Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Sao Chổi Mọi Thời Đại

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiệu ứng nhà kính - Môi trường và khí quyển

[sửa mã nguồn]
                                                  Hiệu ứng nhà kính
   Ô nhiễm môi trường để lại những hậu quả hết sức nặng nề, trong đó, hiệu ứng nhà kính là vấn đề đang được quan tâm hơn cả.
   Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển, diễn ra theo cơ chế tương tự trong nhà kính trồng cây.
 
     Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất với năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp khí quyển, trong khi bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình là +16 độ C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân hấp thụ bức xạ sóng dài của Trái Đất là khí CO2, bụi, hơi nước, khí metan, CFC, ozon,…(khí nhà kính) làm nhiệt độ không khí nóng lên.

Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch làm tăng quá trình giải thoát khí nhà kính, canh tác nông nghiệp không hợp lý làm gia tăng mức dộ giải thoát CO2 trong đất. Phá rừng, nhất là rừng rậm nhiệt đới làm mất cân bằng quá trình điều chỉnh nồng độ CO2 trong khí quyển, việc sử dụng khó CFC trong công nghiệp làm lạnh của loài người đang làm nhiệt độ khí quyển nóng lên.

    Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ cacbonic tăng gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên 3 độ C. Nhiệt độ trái đất đã tăng 0.5 độ C từ 1885 đến 1940, do [CO2] từ 0.027% lên 0.035%. Nếu không có biện pháo khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1.5 - 4.5 độ C vào năm 2050.
   Hậu quả:
   Làm băng 2 cực tan, nước biển dâng. Như vậy, nhiều vùng đồng bằng ven biển, khu dân cư và đảo nhỉ sẽ chìm dưới nước biển.
   Khí hậu thay đổi làm thay đổi điều kiện sống, nhiều sinh vật sẽ bị tiêu diệt, thiên tai, dịch bệnh... đe dọa đến chính con người.

Đèn Neon

[sửa mã nguồn]
   1. Nguồn gốc
   Năm 1898, hai nhà bác học người Anh là Ramsay và Traft từ không khí lỏng đã tìm thấy 1 chất khí hiếm thấy (Argon và Neon). Đưa chất khí đó vào một ống thủy tinh gần chân không đã phát ra mày hồng tươi rất đẹp. Đó là ngọn đèn Neon được tìm ra đầu tiên trên thế giới. Lúc đầu có tên là đèn mới, theo tiếng Hilap, Neos nghĩa là mới. Ngày nay người ta gọi là Neon.
   Xuất phát từ hiện tượng vật lý kì thú này, người ta đã nghiên cứu và tìm ra hiện tượng phóng điện trong chất khí và sự phát quang của khí đó. 
   Kể từ đó, đèn Neon ra đời và được sử dụng rộng rãi.
  
   
        2. Đèn Neon là gì ?      
        Đèn Neon là một loại đèn dùng các ống có đường kính khác nhau, tự phát xạ ánh sáng. Bên trong có chứa khí hiếm như neon hay argon, hay bất kỳ khí trơ khác trong áp suất thấp. Mỗi đèn chứa các loại khí khác nhau giúp chúng tạo ra những màu sắc khác nhau.      

         3. Cấu tạo
        Gồm 2 phần: 

- ống thủy tinh hình trụ tròn được hút hết không khí và thay bằng khí trơ (Neon, Argon…) và thủy ngân. + Màu của nó phụ thuộc vào chất liệu của bột tráng trong ống (Kẽm Silicad cho ánh sáng màu xanh lá cây; Cadmi Borad cho ánh sáng màu hồng; Canxi Volfat cho ánh sáng màu xanh lơ) - Điện cực:

          Hai đầu của bóng đèn có hai sợi dây tóc nhỏ bằng Volfram dạng lò xo xoắn  ngoài ống có tráng một lớp BaO để phát xạ điện tử khi bị đốt nóng bằng hai điện cực dẫn từ hai đầu ống vào. 
        Mỗi điện cực có 2 chân đèn nối với nguồn điện.

!!! Để đèn huỳnh quang hoạt động được cần có hai thiết bị khác là trấn lưu và tắc te.

  • Lưu ý: Khí neon cho ra ánh sáng màu cam ánh đỏ trong khi argon ánh sáng yếu hơn. Argon thường cho ánh sáng vàng, xanh dương, xanh lá cây, trắng. Thông thường, nhiều loại khí cũng sử dụng để tạo ra màu sắc nhưng khí neon được sử dụng phổ biến nhất.
          4.Nguyên lí làm việc
      -   Hoạt động trên nguyên lý phóng điện trong hơi thủy ngân và khí trơ áp suất thấp (cỡ vài mm Hg) để phát ra chùm tia tử ngoại rồi nhờ chất huỳnh quang biến đổi chùm tia tử ngoại này thành ánh sáng để mắt ta trông thấy.
      -   Sự phóng điện trong môi trường khí không giống như trong dây dẫn, vì để có được sự phóng điện trong ống đòi hỏi phải có áp suất chất khí thấp, một hiệu điện thế hay điện áp ban đầu đủ lớn giữa hai điện cực để tạo ra hồ quang điện kích thích sự phát sáng. Do vậy, bóng đèn cần phải mồi phóng điện nhờ hai bộ phận là chấn lưu và chuột (hay còn gọi là tăng phô và tắc te (starter)
     -  Chấn lưu:
     +  Chấn lưu được mắc nối tiếp với hai đầu điện cực, có tác dụng điều chỉnh và ổn định tần số của dòng điện. Nó là một cuộn dây cảm kháng có tác dụng duy trì độ tự cảm,.
    + tạo điện áp cao.: U khởi động > U làm việc
    + hạn chế dòng để bảo vệ bóng khi điện trở giảm, giúp bóng tăng tuổi thọ làm việc.
    + Gồm 2 loại: chấn lưu điện tử và chấn lưu điện từ.
     - Tắc te: cắt điện cao đúng lúc, tự động, tác dụng như một mồi khởi động sẽ phóng điện khiến hai mạch của nó nóng lên chạm vào nhau khép kín mạch điện. Nếu đèn chưa sáng thì tắc te sẽ làm lại một vài lần gây nhấp nháy tắc te và bóng đèn như chúng ta thường thấy.