hống hách xem thường người Việt. Ngoài văn, võ, Ông còn được ngoại tổ hằng ngày kể về cổ học tinh hoa, truyện Đông Chu liệt quốc, Tam quốc chí v.v… Ngay từ thưở thiếu thời, Ông đã được định hướng rõ rệt nhắm đến mẫu người Quân tử Văn, Võ và Trí, Dũng song toàn. Theo gia đình vào Nam năm 1954, Ông theo học Trung học tại Lycée Yersin- Đà Lạt. Một biến cố gia đình đã khiến ông phải về Saigon, sống tại khu Nguyển Thông – Cống Bà Xếp, một xóm lao động nghèo không ánh đèn đêm, không điện nước qui tụ nhiều thành phần du đãng, anh-chị, đào binh, bất mãn chế độ .v.v.. Để tồn tại trong môi trường ấy, Ông đã tìm đến Võ thuật thực chiến và theo học trong 4 năm liền về Quyền anh tự do với nhà vô địch Đông Dương, Võ sư Huỳnh Tiền. ( Những bạn đồng học với ông thời ấy 1956 – 1959 về sau đều trở thành những Võ sư tên tuổi như Lý Huỳnh, Rémy Huỳnh, Báo Huỳnh, Hiệp Huỳnh v.v…). Quý mến tính dũng cảm, bất khuất, không biết sợ trong giao đấu tập luyện hay hỗn chiến đường phố của cậu thiếu niên nhà nghèo học chương trình Pháp, các Ông Trùm hảo hán sống ngoài vòng pháp luật Khu Cống Bà Xếp như các anh Ba Lang, anh Hội đàn anh của những... Hiếu “mặt mâm”, Hồ Tam Kỳ hay nhóm Tứ Hổ : Đại-Huỳnh- Cái -Thế đều động viên Ông tiếp tục cắp sách đến trường. Trong đó có cả cán bộ cách mạng nằm vùng cũng hết lòng hướng dẫn ông học tập. Sau khi đậu Tú tài toàn phần chương trình Pháp (Baccalauréat), Ông theo học cử nhân văn chương Pháp tại Đại học Sư phạm Saigon, đồng thời tham gia sinh hoạt võ thuật trong giới người Hoa tại Chợ Lớn vốn là nơi “ Ngọa hồ tàng long” để tiếp tục con đường Tầm sư học Đạo. Đầu thập niên 60, Ông được vinh dự kết nạp Hội viên Tinh Võ hội; 1 tổ chức Võ học quốc tế được thành lập sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 tại Trung Hoa nhằm chấn hưng và xiển dương Võ học cổ truyền ( thời ấy rất hiếm người Việt được kết nạp hội viên các Hội Võ thuật của người Hoa). Tại đây, Ông thọ giáo với Đại sư Quan Thế Minh, Chưởng môn Võ Đang Bắc Phái, truyền nhân về Đàm Thoái Quyền và Thiếu lâm Thiết sa môn. Tổng giáo luyện Tinh Võ hội Việt Nam, Đại sư Quan Thế Minh nổi danh sau buổi biểu diễn kinh hoàng năm 1959 tại sân Tinh Võ (nay là Trung tâm thể dục thể thao quận 5, số 756 Nguyễn Trãi, P11, Quận 5, TP HCM) trước 2000 khán giả để quyên góp cứu trợ nạn nhân lũ lụt. Đại sư thi triển Nội công Kim Chung Trạo để cho búa sắt đập vào đầu, âm thanh vang dội như cồng thép qua micro. Cả khán đài thót tim mỗi khi búa giáng xuống đỉnh đầu không 1 sợi tóc của vị Đại sư. Mọi người càng lúc càng khiếp hãi, nhao nhao đứng cả dậy yêu cầu ngưng tay nên màn biểu diễn phải chấm dứt. Tuy võ công cao siêu nhưng Đại sư Quan Thế Minh chủ trương chỉ dạy võ theo dạng “Công truyền”, đặt nặng khía cạnh Thể dục, Dưỡng sinh và đi quyền bài bản, phân thế không đặt nặng vấn đề chiến đấu sinh tử. Vì thế, sau 6 năm học tập theo Đại sư Quan Thế Minh, dù đã tinh thông toàn bộ chương trình Huấn luyện Bắc phái tại Tinh Võ từ quyền cước đến binh khí thập bát ban, Ông vẫn hoài nghi về sự hữu hiệu của Thái cực quyền trong thực chiến. Một “đại cơ duyên” sau đó đã giúp Ông giải tỏa được