Tom Lehrer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tom Lehrer
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhThomas Andrew Lehrer
Sinh9 tháng 4, 1928 (96 tuổi)
New York City, New York, Hoa Kỳ
Thể loạiTrào phúng, hài kịch, khoa học
Nghề nghiệpToán học, giáo viên, nhạc sĩ, ca sĩ
Nhạc cụvocal, piano
Năm hoạt động1945–71, 1980, 1998
Hãng đĩaReprise/Warner Bros. Records
Rhino/Atlantic Records
Shout! Factory
Hợp tác vớiJoe Raposo

Thomas Andrew "Tom" Lehrer (sinh 9 tháng 4 năm 1928) là một nhạc sĩ, nghệ sĩ piano, nhà trào phúng và nhà toán học. Ông từng đồng thời giảng toán và nhạc kịch. Ông được biết đến nhiều nhất với những ca khúc hài hước, sinh động được ghi đĩa những năm 1950 và 1960.

Công trình của ong thường nhại lại những ca khúc pop đương thời, mặc dù ông thường tạo ra giai điệu của riêng mình. Một ngoại lệ đáng chú ý là bài hát "The Elements" (Các Nguyên tố) trong đó ông đặt tên của các nguyên tố hóa học vào giai điệu của bài "Major-General's Song" từ album "Pirates of Penzance" của Gilbert và Sullivan. Các tác phẩm ban đầu của Lehrer thường liên quan tới các vấn đề không có tính thời sự và đáng chú ý về tính hài hước sâu cay trong những ca khúc như "Poisoning Pigeons in the Park" (Đầu độc bầy Bồ câu trong Công viên). Những năm 1960, ông sáng tác một số ca khúc liên quan tới các vấn đề xã hội và chính trị đương thời, đặc biệt khi ông viết cho phiên bản Mỹ của show truyền hình "That Was the Week That Was". Bất chấp những gợi nhắc và chủ đề có tính thời sự của chúng, sự phổ biến của những ca khúc này kéo dài; Lehrer từng nhắc lại lời giải thích từ một người bạn: "Cứ luôn dự đoán điều tệ nhất và anh sẽ được ca ngợi như một vị tiên tri."[1]

Đầu những năm 1970, ông giã từ việc biểu diễn cho công chúng để dành thời gian vào việc dạy toán và nhạc kịch ở Đại học California, Santa Cruz. Ông có hai buổi xuất hiện biểu diễn năm 1998 ở một gala show London kỉ niệm sự nghiệp của ông bầu Cameron Mackintosh.[2]

Tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Lehrer sinh năm 1928 trong một gia đình Do Thái và lớn lên trong một quận giàu có ở Manhattan (New York).[3] Cha ông, James Lehrer là một nhà sản xuất cà vạt tiên phong, đồng thời vận động tích cực cho tòa Thượng thẩm Do Thái[4] Mặc dù được nuôi dạy trong môi trường Do Thái, Lehrer trở thành một người vô thần bất khả tri.[5] Ông bắt đầu học piano cổ điển khi lên 7, nhưng quan tâm hơn nhiều tới nhạc pop đương thời. Cuối cùng mẹ ông cũng gửi ông tới một thầy dạy piano pop.[6] Khi còn nhỏ, ông đã bắt đầu viết các điệu biểu diễn, thứ giúp ông trở thành một nhà soạn nhạc trào phúng những năm ở Harvard sau này.[7]

Lehrer vào học Trường Horace MannRiverdale, Bronx.[3][8] Ông cũng từng tham gia trại hè Androscogin, ban đầu là người cắm trại sau là chỉ huy.[9] Lehrer được ghi nhận là một thần đồng và vào Đại học Harvard ở tuổi 15 sau khi tốt nghiệp trường dự bị Loomis Chaffee [4] Khi đang là sinh viên ngành toán, ông bắt đầu viết các ca khúc hài hước để giải trí với bạn bè, bao gồm những bài như "Fight Fiercely, Harvard" (1945). Những ca khúc này về sau được đặt tên lại thành "The Physical Revue" nhại theo tên một tạp chí khoa học hàng đầu là Physical Review.

