Bước tới nội dung

Trò đổ máu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chọi dê

Trò đổ máu (Blood sport) hay trò huyết đấu hay môn thể thao đổ máu hay trò chơi đẫm máu là một môn thể thao hoặc trò chơi giải trí liên quan đến sự đổ máubạo lực. Các ví dụ phổ biến trước đây bao gồm các môn thể thao mang tính chiến đấu và đối chọi bằng động vật như đá gàchọi chó và một số hình thức săn bắncâu cá thể thao có yếu tố bạo lực. Các hoạt động đặc trưng của trò chơi đẫm máu nhưng chỉ liên quan đến người tham gia bao gồm các trận đấu sinh tử của những võ sĩ giác đấu thời La Mã cổ đại và các hình thức bạo lực đổ máu ở đấu trường La Mã được biết đến nhiều, ngoài ra còn có những nghi thức tế lễ có tính đẫm máu của những quốc gia, dân tộc, lãnh địa, nền văn minh còn chưa được biết đến.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tanner Carson, việc sử dụng thuật ngữ này sớm nhất có liên quan đến săn bắn rượt đổi như trong các cuộc săn cáo hoặc săn thỏ. Trước khi bắn súng kết liễu con mồi, một thợ săn sử dụng mũi tên hoặc giáo cũng có thể làm bị thương một con vật, sau đó sẽ bị truy đuổi và có lẽ bị giết ở cự ly gần, như trong việc săn lợn rừng thời trung cổ. Thuật ngữ này đã được phổ biến bởi tác giả Henry Stephens Salt.

Sau đó, thuật ngữ này dường như đã được áp dụng cho các loại chọi thú và chiến đấu bắt buộc khác nhau: chọi bò (Bull-baiting), chọi gấu, đá gà và phát triển sau này như chiến đấu trong các trò chọi chóchọi chuột. Các con vật được lai tạo đặc biệt sinh ra để chiến đấu. Trong thời đại Victoria, các nhà cải cách xã hội bắt đầu phản đối mạnh mẽ các hoạt động như vậy, tuyên bố những căn cứ về đạo đức và phúc lợi động vật. Donald Watson, nhà hoạt động thuần chay đầu tiên, đã chống lại các môn thể thao máu, nói rằng: "Những kẻ giết sinh vật vì thú vui phải là những tên cặn bã". Những người ủng hộ quyền động vậtbảo vệ động vật chống ngược đãi động vật đã mở rộng thuật ngữ thể thao máu me cho nhiều loại hình săn bắn khác nhau.

Săn bắn chiến phẩm nói chung và săn cáo nói riêng đã bị chê bai là môn thể thao đổ máu bởi những người quan tâm đến phúc lợi động vật, đạo đức và bảo tồn động vật. Câu cá giải trí đôi khi được mô tả như một môn thể thao máu bởi những người trong ngành giải trí. Những hạn chế về trò chơi đổ máu đã được ban hành ở nhiều nơi trên thế giới. Một số trò đổ mzu1 vẫn hợp pháp dưới các mức độ kiểm soát khác nhau ở một số địa điểm nhất định (ví dụ: đấu bò và đá gà) nhưng đã giảm phổ biến ở những nơi khác. Những người ủng hộ các môn thể thao máu me tin rằng chúng là truyền thống trong văn hóa. Chẳng hạn, những người hâm mộ môn đấu bò không coi đấu bò là một môn thể thao mà là một hoạt động văn hóa.

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Thú chọi thú

Người đấu với thú

Người đấu với người

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Don Atyeo, Blood and Guts: Violence in Sports, Grosset & Dunlap, 1979. ISBN 0448220008
  • "Blood sport". Merriam-Webster's Collegiate Dictionary (11 ed.). Merriam-Webster, Inc. 2003. p. 134. ISBN 978-0-87779-807-1. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  • George, Roger. "Donald Watson 2002 Unabridged Interview" (PDF). Archived (PDF) from the original on ngày 27 tháng 10 năm 2019.
  • Greenwood, George (2015) [1915]. "The Cruelty of Sport". In Salt, Henry S. (ed.). Killing for Sport. George Bell & Sons. pp. 1–33. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  • Wyatt, Bob (2013). What Trout Want: The Educated Trout and Other Myths. Stackpole Books. p. 3. ISBN 978-0-8117-1179-1. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  • Lewine, Edward (July 2005). Death and the Sun: A Matador's Season in the Heart of Spain. Houghton Mifflin Company. p. 231. ISBN 978-0-618-26325-7. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  • Mitchell, Timothy (July 1991). Blood Sport: a social history of Spanish bullfighting. University of Pennsylvania Press. p. 244. ISBN 978-0-8122-3129-8.
  • Stratton, Jim (ngày 18 tháng 1 năm 2005). "Cockfighting Persists as Underground Sport". Puerto Rico Herald. Archived from the original on ngày 6 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  • Brooke, Simon (ngày 19 tháng 8 năm 2007). "Animal cruelty films on YouTube". The Sunday Times. Archived from the original on ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  • Clarke, Matt (ngày 17 tháng 5 năm 2007). "Uproar at fish cruelty on YouTube". Practical Fishkeeping. Archived from the original on ngày 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]