thắc mắc trên, nâng trình độ võ học của Ông lên 1 tầm cao mới, đúng như câu “Võ học thâm như Đông Hải…” Đó là năm 1966, Ông ra Vũng Tàu làm việc tại 1 đơn vị truyền tin – radar đóng tại đỉnh núi lớn. Một sự trùng hợp bất ngờ khi Ông thấy anh tài xế người Hoa (Mạc Phát Sanh, lái xe cho Đại tá Wimberley chỉ huy trưởng căn cứ) hàng ngày tập luyện bài Thái cực quyền và lại khẳng định như đinh đóng cột là Thái cực Quyền của Võ Đang cực kỳ hữu hiệu trong chiến đấu! Cuộc thực chứng ngay sau đó đã khiến Ông vô cùng ngỡ ngàng vì mọi đòn tấn công dũng mãnh của Ông đều bị anh ta ung dung hóa giải! Ô Thành tâm cầu học và đã được vị Sư phụ người Hoa của anh ta, 1 đạo sĩ đã ngoài 90 thâu nhận làm đệ tử. Đó chính là vị Chưởng môn Võ Đang Nam Phái, Trương Tòng Phú, truyền nhân của Lý Bạch Khôi, 1 trong Võ Đang Tam Hùng vào khoảng giữa thế kỷ 19. Bước ngoặt quan trọng này đã giúp ông tiếp cận thực sự đường lối khổ luyện trên núi của các Danh gia Đại phái. Công việc tại căn cứ tương đối nhàn rỗi, Ông dành hết thời gian công sức vào việc tập luyện. Ngày ngày, ông dồn đầy cát vào bộ quần áo nhà binh 4 túi và hằng ôm tảng đá 25kg lên xuống 108 bậc thềm đá ngôi cổ tự dưới chân ngọn núi lớn; đêm đêm khổ luyện dưới sự chỉ dạy tận tình của vị Chưởng môn Võ Đang phái. (Ngôi cổ tự này vốn do 1 thiền sư nguòi Nhật trụ trì, ở lại Việt Nam sau thế chiến thứ 2).Là bạn tâm giao lâu ngày Đạo sĩ Trương Tòng Phú thường viếng thăm đàm đạo, đánh cờ và luận bàn võ học Thiền Môn cùng Đạo gia. Một hôm, có mấy tay võ sĩ quyền Anh người Phi Luật Tân làm việc tại bộ phận cứu hỏa tình cờ thấy Ông đang tập Khinh công. Tên thấp lùn nhưng lại vạm vỡ nổi trội trong đám với hơn 100kg cơ bắp, Frank Alcantara đã từng là võ sĩ vô địch Boxing tại Philippines, ngạo ngễ thách thức Ông tỷ thí và tuyên bố sẽ hạ Ông trong 1 hiệp! Thái độ ngạo mạn, lời lẽ xấc xược của hắn khiến Ông nhận lời thách đấu không chút đắn đo. Trận đấu được tổ chức sau đó tại sân của căn cứ, qui tụ cả trăm lính Mỹ, có cả trọng tài là Huấn luyện viên quân đội Joe Dazuta, đệ ngũ đẳng huyền đai Không thủ đạo. Sau một hồi thăm dò nhấp nhử khiêu khích, Frank lao vào như bò mộng quyết hạ đối thủ chỉ nặng bằng phân nửa trọng lượng của hắn, nhưng đã bị chặn đứng bởi ngọn Bàng long cước dũng mãnh vào bụng, tiếp theo 1 đòn Đảo sơn cước sấm sét vào Thái dương khiến hắn choáng váng khuỵu hẳn người xuống như đang đứng Trung bình tấn. Ông liền phóng lên đầu gối hắn và giáng 1 thế Lôi công cước chí tử vào gáy đối thủ. Bị trúng đòn nặng Frank lảo đảo rồi ngồi phịch xuống đất. Ghê thay cho sức chịu đòn phi thường của tay cựu vô địch Boxing! Sau vài giây bị choáng, Frank gắng gượng đứng lên và khoát tay muốn đấu tiếp! Tuy nhiên, lũ bạn xin ngừng trận đấu, lý do là 2 môn võ quá dị biệt gây bất lợi cho Frank. Cuộc tỷ thí coi như hòa! Tuy cơ duyên thụ giáo với Đại sư Trương Tòng Phú chỉ vỏn vẹn 3 năm, nhưng với thiên tư hơn người, với quá trình hơn chục năm luyện võ, Ông đã lĩnh hội được tuyệt học võ công của Võ Đang Nam Phái, từ sơ đẳng Bát đoạn hạ đẳng công, Trung đẳng ( Bát Bảo Quyền, Thôi Tâm Chưởng, Linh Xà Quyền …) đến cao đẳng (Thái Âm khí