Sự nghiệp nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Lehrer nhận bằng hạng ưu (magna cum laude, tức trong tốp 20%) ngành toán năm 1946, nhận bằng thạc sĩ năm sau đó khi mới 19 tuổi, và được giới thiệu vào hội danh dự Phi Beta Kappa của các sinh viên ưu tú.[10] Ông từng dạy các lớp toán đại học ở MIT, Harvard và Wellesley.[11]

Ông ở lại Harvard làm luận văn tiến sĩ trong vài năm, nhưng dành nhiều thời gian cho sự nghiệp âm nhạc và làm việc như một nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos. Ông phục vụ trong Quân lực Hoa Kỳ từ 1955 tới 1957, làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). (Lehrer về sau tuyên bố rằng ông đã phát minh ra công thức "Jell-O shots", một loại thạch có trộn rượu phổ biến, nhằm lách qua quy định hạn chế uống rượu hồi đó).[12]

Mặc dù nhận bằng thạc sĩ trong một thời kỳ mà những người đến tuổi đi lính thường không có bằng tốt nghiệp phổ thông, Lehrer đã phục vụ trong quân đội với tư cách lính trơn mà không phải sĩ quan, sau dần được thăng lên hạng Chuyên gia hạng ba, mà Lehrer tự coi là tương đương hạ sĩ.[13] Năm 1960, Lehrer trở lại nghiên cứu toàn thời gian ở Harvard, nhưng từ bỏ viết luận văn năm 1965 về mode thống kê sau 15 năm làm việc dứt quãng.[3]

Từ năm 1962, ông dạy tại ngành khoa học chính trịViện Công nghệ Massachusetts (MIT).[14] Năm 1972, ông chuyển sang Đại học California ở Santa Cruz, dạy một khóa đại cương mang tên "Bản chất của Toán học" cho sinh viên các ngành nghệ thuật trong chương trình dạy học cách tân của trường này. Ông cũng dạy ngành nhạc kịch và thỉnh thoảng biểu diễn các ca khúc trong lớp học của mình[15]

Lớp giảng toán học cuối cùng của Lehrer (về chủ đề vô hạn) là vào năm 2001; ông cũng từ bỏ giới hàn lâm từ đây.[16] nhưng nói rằng mình vẫn còn quan tâm tới lĩnh vực này và thảo luận với đồng nghiệp cũ ở Santa Cruz.[17]

Công bố toán học[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay trong dữ liệu của Hội Toán học Mỹ còn tìm thấy hai bài báo mà ông là tác giả:

  • R. E. Fagen and T. A. Lehrer, "Random walks with restraining barrier as applied to the biased binary counter," Journal of the Society for Industrial and Applied Mathematics, vol. 6, pp. 1–14 (March 1958) MR0094856
  • T. Austin, R. Fagen, T. Lehrer, and W. Penney, "The distribution of the number of locally maximal elements in a random sample," Annals of Mathematical Statistics, vol. 28, pp. 786–790 (1957) MR0091251

Sự nghiệp âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Rút lui khỏi âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tái xuất hiện và vấn đề in đĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Di sản âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ford, Andrew (ngày 8 tháng 7 năm 2006). “Tom Lehrer”. The Music Show. Australian Broadcasting Corporation. Radio National. Interview transcript.
  2. ^ “Tom Lehrer talks – interview – a CD/DVD is out in the U.S.”. YouTube. ngày 8 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ a b c Smith, Ben (ngày 9 tháng 4 năm 2014). “Looking For Tom Lehrer, Comedy's Mysterious Genius”. Buzzfeed. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ a b Smith, Ben. “Looking For Tom Lehrer, Comedy's Mysterious Genius”. Buzzfeed BuzzReads. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ Warren Allen Smith (2002). “Tom Lehrer”. Celebrities in hell. chelCpress. tr. 72. ISBN 9781569802144. Ông từng trả lời: không ai nguy hiểm bằng kẻ nghĩ rằng mình có Chân Lý. Là một người vô thần cũng ngạo mạn không kém gì là một người theo tôn giáo chính thống. Nhưng dù sao thì, tôi cũng khá là ngạo mạn.
  6. ^ Liner notes, Songs & More Songs By Tom Lehrer, Rhino Records, 1997.
  7. ^ Tom Lehrer: The Political Musician That Wasn't. By Jeremy Mazner.
  8. ^ Toobin, Jeffrey R (ngày 9 tháng 11 năm 1981). “Tom Lehrer”. The Harvard Crimson. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  9. ^ “The Elements by Tom Lehrer”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ Tom Lehrer Biography
  11. ^ “Tom Lehrer, biography”. Haverford.
  12. ^ Boulware, Jack (ngày 19 tháng 4 năm 2000). “That Was the Wit That Was”. San Francisco Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  13. ^ Monologue self-introduction on Tom Lehrer Revisited.
  14. ^ Longley, Eric. “Tom Lehrer”. St. James Encyclopedia of Popular Culture. CBS Interactive Resource Library. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2014.
  15. ^ Internet Archive: Details: Tom Lehrer.
  16. ^ I hope Tom doesn't read this. He doesn't like the attention Lưu trữ 2008-06-16 tại Wayback Machine.
  17. ^ Interview with the Sydney Morning Herald, ngày 28 tháng 2 năm 2003.