Tiếng Bijago

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Bijago
Sử dụng tạiGuinea-Bissau
Khu vựcQuần đảo Bissagos
Tổng số người nói30.000 (2006)[1]
Phân loạiNiger-Congo
Phương ngữ
Kagbaaga
Kajoko (Orango)
Anhaqui (Anhaki)
Kamɔna
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3bjg
Glottologbidy1244[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Bijago, Bijogo hay Bidyogo là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Bak, được nói tại quần đảo Bissagos của Guinea-Bissau. Mối quan hệ của nó với các ngôn ngữ Bak khác còn chưa rõ ràng và nó thường được xem là khác biệt nhất trong nhóm. Ngôn ngữ này có bốn phương ngữ:

Phương ngữ Kamɔna không thể thông hiểu với các phương ngữ còn lại.[3]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Bijago là một trong số ít ngôn ngữ có phụ âm môi lưỡi (âm /d̼/) trong hệ thống âm vị. Cấu trúc âm tiết thông thường là (C)V(N)(C) (C: phụ âm, V: nguyên âm). Đây là một ngôn ngữ phi thanh điệu có sự hài hòa nguyên âm (vowel harmony). Tiếng Bijago có nét giống với các ngôn ngữ Bantu mà nó là họ hàng xa, với sự hiện diện của một hệ thống gồm 14 lớp danh từ.

Cấu trúc câu thông thường là chủ-động-tân (SVO):

e-booʈi ɛ-bak e-we.
chó THT.bắt
"Con chó bắt con dê"
ŋa-ʈapak-ɛ ɔ-g ŋu-mpɛs.
Tôi.THT-mượn-THT anh ta ŋO-tiền
"Tôi mượn tiền từ anh ta"
(hay, chính xác hơn) "Tôi đã mượn anh ta tiền.

Tính từ, số từ và chỉ định từ đứng sau danh từ mà chúng bổ nghĩa.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tiếng Bijago tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bidyogo”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b Rose, Sarah. "Bijago (Central, (West) Atlantic)".
  • Olson, Kenneth S., D. William Reiman, Fernando Sabio & Filipe Alberto da Silva. 2009. The voiced linguolabial plosive in Kajoko. Chicago Linguistic Society (CLS) 45(1), 519-530.
  • Segerer, Guillaume. La langue bijogo. Oxford: Pergamon Press, 1997.
  • Segerer, Guillaume. Lʼorigine des Bijogo: hypothèses de linguiste. In Gaillard, Gérald (Ed), Migrations anciennes et peuplement actuel des Côtes guinéennes, Paris: LʼHarmattan, 2000, pp. 183–191
  • Segerer, Guillaume. La langue bijogo de Bubaque (Guinée Bissau). Louvain, Paris: Editions Peeters, 2002. 310 pp.
  • Guillaume Segerer & Florian Lionnet 2010. "'Isolates' in 'Atlantic'". Language Isolates in Africa workshop, Lyon, Dec. 4