công, Thái cực quyền huyền công v.v…) và nhất là đã ngộ được “Đại đồng, Tiểu dị” của 2 phạm trù “Bách chiến bách thắng” và “Bất khả chiến bại”… Ngày 21 tháng 4 năm 1969, 1 sự cố tai nạn rơi và cháy phi cơ chở 1 phái đoàn cao cấp của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại phi trường Vũng Tàu có phần liên quan đến trách nhiệm truyền tin – cứu nạn cứu hộ của Ông tại căn cứ của Hoa Kỳ nên Ông buộc phải thôi việc, và trở về Saigon tiếp tục theo học tại Luật Khoa Đại học Đường. Trong 1 lần tìm mua các sách báo Võ thuật xưa tại 1 tiệm bán sách cũ tại Chợ Lớn ( đường Triệu Quang Phục, quận 5, Sài Gòn), Ông tình cờ làm quen với 1 người đàn ông trạc ngoài 50, vóc dáng nhỏ bé nhưng có dáng dấp một cao thủ , giọng nói sang sảng khác thường. Đó chính là Thầy Hồ Hải Long và là cơ duyên đầu tiên đưa Ông đến với Vịnh Xuân Phái. Đại sư Hồ Hải Long (Nguyễn Duy Hải, 1917-1988) vốn là 1 trong những cao đồ của Đại sư Nguyễn Tế Công phái Vịnh Xuân và cũng là truyền nhân Thiếu Lâm Hàn Bái Đường của vị Chưởng Môn đời thứ 2 Thạch Nam tiên sinh tức cụ Nguyễn Văn Đắc, vốn cũng chính là chú ruột. Phần vì tâm đắc với kỹ thuật vi diệu của Vịnh Xuân, phần vì tình cảm đặc biệt đối với vị cao thủ có biệt danh Hồ Hải Long người đã từng oanh liệt đoạt giải vô địch kiếm thuật 10 tỉnh đất Bắc ( tại chợ Me – Vĩnh Yên) năm 1947, nên ông đã từng viết: “ Cảm phục hình ảnh chàng trai tiền chiến sáng chiến khu Tuyên Quang, chiều biên giới Lào Việt, đời sương gió chấm phá bằng đôi mắt giai nhân sóng sánh men rượu và xúc động trước tâm huyết phục vụ đất nước và nhân dân của 1 nhà Cách mạng chân chính, chúng tôi nguyện đứng sau lưng người để hoàn thành hoài bão cao đẹp…”, Ông đã theo thụ giáo về Vịnh Xuân với Đại sư Hồ Hải Long suốt 7 năm từ 1969 đến 1975. Trong 3 năm ròng, ngày ngày Ông đi sớm tinh sương để tập Khuyên thủ, Niêm thủ, Tri thủ, Khí công v.v... tại Công viên Đại Hàn đường Trần Hoàng Quân, nay là đường Nguyễn Chí Thanh, bất kể giông bão. Một sáng tháng 7, mưa như trút nước, xe bị hỏng, Ông đến trễ gần nửa tiếng và vẫn thấy vị Thầy khả kính, trong tư thế Lập thiền, tĩnh lặng như pho tượng đá công viên mặc cho gió mưa quất vào người… Sau 3 năm khổ luyện Ông đã được Đại sư Hồ Hải Long sắc phong “ Xích đai đệ thất tinh đẳng” (1972) và là trưởng tràng chi phái Vịnh Xuân Thần Khí Đạo, 1 sự kết hợp tinh hoa giữa Vịnh Xuân (ví như Tiểu thái cực) và Võ Đang (ví như Đại Thái Cực). Đầu thập niên 70, môn phái Vịnh Xuân được cả thế giới biết đến nhờ sự xuất hiện của minh tinh điện ảnh Võ thuật Lý Tiểu Long (Bruce Lee). Tuy nhiên, qua học tập và nghiên cứu những kỹ thuật, bài bản được truyền dạy tại Việt Nam cũng như tại Hong Kong, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi v.v… Ông vẫn trăn trở đặt vấn đề: Không lẽ 1 Đại phái, xuất phát từ những vị Tổ sư đứng đầu của Thiếu Lâm Tự và đã tồn tại gần 3 thế kỷ lại chỉ vỏn vẹn vài bài quyền, 2 bài binh khí, 1 bài Mộc nhân và 1 số kỹ thuật Khuyên thủ hay sao? Và phải đợi đến nhiều năm sau đo một Đại kỳ duyên thứ 2 Ông mới có câu trả lời thỏa đáng và rốt ráo, quyết định cho con đường Võ nghiệp vinh quang của mình.

