Bước tới nội dung

Thảo luận Wikipedia:Dự án/Khí tượng/Bão sớm ở miền Trung Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

ĐỪNG THÊM BỚT HAY LÀM SAI LỆCH NỘI DUNG TRONG TRANG NÀY. MONG CÁC BẠN VUI LÒNG KHÔNG THẢO LUẬN TRONG TRANG NÀY


Trang thảo luận này liệt kê những cơn bão sớm ở miền Trung Việt Nam và là một chuyên trang của dự án Khí tượng Wikipedia tiếng Việt khi trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biễn phức tạp.

Trên biển Đông, bão thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11 và theo một quỹ đạo nhất định. Nghiên cứu trong các mùa bão cho thấy trong các tháng 5, 6, 7, bão thường đi vào miền Bắc hoặc lên Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có một số cơn bão đã đi theo không đúng quy luật trên trong thời điểm này. Chúng không vào miền Bắc Việt Nam hoặc lên Trung Quốc mà đi thẳng vào khúc ruột miền Trung. Chủ yếu là các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam.[1] Đặc biệt là trong tháng 7 - tháng chính của mùa bão miền Bắc nhưng vẫn ghi nhận bão ở miền Trung. Năm 2017 lặp lại lịch sử năm 1971 khi vào tháng 7, chỉ trong 10 ngày có 2 cơn bão ập thẳng vào miền Trung. Chúng có điểm chung là ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An - Quảng Trị. Nhiều người cho rằng bão sớm ở miền Trung là hệ quả rõ rệt của biến đổi khí hậu nhưng không hoàn toàn là như thế. Tuy nhiên chúng lại là điềm báo cho một năm bão lụt ở miền Trung.

Bảng tương quan giữa những năm có bão sớm và hệ quả ở miền Trung[sửa mã nguồn]

Tháng 7
Tên bão Thời điểm Vùng đổ bộ Cấp Hệ quả mùa bão năm đó
Harriet 07/7/1971 Quảng Trị
Vùng ranh giới VNDCCH và VNCH
(khu vực cầu Hiền Lương)
cấp 13 Bão lụt tàn phá miền Trung cuối năm. Tháng 10/1971 2 cơn bão liên tiếp đổ bộ Hà Tĩnh. Đến tháng 11 bão Hester cũng đổ bộ vào miền Trung gây lũ lụt và thiệt hại nặng nề.
Kim 13/7/1971 Hà Tĩnh Cấp 9 Như trên
Anita (bão số 2) 09/7/1973 Nghệ An Cấp 10~11 Tháng 10, 11 miền Trung liên tiếp hứng 4 cơn bão + lũ
Irving (bão số 6) 23/7/1989 Nghệ An
(tỉnh Nghệ Tĩnh cũ)
Cấp 9~10 Tháng 10, chỉ trong 3 tuần vùng Nghệ Tĩnh hứng liên tiếp 4 cơn bão (trong đó 3 cơn số 7,8,9 đổ bộ chỉ trong 10 ngày từ 3-12/10/1989) tàn phá nặng nề tỉnh Nghệ Tĩnh và các vùng lân cận
Lewis (bão số 2) 12/7/1993 Nghệ An Cấp 10~11 Cuối tháng 11, miền Trung đón 2 cơn bão mạnh + mưa lũ nặng nề
Nock-ten (bão số 3) 30/7/2011 Nghệ An Cấp 8~9 Cuối tháng 9-Đầu tháng 10, Bắc Trung Bộ hứng lũ lịch sử. Đến tháng 11 đến lượt vùng Nam Trung Bộ.
Talas (bão số 2) 16/7/2017 Nghệ An Cấp 9~10 ??
Sơn Ca (bão số 4) 25/7/2017 Quảng Trị cấp 8 ??

[2]

Tháng 5, 6
Tên bão Thời điểm Nơi đổ bộ Cấp Diễn biến sau đó
Wanda 02/5/1971 Quảng Ngãi 11 Như trên
Mamie 05/6/1972 Quảng Nam-Đà Nẵng 8 Tháng 9-10 miền Trung đón 3 cơn bão mạnh.
Shirley (bão số 2) 30/6/1978 Phú Yên 8 Cuối tháng 9 đầu tháng 10/1978 2 cơn bão liên tiếp vào miền Trung gây lũ lọch sử, 31 người chết
Sarah (bão số 1) 26/6/1983 Quảng Trị
Bình Trị Thiên cũ
8 Tháng 10, 2 cơn bão liên tiếp vào Khánh Hòa-Ninh Thuận gây lũ lụt lớn. Ngày 26/10/1983 bão số 11 (Lex) đổ bộ vào Bình Trị Thiên gây thiệt hại nghiêm trọng
Vernon (bão số 1) 10/6/1984 Quảng Nam -Đà Nẵng 8 Cuối năm, miền Trung hứng liên tiếp bão lũ, đặc biệt là bão số 9 Agnes cấp 12 vào Quy Nhơn và trận lụt lịch sử tháng 11/1984
Cecil (bão số 2) 25/5/1989 Quảng Nam -Đà Nẵng 11 như trên
Chanthu (bão số 2) 12/6/2004 Bình Định 10 Trận lụt lịch sử từ 23-28/11/2004 gây thiệt hại nghiêm trọng.
Chú thích
  1. ^ Tỉnh Thanh Hóa dù theo địa lý là nằm ở miền Trung nhưng do nằm ở phân vùng bão Quảng Ninh–Thanh Hóa (ổ bão phía Bắc) nên việc nó vào Thanh Hóa không có gì bất thường, trường hợp này tạm tính Thanh Hóa ở miền Bắc.
  2. ^ Trước đó năm 1969, bão Tess suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành một vùng thấp trước khi đi vào tỉnh Quảng Bình ngày 11/7/1969 nên không tính là bão. Tuy vậy dù 1969 là năm ít bão nhất trên biển Đông nhưng vẫn là một năm thiên tai ở cả miền Bắc và miền Trung. Đặc biệt ngày 02/9/1969 có bão đổ bộ đúng ngày Bác mất ở Quảng Bình.