Tiếng Adnyamathanha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
TiếngAdnyamathanha
Khu vựcNam Úc
Tổng số người nói110 (2006)
Phân loạiPama–Nyungar
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
adt – Adnyamathanha
gvy – Guyani
Glottologadny1235  Adnyamathanha[1]
guya1249  Guyani[2]
AIATSIS[3]L10 Adnyamathanha, L9 Kuyani
ELPAdnyamathanha
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Adnyamathanha (yura ngarwala) là một ngôn ngữ bản địa Úc. Đây là ngôn ngữ dân tộc của người Adnyamathanha.

Các ước tính số người nói tiếng Adnyamathanha không nhất quán, dù ngôn ngữ này chắc chắn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Oates 1973, chỉ có 30 người nói, khoảng 20 theo Schmidt năm 1990, 127 trong thống kê 1996, và 107 trong thống kê 2006.[4]

Yura ngarwala là cụm từ mà người Adnyamathanha thường dùng cho ngôn ngữ của họ. Nó có nghĩa là 'tiếng nói con người'. Tuy vậy, hiện nay yura có xu hướng mang nghĩa 'người Adnyamathanha', hơn là đơn giản là 'người'.

Adnyamathanha có một hệ thống đại từ nhân xưng phức tạp. Có mười cách để nói "hai chúng mình", tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

Tên[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ các bộ tộc bản địa quanh Adelaide.

Ngôn ngữ này có nhiều tên, và các cái tên này cũng có nhiều biến thể:

  • Adnyamathanha, Adynyamathanha, Adjnjamathanha, Atʸnʸamat̪an̪a, Adnjamathanha, Adnyamathana, Anyamathana, Ad'n'amadana, Anjimatana, Anjiwatana, Unyamootha
  • Wailpi, Wailbi, Waljbi, Wipie, the name of a dialect
  • Archualda
  • Benbakanjamata
  • Binbarnja
  • Gadjnjamada, Kanjimata, Keydnjmarda
  • Jandali
  • Mardala
  • Nimalda
  • Nuralda
  • Umbertana
  • Yura ngarwala

Guyani cũng được viết là Kijani, Kuyani, Kwiani.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

R. M. W. Dixon cho rằng tiếng Adnyamathanha và Guyani như một ngôn ngữ. Ethnologue tách chúng ra, và mỗi tiếng có một mã ISO 639-3 riêng.

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Sau
Đóng i iː u uː
Mở a aː

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số âm mũi và âm cạnh lưỡi đều có tha âm tắc trước.[5]

Peripheral Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Môi Ngạc mềm Vòm Răng Chân răng Quặt lưỡi Thanh hầu
Tắc vô thanh p k c t ʈ (ʔ)
hữu thanh (ɖ )
Xát voiced (v)
Mũi m ~ bm ŋ ɲ ~ ɟɲ n̪ ~ d̪n̪ n ~ dn ɳ ~ ɖɳ
Cạnh lưỡi ʎ ~ ɟʎ l̪ ~ d̪l̪ l ~ dl ɭ ~ ɖɭ
Vỗ ɾ ɽ
Rung r
Tiếp cập w j ɻ

[v] có thể là tha âm của /p/.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Adnyamathanha”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Guyani”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Bản mẫu:AIATSIS
  4. ^ “AUSTLANG”. austlang.aiatsis.gov.au. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ Jeff Mielke, 2008. The emergence of distinctive features, p 135

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]