 - Trong khoản thời gian 1969 – 1975, Ông đã học tập, làm việc và sinh hoạt vô cùng tích cực, cũng như rất đa dạng về nhiều lĩnh vực. 
 - Là hội viên của Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam, phóng viên hãng thông tấn NBC (National Broadcasting Company)Ông cùng 1 nhóm Võ sư trẻ đầy nhiệt huyết “ quyết xoay bạch ốc lại lâu đài” (như Lạc Hà, Phan Chấn Thanh, Hạ Quốc Huy, Từ Võ Hạnh…) chủ trương xuất bản bán nguyệt san “Võ Thuật”, tạp chí duy nhất về Võ thuật tại miền Nam (với cương vị Phó Tổng thư ký) nhằm chấn hưng nền võ thuật nước nhà đồng thời nghiên cứu mọi tinh hoa võ học thế giới. 
 - Ông cũng là tác giả nhiều quyển sách giá trị về Võ thuật được giới võ miền Nam xem như kinh điển về học thuật như: 
 + Võ Đang chân truyền. 
 + Võ Đang bát bảo quyền 
 + Võ Đang nội công bí pháp 
 + Võ Đang binh pháp toàn thủ 
 + Thiếu lâm Kim Cang Nội công 
 + Điểm huyệt chân truyền đồ giải, 

+Ngũ Đài trân tàng bí bản Và 1 số sách khác như:

 + Kỹ thuật xây cất (Nam Anh & Bảo Sơn) 
 + Cẩm nang xây cất (1+2) (cùng với Bảo Sơn) 
 + Phương thức kiến trúc cùng với Bảo Sơn 
 + Căn bản văn phạm Pháp ngữ (cùng với Nam Trân) 
 + Tử vi đẩu số phú giải (bút danh Thái Vân Trình) 
  - Năm 1973, sau khi tốt nghiệp cử Nhân Luật Khoa ban Công pháp và cử nhân văn chương Pháp. Ông tập sự luật sư tại Văn phòng Luật sư kỳ cựu người Pháp – Jean Lambert, cây đại thụ trong ngành Luật và là 1 người Pháp hiếm hoi được phép hành nghề tại Việt Nam. Đồng thời Ông vẫn tiếp tục học Cao học ban Tiến sĩ và sau đó là cố vấn pháp luật cho Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Sài Gòn đến năm 1975. 
  - Tháng 7/1975, 1 hoàn cảnh đặc biệt đưa Ông vào trại cải tạo Chí Hòa, đồng thời cũng tạo tiền đề cho 1 Đại kỳ duyên thứ 2 quyết định cho ông con đường hành đạo, tung hoành thiên hạ định giang sơn. Đó là trong trại có 1 ông lão, đã ngoài 90 nhưng là cựu tướng lĩnh của Quốc Dân Đảng Trung Hoa nên bị giam giữ điều tra. Thấy ông lão tuổi già và bệnh hoạn nên Ông thường quan tâm chăm sóc. Một hôm bất ngờ được mục kích ông cụ dùng ngón tay chọc nhẹ thủng hộp sữa đặc để uống ! Công phu huyền thoại Kim Cương Chỉ ? Hóa ra, đó là Đại sư Hạng Văn Giai, 1 cao thủ Vịnh Xuân đã quy ẩn từ rất lâu . Đem thắc mắc bấy lâu về Vịnh Xuân ra hỏi, Đại sư chỉ nói khi nào ông được xuất trại, Đại sư sẽ chỉ cho tìm 1 cao nhân có khả năng giúp Ông đạt được ước nguyện.


  Năm 1977, khi xuất trại, Ông quyết tâm lặn lội tìm kiếm Đại sư Nguyên Minh (Huỳnh Tường Phong), vị Đại sư cao cấp nhất tại Tổ Đình Kim Cương Tự - Thiếu Lâm Phật Sơn Vịnh Xuân Phái còn tại thế. Dù đã đáp đúng mật khẩu tâm truyền của Đại sư Hạng Văn Giai về “ Một câu chuyện nhỏ, chút ân tình xưa” ( là giai thoại về Lục Tổ Huệ Năng nói tâm dộng chứ không phải phong hay phướn động…), ông cũng phải đợi 6 tháng thử thách mới được Đại sư Nguyên Minh thu nhận làm truyền nhân đệ tử mà thật ra, bằng thông tuệ Duyên-Nghiệp, Đại sư Nguyên Minh đã biết trước từ lâu và luôn trông đợi người đệ tử cuối đời … Bước ngoặt quan trọng này đã giải đáp rốt ráo mọi trăn trở của Ông về Vịnh Xuân khi ông được truyền dạy đầy đủ về Giáo trình trên núi của Môn phái từ Ngũ Hình, Tam Tỉnh, Bát Môn, hệ thống “ nhất bách linh bát” (108, Mộc nhân là bài thứ 7), Ngũ Hình Khí Công, Lôi Oanh chưởng, Bát nhã thần công v.v… Nhất là giáo trình “chính thống” trên núi, tất đầy đủ hơn rất nhiều, không thể so sánh với chương trình đã giản lược tối đa để đưa vào huấn luyện cho Quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa.
