Thảo luận Thể loại:Khoa học hành vi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Lê Minh Thuận

Nội dung đóng góp của Thành viên:Lê Minh Thuận, có thể tham khảo để đưa vào bài Khoa học hành vi

  • [[Năm 1913, Watson không tán thành phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu của các trường phái tâm lý học khác như: Wundt, Freud, Lewin,Piager,… ông cho rằng khoa học phải nghiên cứu đời sống thực của con người, và nó là yếu tố khách quan có thể kiểm soát được. Ông mở ra một lĩnh vực mới trong tâm lý học là nghiên cứu khách quan hành vi người]]
  • [[Đây là một trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ (covert behaviors). Có 2 luận thuyết Hành vi:

Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning) Điều kiện hóa từ kết quả (Operant conditioning)

  • [[Điều kiện hóa cổ điển

Luận điểm cơ bản là hành vi trong đó có hành vi là kết quả của quá trình thành lập của phản xạ có điều kiện. Đây là giải thích khoa học của các hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen. Ví dụ: Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến khi trở thành thói quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm thấy khó chịu. * Mô hình cơ bản là S → R * [[S (stimulate) : Kích thích]] * [[R (response, result) : Đáp ứng, kết quả]]

  • [[Điều kiện hóa từ kết quả

Xét một người nào đó có những hành vi do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau đó người ấy có những cảm nhận về kết quả của hành vi. Kết quả này có thể là dễ chịu, trung tính hoặc khó chịu. Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ có khuynh hướng tái lập hành vi đó, ngược lại nếu khó chịu sẽ có khuynh hướng tránh hành vi đó đi * Mô hình cơ bản là R → S

Lê Minh Thuận 02:58, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời