Thiên hoàng Go-Kōgon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên hoàng Go-Kōgon
Thiên hoàng Bắc triều
Thiên hoàng Go-Kōgon
Thiên hoàng thứ tư của Bắc Triều
Trị vì25 tháng 9 năm 13529 tháng 4 năm 1371
(18 năm, 196 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn21 tháng 1 năm 1354 (ngày lễ đăng quang)
30 tháng 11 năm 1354 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quânAshikaga Takauji
Ashikaga Yoshiakira
Ashikaga Yoshimitsu
Tiền nhiệmThiên hoàng Sukō
Kế nhiệmThiên hoàng Go-En'yū
Thái thượng Thiên hoàng thứ 42 của Nhật Bản
Tại vị9 tháng 4 năm 1371 – 12 tháng 3 năm 1374
(2 năm, 337 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Sukō
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-En'yū
Thông tin chung
Sinh(1338-03-23)23 tháng 3 năm 1338
Mất12 tháng 3 năm 1374(1374-03-12) (35 tuổi)
An tángFukakusa no Kita no Misasagi (深草北陵), Kyoto
Phối ngẫuHirohashi Nakako
Hậu duệThiên hoàng Go-En'yū
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Kōgon
Thân mẫuSanjō Hideko
Chữ ký

Thiên hoàng Go-Kōgon (後光厳天皇 (Hậu Quang Nghiêm Thiên hoàng) Go-Kōgon-tennō?, 23 tháng 3, 1338 – 12 tháng 3, 1374) là Thiên hoàng thứ tư của Bắc triều, do Mạc phủ Ashikaga bảo hộ tại Kyōto. Theo các học giả tiền Minh Trị, triều đại của ông kéo dài từ năm 1352 đến năm 1371[1].

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên cá nhân của ông là Iyahito (弥 仁). Ông là con thứ hai của Thiên hoàng Kōgon, em trai của người tiền nhiệm là Thiên hoàng Sukō. Mẹ ông là Hideko (秀 子), con gái của Sanjō Kinhide.

Ông có 4 hoàng hậu, phu nhân với 15 người con cả trai lẫn gái. Hầu hết các con ông đều xuất gia theo đạo Phật, riêng con trai thứ hai là thân vương Ohito sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-En'yū.

Lên ngôi Thiên hoàng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 9 năm 1352, ông được Ashikaga Yoshiakira đặt lên ngôi[2] sau khi Thái tử nhiếp chính Tadahito cùng hoàng tộc Bắc triều bị quân Nam triều bắt về Yoshino trong cuộc tấn công bất ngờ vào Kyoto năm 1351.

Trong thời gian Go-Kōgon ở ngôi, chiến tranh Nam - Bắc triều vẫn tiếp tục và kinh đô Kyoto của ông liên tục mất ổn định. Quân Nam triều nhiều lần tấn công kinh đô khiến triều đình ông ta phải bỏ chạy về Omi và những nơi khác. Mãi đến khi Ashikaga Yoshimitsu, con trai của Yoshiakira lên làm Shogun, tình hình bắt đầu lắng dịu. Yoshimitsu đem quân tấn công lực lượng của daimyo thủ hộ chống đối, qua đó kiềm chế sức mạnh của Nam triều. Nhờ chính sách này của Yoshimitsu mà Nam triều suy thoái và tạm dừng các cuộc tấn công vào Bắc triều, trất tự tại Kyoto được củng cố.

Chiến tranh liên miên làm hai phe Nam - Bắc triều cùng suy yếu, Thiên hoàng Go-Kōgon về sau cũng bị mất hết quyền lực, trở thành bù nhìn.

Vào ngày 09 tháng 4 năm 1371, ông thoái vị để con trai thứ hai là thân vương Ohito sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-En'yū.

Ông trở thành Thượng hoàng, mất tại chùa vì bệnh tật vào ngày 12 tháng 3 năm 1374.

Niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các Thiên hoàng tiền nhiệm của Bắc triều, ông đặt hai hệ thống niên hiệu:

Niên hiệu chính thống[sửa | sửa mã nguồn]

  • Shōhei (1346–1370)
  • Kentoku (1370–1372)

Niên hiệu của Bắc triều[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kannō (1350–1352)
  • Bunna (1352–1356)
  • Embun (1356–1361)
  • Kōan (1361–1362)
  • Jōji (1362–1368)
  • Ōan (1368–1375)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 302–309.
  2. ^ Sansom, George (1961). A History of Japan, 1334-1615.  Stanford University Press. p. 85,88,93. ISBN 0804705259.