  - Về công việc, ông tham gia Hội trí thức yêu nước; Sau đó là Hội Luật gia Việt Nam và là hội viên thường trực cho đến ngày rời Việt Nam năm 1986. 
  - Đầu năm 1980, với suy nghĩ môn Vịnh Xuân đã quá hay, quá hoàn chỉnh, hẳn Bạch Mi Phái một danh phái từng đối đầu mà Tổ sư sáng lập cũng là 1 trong 5 vị đứng đầu Thiếu Lâm thời Càn Long ắt phải vô cùng tinh vi cao diệu. Thật ra Ông đã biết về Bạch Mi Phái từ lâu, đã từng tiếp xúc Đại sư Diệp Quốc Lương (Tài Triệt Cam – Đại Thiết Can), Võ sư Kinh Kha v.v… nhưng hơn 10 năm sau Ông mới có duyên tìm học với Đại sư Lư Diệu Hằng (Lữ Bình Vân), truyền nhân của Đại sư Tăng Huệ Bác (Tăng Khải Minh – Chưởng Môn đời thứ 5 Bạch Mi Phái). Chu kỳ 10 năm trước lặp lại, mỗi ngày dù nắng hay mưa, Ông lại đạp xe 15 cây số đến quận 6 để đúng 3 giờ tập với Đại sư Lư Diệu Hằng trong nhiều năm liền. 
  - Cuối năm 1980, được phép truyền dạy Vịnh Xuân Chính Thống của Đại sư Nguyên Minh, ông thành lập Thiếu Lâm Phật Sơn – Vịnh Xuân Chính Thống Phái, Nam Anh Tinh Võ Hội. Cho dù tiêu chí nhận đệ tử khá gắt gao nhưng số môn sinh theo học cũng lên đến vài trăm. Đặc biệt, cả những cao thủ, Võ sư của các môn phái khác cũng tìm đến Ông xin thụ giáo (như V.s Mai Văn Sao, đệ 3 đẳng huyền đai Không Thủ Đạo; V.s Phạm Hi Phú, huyền đai tam đẳng Tae Kwon Do I.T.F, huy chương vàng giải Merdeka, Mai Trọng Hiếu, Huyền đai tam đẳng TKD, vô địch công phá hạng nặng v.v… và thành tích đai đẳng đều trước 75). 
  - Sau hơn 6 năm miệt mài trí tuệ, hun đúc sở học với Đại sư Nguyên Minh, Ông được hành Lễ Hạ Sơn, thụ phong Chu sa đai đệ cửu đẳng và qua sát hạch, được Đại sư Nguyên Minh, đại diện cao nhất của Kim Cương Tự chỉ định làm Chưởng Môn đời thứ 6 Vịnh Xuân Chính Thống Phái tại Việt Nam. Điều này có nghĩa, theo truyền thống Chính phái, Ông đã thủ đắc được toàn bộ tuyệt học của Bản Môn và đã được mật truyền “Trấn môn Tam bảo” 3 báu vật chỉ được trao lại cho vị Chưởng Môn Kế nhiệm. (Đại sư Nguyên Minh rời Việt Nam năm 1984 đến Đài Bắc ẩn tu tại 1 ngôi cổ tự gần Nhật Nguyệt Hồ và tạ thế năm 114 tuổi). 
