Thiền bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền bản (zh. 禪版, ja. zemban) là một tấm gỗ được các thiền sinh thời xưa sử dụng. Trong thời gian tu tập, Toạ thiền lâu dài, thiền sinh thường để thiền bản vào hai bàn tay và chống cằm lên để khỏi ngục đầu xuống ngủ. Thiền bản cũng đóng một vai trò giáo hoá trong các Công án. Bích nham lục ghi lại trong công án 20 với tên "Thuý Vi thiền bản":

Thiền sư Long Nha đến Thuý Vi Vô Học, hỏi: "Thế nào là Tây lai ý?" Thuý Vi bảo: "Đưa thiền bản đây!" Long Nha đưa thiền bản, Thuý Vi cầm thiền bản đập Long Nha. Long Nha la lớn: "Đánh thì cứ đánh, không có ý của Tổ sư sang."

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán