Bước tới nội dung

Thung lũng Sind

Thung lũng Sind
Thung lũng Sind ở Wayil
Thung lũng Sind trên bản đồ Ấn Độ
Thung lũng Sind
Thung lũng Sind
Địa lý
Giáp vớiZojila (East)
Thung lũng Kashmir (phía tây)
Tọa độ34°17′21″B 74°48′45″Đ / 34,28917°B 74,8125°Đ / 34.28917; 74.81250

Thung lũng Sind là một thung lũng nằm trong thung lũng Kashmir của bang Jammu và Kashmir thuộc Ấn Độ. Lối vào thung lũng này nằm cách 33 km (21 dặm) về phía đông bắc của thành phố Srinagar, thành phố trung tâm của bang Jammu và Kashmir. Thung lũng này bản chất là một hẻm núi dài 65 km (40 dặm)[1]chiều rộng trung bình là 1 km (0,62 dặm).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời xa xưa, thung lũng này có một bộ phận vô cùng quan trong của con đường tơ lụa. Nó giống như là một "cây cầu" nối Ấn Độ, Trung QuốcTrung Á dọc theo tuyến đường Srinagar-Skardu[2]. Đầu tiên là những tín đồ của đạo HinduPhật giáo sử dụng tuyến đường này để đi truyền đạo, tiếp sau đó là những tín đồ của đạo Hồi[3]. Thung lũng Sinh đến nay vẫn kết nối với khu vực Ladakh với phần còn lại của Ấn Độ theo đường quốc lộ NH 1D. Dù vào mùa đông, nó bị đóng cửa do tuyết rơi dày tại Zojila.[4]

Về địa lí

[sửa | sửa mã nguồn]

Thung lũng Sind thuộc phạm vi quyền hạn của thị trấn Kangan, huyện Ganderbal. Nó tiếp giáp với thung lũng Kashmir ở phía tây, Zojila ở phía đông, Kishanganga ở phía bắc và thung lũng Lidder ở phía nam.[5]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thung lũng này có nhiều sông băng đổ vào những dòng suối, những nhánh sông của sông Sind. Những khu vực ấy là nơi sinh sống chủ yếu của cá hồi nâu[6]. Thung lũng này còn là môi trường sinh sống tự nhiên của gấu đen Himalaya, gấu nâu Himalaya, các loài hươu thuộc chi Mochus, báo tuyếtNai Kashmir[7]. Ngoài ra, Sơn dương núi Pakistan và các loài dê thuộc chi Capra cũng được phát hiện tại thung lũng này ở gần thị trấn Sonamarg.[8]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sonamarg as a climbing centre”. himalayanclub. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ Eric S. Margolis (2000). War at the Top of the World: The Struggle for Afghanistan, Kashmir, and Tibet. Routledge, 2000. tr. 123–. ISBN 9780415927123. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ S.R. Bakshi (1997). Kashmir: History and People Volume 1 of Kashmir through ages. Sarup & Sons, 1997. tr. 78–. ISBN 9788185431963. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ Moonis Raza, Aijazuddin Ahmad, Ali Mohammad (1978). The Valley of Kashmir: The land. Vikas Pub. House, 1978. tr. 31–. ISBN 9780706905250. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Subodh Kapoor (2002). The Indian Encyclopaedia: Gautami Ganga -Himmat Bahadur. Genesis Publishing Pvt Ltd, 2002. tr. 2872–. ISBN 9788177552669. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  6. ^ A Kumar (2008). Environmental Science: Appreciation & Perception. Daya Books, 2008. tr. 133–. ISBN 9788170354895. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Trevor Drieberg (1978). Jammu and Kashmir: a tourist guide. Vikas Pub. House, 1978. tr. 115–. ISBN 9780706905755. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ Gardeners' chronicle, horticultural trade journal, Part 2. Haymarket Publishing, 1875. 1875. tr. 715–. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.