  -Với thiên tư và sở học đã có, Ông tiếp thu, lĩnh hội được toàn bộ Võ công Bạch Mi rất nhanh (khoảng 36 bài quyền và binh khí, công phu đặc dị v.v…). Đại sư Lư Diệu Hằng rất đỗi tự hào về người học trò tâm huyết của mình, người đã khám giải nhiều ẩn dụ trong quyền thuật Bạch Mi (ví dụ như mối tương quan giữa các bài quyền cao đẳng với lý thuyết Ngũ Hình Thiếu Lâm hoặc ý nghĩa triết học, vượt trên công dụng Kỹ thuật, của các danh xưng “Tiểu Tam Vấn, Đại Tam Vấn” v.v…) Đại sư Lư Diệu Hằng đã giới thiệu Ông cho các vị Sư bá, Sư thúc như Lục Thọ Như, Tăng Trạc, Lý Cẩm Tường, Huỳnh Lữ Cân, Tăng Bỉ Đức v.v… Vì thế, Ông còn chính thức được Đại sư Lý Cẩm Tường truyền dạy bí kíp “ Đàn Kình” đã thất truyền của Bạch Mi. Ngoài ra, Ông đã không tiếc công sức và tiền bạc giúp Đại sư Tăng Bỉ Đức trưởng nam của Chưởng Môn Bạch Việt Nam Mi Tăng Huệ Bác được mổ mắt tại Bệnh viện Saint Paul thoát cảnh mù lòa. Cảm kích tấm lòng nhân hậu của Ông, Đại sư Tăng Bỉ Đức đã dốc tâm truyền bí kíp “Phích Lích Chưởng” và toa biệt dược trấn môn luyện “Đồng tử công”. 
  - Trong thời gian 1977-1986, dù đêm ngày học tập với các bậc Chân sư, ông vẫn dành thời gian viếng thăm, giúp đỡ các vị Thầy cũ như Đại sư Hồ Hải Long, Quan Thế Minh, Huỳnh Tiền v.v… Đặc biệt Ông gặp lại vị sư thúc Võ Đang Nam Phái là Đạo sĩ Lưu Đại Phong ( thường gọi là Lục Bình Đạo nhân) người đã khai quang điểm nhãn cho Ông thấu hiểu về khẩu quyết “Vô hữu sở cầu, vô hữu sở đắc, vô hữu sở phá” và đó là tuyệt kỹ võ công Võ Đang Phái. Tháng 5/1986, Đại sư Nam Anh rời Việt Nam đến định cư tại Canada, thành phố Montréal, bang Québec. Tại đây, Ông tiếp tục hoàn tất học trình Ban Tiến Sĩ về Luật Thương Mại và Trọng Tài Kinh tế quốc tế tại Đại học Montréal (UDM). Nhờ thông thạo Anh-Pháp và đã có chứng chỉ Cao học 2 luật ban Công pháp và quá trình nhiều năm hành nghề luật sư cùng công tác tại Hội Luật Gia Việt Nam sau 1975 nên ô đã không gặp khó khăn trong cuộc sống mới. Đồng thời, Ông tiếp tục sự nghiệp dạy võ tại C.E.P.S.U.M (Trung tâm giáo dục thể chất và thể thao Đại học Montréal). Điều này không hề đơn giản, quả thật, các Võ sư Võ cổ truyền Việt hay Tàu đều không dám mơ đến vì chưa kể bằng cấp Chuyên môn, muốn được chấp nhận phải qua Hội đồng Giám Khảo xét duyệt và thị phạm trình độ v.v… Đặc biệt, Đại học Montréal là Đại học giảng dạy bằng Pháp ngữ và các môn võ được dạy tại Trung tâm phải thông qua Liên đoàn F.K.Q.A.M.A (Liên đoàn Không Thủ Đạo Quebec và các môn võ trực thuộc). Nhưng, với khí phách của người Việt Nam trưởng thành qua chiến tranh khốc liệt và tài hùng biện của 1 Luật sư, Đại sư Nam Anh đã khiến cả Hội đồng phải tâm phục khẩu phục, nhất là khi Ông minh họa bằng 1 thủ pháp Ma báo trùy gõ vào tường bê tông cốt thép, âm thanh vang dội gây chấn động cả hội trường… Tuy vậy, trong thời gian đầu Ông cũng gặp không ít gian nan trở ngại trong “áp đặt” thành công giá trị quý báu của văn hóa truyền thống và các triết lý, học thuật, thâm sâu của Phương Đông vào giảng dạy. Chẳng hạn Hội đồng Y khoa Đại học, phản biện việc luyện tập tấn pháp vì theo y khoa hiện đại đứng Hổ tấn lâu sẽ tổn hại khớp gối hoặc cách luyện tập va chạm tay chân gây bầm tím hay tinh thần tôn sư trọng đạo của người Á Đông vi phạm tính dân chủ dẫn đến độc tài độc đoán v.v… Đại sư Nam Anh đã giải đáp thỏa đáng mọi câu hỏi hóc búa nhất của các vị Giáo sư, Tiến sĩ và kết quả là Lớp Vịnh Xuân chính thống tại đại học qui tụ hơn 500 sinh viên trong khi bình quân các lớp Karaté, TaeKwondo v.v… chỉ có khoảng 50 -80, cao nhất là 100! Sau 9 năm thành công tại Đại học Montreal, Đại sư bàn giao các lớp cho đệ tử thân tín và tập trung truyền bá môn phái qua các võ quán, Võ đường tại Canada và trên thế giới. Môn võ thuật Vịnh Xuân Chính Thống Phái được công truyền và được mọi người biết đen từ đó . Đại sư thành lập Liên Đoàn Quốc Tế Vịnh Xuân Chính Thống Phái và Liên đoàn Vịnh Xuân – Nam Anh Kung Fu gồm nhiều chi nhánh trực thuộc tại Canada, Việt Nam. Năm 2000, Liên đoàn Bạch Mi Chính Thống được thành lập tại Pháp, tạo thành thế chân vạc vững chắc với Canada và Việt Nam. - Uy tín của Đại sư Nam Anh ngày càng lớn mạnh, ông sáng lập Hội Đông Y Án Ma Nã tỉnh Quebec để truyền bá học thuật Phương Đông về Dưỡng sinh và chữa trị bệnh tật. Dược sự công nhận của chính quyền tỉnh bang Québec ô đã mở các khoá đào tạo hàng năm. Năm 1990 với cương vị Chủ tịch Hội, Đại sư đã đấu tranh cho giới Đông y sĩ tại đây được nhập các loại dược thảo thuốc Bắc dùng trong Đông y. 
