Tiếng Seediq

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kari Seediq
Taroko
Sử dụng tạiĐài Loan
Tổng số người nói20,000
Dân tộcNgười Seediq, người Truku
Phân loạiNam Đảo
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3trv
Glottologtaro1264[1]
ELPSeediq

Tiếng Seediq (phát âm [seˈedæq]) là một ngôn ngữ Atayal ở vùng núi miền bắc Đài Loan, là ngôn ngữ của người Seediqngười Trucku.

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Seediq có 19 âm vị phụ âm và 4 âm vị nguyên âm. Trong số này, có hai âm xát ngạc mềm (một vô thanh một hữu thanh), và một âm tắc lưỡi gà. Trong loạt âm tắc môi và chân răng có sự phân biệt vô thanh/hữu thanh; còn trong loạt âm tắc ngạc mềm và lưỡi gà chỉ có âm vô thanh. Âm tắc xát chân răng vô thanh có địa vị âm vị không vững chắc, có mặt chỉ trong một số thán từ (như teʼcu! "ôi rối bời!"), từ mượn và từ được gắn tiền tố danh động từ (gerund) hóa cese- (Tsukida 2005: 292, 297).

Phụ âm tiếng Seediq (phương ngữ Truku)[2][3]
Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Lưỡi gà Thanh hầu
vô thanh hữu thanh vô thanh hữu thanh vô thanh hữu thanh vô thanh hữu thanh
Tắc p [p] b [b] t [t] d [d] (j [ɟ]) k [k] q [q] ʼ [ʔ]
Xát s [s] x [x] g [ɣ] h [h]
Tắc xát (c [ts])
Cạnh lưỡi l [l]
Mũi m [m] n [n] ng [ŋ]
Vỗ r [ɾ]
Lướt y [j] w [w]

Kí tự cj lần lượt thể tha âm vòm của td sau iy.

Hệ thống nguyên âm như sau:

Nguyên âm tiếng Seediq (phương ngữ Truku)[2]
Trước Giữa Sau
Đóng i [i] u [u]
Vừa e [ə]
Mở a [a]

Tiếng Seediq có ba nguyên âm đôi, là ay [ai̯], aw [au̯] và uy [ui̯].

Hình thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Giống những ngôn ngữ Nam Đảo khác, tiếng Seediq dùng láy âm để thể hiện chức năng ngữ pháp, như tạo số nhiều. Ví dụ:

  • qehuni "cây" → qe-qehuni "những cái cây" (láy Cə-)
  • seʼdiq "người" → sede-seʼdiq "con người" (láy CəCə-)[4]

Cùng với láy âm, còn có nhiều tiền tố và hậu tố làm biến đổi nghĩa của từ trong quá trình phát sinh từ hay biến tố.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Taroko”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Tsukida 2005, tr. 293.
  3. ^ Xu 2008, tr. 6-9.
  4. ^ Tsukida 2005, tr. 294-295.