- Sáu năm sau khi rời Việt Nam, 1992 Đại sư Nam Anh về lại quê hương lần đầu để viếng thăm các vị Thầy xưa, gặp lại những môn đồ cũ và từ đó hàng năm, Ông lại trở về, có khi vài lần nhằm hỗ trợ và vực dậy phong trào Vịnh Xuân. 
- Năm 1994, tại lễ Bế Môn tất niên của Vịnh Xuân Chính Thống Phái tại căn cứ đóng tàu Ba Son, tất cả những vị Đại sư cuối cùng còn tại thế của các Môn phái cổ truyền đều đến dự, chúc mừng Đại sư Nam Anh đã làm rạng danh Võ học, văn hóa Việt Nam tại hải ngoại.Sự hiện diện của Đại sư Đoàn Tâm Ảnh, Lê Văn Kiển, Thích Thiện Tánh- Mai Văn Phát, Phạm Cô Gia, Trần Tiến, Minh Cảnh, Trần Văn Nghĩa, Lê Văn Lắm v.v…đã làm sống lại tinh thần tương thân tương kính vì sự nghiệp chung của tiền nhân và là khích lệ quí báu cho giới trẻ trên đường học đạo. Dặc biệt có sự hiện diện của Đại sư Lữ Diệu Hằng Chưởng môn phái Bạch Mi và đó cũng chính là lần xuất hiện cuối cùng của người. Clip Những vị đại sư cuối cùng https://www.youtube.com/watch?v=6s5f_f64IvU
- Năm 2004, Đại sư Nam Anh đã nhận lời mời của Ban Tổ chức Festival – Huế tham dự lễ hội văn hoá truyền thống và các môn sinh Việt Nam-Canada đã gặt hái được thành công tốt đẹp trong cuộc biểu diễn. Nhưng kết quả mỹ mãn nhất phải kể đến lần Vịnh Xuân Chính Thống tham dự “Xuân Quê Hương” năm 2010 tại Hà Nội do Bộ Ngoại Giao và Uỷ Ban người Việt tại nước ngoài phối hợp tổ chức. - Từ năm 2000 đến nay, ngoài lĩnh vực võ thuật. Đại sư Nam Anh cùng các Liên đoàn Võ thuật do người thành lập đã có nhiều đóng góp từ thiện thiết thực đáng trân trọng như mổ mắt miễn phí cho đồng bào khiếm thị vùng sâu vùng xa, xây trạm xá y tế khám bệnh miễn phí, xây cầu, làm đường, tặng nhà tình thương cho dân nghèo v.v… Đặc biệt, việc trùng tu lại nghĩa trang liệt sĩ huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định năm 2005 đã góp phần tác động tâm linh khiến cho những chiến công thầm lặng tưởng đã ngủ yên chợt sống dậy… Những việc làm từ thiện này đã minh chứng đậm nét cho đường lối xây dựng “Nhân cách Võ Đạo” do Đại sư Nam Anh chủ trương và giảng dạy. Trong đó, nội hàm cơ bản là “Tam chân, Tứ xứng”.


- Tam chân (3 chân lý) gồm: 1) Chiến thắng, đây là chiến thắng những yếu hèn thấp kém của bản thân. thắng mình chứ không cần thắng người. 2) Yêu người và vì người chứ không phải vì mình không phải tình yêu ích kỷ muốn chiếm đoạt và giữ cho mình. 3) Giúp đỡ người khác, làm điều tốt cho người khác. trong hiện tại và cả tương lai. - Tứ xứng:

 1) Chân truyền 
 2) Tâm truyền 
 3) Bí truyền 
 4) Mật truyền Là 4 cấp độ giảng dạy của bậc Chân sư tương ứng với “ Tâm, Trí, Đức” của người môn sinh hành giả. 

- Nhân cách võ đạo là nhân cách hành hiệp trượng nghĩa theo lý tưởng của người Quân tử Khổng giáo mà Ngũ thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cần phải được bổ sung bằng “Cương - Nhu – Dũng - Tĩnh” mới có thể xây dựng được 1 “Nhân cách Võ đạo” chân chính. - Khiêm cung và trung thực, Đại sư Nam Anh không hề tự phong mình là Bậc Tông sư, khai phá hay sáng lập ra một môn phái mới, mà Ông tự biết mình đã luôn nỗ lực tìm tòi, học tập, rèn luyện, suy tưởng để khám giải được toàn bộ kho tàng võ học thâm sâu của tiền nhân, cứu cánh của võ thuật tối thượng và đích đến của con đường thăm thẳm Võ đạo. Vượt qua chặng đường từ “Lý ngộ” đến “ Chứng ngộ” Đại sư đã dầy công san định sắp xếp, hệ thống hóa Giáo trình hoàn chỉnh 1 cách khoa học nhất, hòa hợp được tính tổng hợp của Phương Đông và tính phân tích của phương Tây, 1 mặt tôn trọng nội dung truyền thống mặt khác vận dụng cho phù hợp với xã hội đương đại. Một trong những thành tựu nổi bật của Đại sư Nam Anh là phân định rõ ràng 3 tầng Võ Thuật – Võ Học – Võ Đạo, là 3 mục tiêu kế tiếp và kế thừa nhau mà người học võ phải vươn tới và liên quan đến 3 chặng đường học hành và tập luyện là Đại Hùng – Đại Lực – Đại Từ Bi, gắn liền với cả 1 hệ thống đào tạo và phương pháp rèn luyện cụ thể chứ không chỉ đơn thuần lý thuyết.

 1) Đại Hùng: Dùng thần lực của bậc “Đại Trí Đại Dũng ”, chế ngự tâm thân và làm chủ được mọi vật mọi hoàn cảnh để thắng mình và thắng người. 
 2) Đại Lực: Khai mở các Trung tâm năng lượng Luân xa nhằm đạt trạng thái “Ngũ khí triều nguyên” và “ Tam hoa tụ đỉnh”. Chặng đường do duyên nghiệp tiền định, đúng như câu “đệ tử tầm sư dị , Sư tầm đệ tử nan ... “ bậc chân sư phải tầm và phát hiện ra đệ tử để thực hiện sứ mệnh chân truyền. Đại sư Nam Anh thường nói: “3 năm đầu các con tìm đến Thầy, 3 năm sau Thầy tìm các con, sau đó thì do Duyên nghiệp quyết định” là ý nghĩa này. 
 3) Đại Từ Bi: chặng đường này không còn lý thuyết, chỉ có thực hành theo nhân quả duyên nghiệp sẵn định và Đạo là con đường dẫn Ta hòa đồng với Đại vũ trụ tìm về cái Tôi nguyên thuỷ. Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp truyền bá Văn hóa – Võ thuật trong và ngoài nước, ở tuổi ngoài thất tuần, vượt qua đỉnh cao công danh sự nghiệp, Đại sư Nam Anh “phong kiếm qui ẩn” do thấu đáo lẽ vô thường, thấu hiểu lý sắc không, không sắc của Phật Đạo. Buông bỏ là yếu lý thiền không, ngõ hầu tìm về cái “Tôi nguyên thủy”. Quá trình Khai Tâm kiến Tánh ngày nhập môn đó là khởi đầu cho một hành trình đầy phấn đấu, đầy gian khổ dưới bóng cả của Bậc Chân sư vậy! 

Nguồn tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=93-GkfuPQNM&list=PL9HcQa3dkni6KKH6B3qGWwZcC0qsFEv58&index=16

https://vinhxuanphai.com/theo-buoc-chan-su.html

https://vinhxuanphai.com/tieu-su-dai-su-nam-anh.html

https://vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2004/05/154693/ Namanhminh (thảo luận) 02:32, ngày 21 tháng 11 năm 2019 (UTC)Nam Anh Minh (vinhxuanphai.com) ¬¬¬¬[trả lời]