Trận đồn Jackson và St. Philip

Trận đồn Jackson và St. Philip
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Cuộc tấn công của hạm đội miền Bắc ngày 24 tháng 4 năm 1862; đồn St. Philip ở bên phải và đồn Jackson bên trái
Thời gian18 tháng 428 tháng 4 năm 1862
Địa điểm
Kết quả Liên bang miền Bắc chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ David G. Farragut Hoa Kỳ Johnson K. Duncan
Hoa Kỳ John K. Mitchell
Hoa Kỳ John A. Stephenson
Thành phần tham chiến
Đội tàu Phong tỏa Vịnh Tây Đồn Jackson
Đồn St. Philip
Thương vong và tổn thất
229 [1] 782 [1]

Trận đồn Jackson và St. Philip (18 tháng 4–28 tháng 4 năm 1862) là trận chiến quyết định quyền sở hữu thành phố New Orleans trong Nội chiến Hoa Kỳ. Hai đồn quân sự của Liên minh miền Nam trên sông Mississippi nằm ở phía nam thành phố đã bị hạm đội Hải quân Liên bang miền Bắc tấn công. Một khi các đồn này còn ngăn cản các lực lượng miền Bắc tiến vào thì thành phố vẫn được an toàn, còn nếu chúng bị thất thủ thì sẽ không còn một vị trí nào phía sau để chống lại nữa.

New Orleans, thành phố lớn nhất của Liên minh miền Nam, vốn đã đứng trước nguy cơ bị tấn công từ phía bắc khi David Farragut đưa hạm đội của mình tiến vào sông Mississippi từ phía nam. Hải quân miền Nam đã đẩy lui hạm đội phong tỏa của miền Bắc trong trận mũi Passes diễn ra vào tháng 10 trước đó. Mặc dù mối đe dọa từ phía thượng nguồn xét theo khía cạnh địa lý là xa hơn so với từ phía vịnh Mexico, nhưng một chuỗi thất bại tại các bang KentuckyTennessee đã buộc Bộ Chiến tranh và Hải quân miền Nam tại Richmond tước bỏ rất nhiều hệ thống phòng thủ ở khu vực này. Nhân lực và trang bị bị rút khỏi các công sự phòng ngự địa phương, cho nên đến giữa tháng 4 hầu như không còn lại gì ở khu vực phía nam ngoại trừ hai đồn quân sự và một vài tàu chiến có chất lượng rất đáng nghi ngờ.[2][3] Không hề giảm áp lực từ phía bắc, Tổng thống miền Bắc Abraham Lincoln đã cho tiến hành một chiến dịch tấn công kết hợp của hải quân và lục quân từ phía nam. Lục quân miền Bắc huy động 18.000 binh lính, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Benjamin F. Butler. Hải quân miền Bắc đóng góp một bộ phận lớn trong Đội tàu Phong tỏa Vịnh Tây, do đô đốc David G. Farragut chỉ huy. Đội tàu này được tăng cường bằng một đội tàu nhỏ bán độc lập khác gồm các tàu hai buồm bắn súng cối cùng các thuyền bè hỗ trợ của nó do David Dixon Porter chỉ huy.[4]

Lực lượng tấn công tập trung tại Ship Island trên vịnh Mexico. Khi đã sẵn sàng, hải quân miền Bắc đưa tàu chiến tiến vào sông và hoàn tất vào ngày 14 tháng 4. Sau đó di chuyển đến một vị trí ở gần hai đồn này và đến ngày 18, nã súng cối mở màn trận đánh.[5]

Trận đánh sau đó có thể chia thành hai giai đoạn: một cuộc pháo kích hầu như không hiệu quả vào các đồn của miền Nam từ các khẩu súng cối gắn trên thuyền bè, và cuộc vượt phá thành công của phần lớn hạm đội Farragut trong đêm ngày 24 tháng 4. Trong cuộc vượt phá này, một tàu chiến miền Bắc bị mất và 3 tàu khác phải quay trở lại, còn tàu chiến phe miền Nam gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Việc chiếm đóng thành phố sau đó không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào, và là một đòn chí mạng gây nên những tổn hại mà miền Nam không bao giờ có thể phục hồi lại được.[6][7] Các đồn quân sự vẫn trụ lại sau khi hạm đội miền Bắc vượt qua, nhưng quân lính ở đồn Jackson bị suy sụp tinh thần đã làm binh biến và khiến cho chúng phải đầu hàng.[8][9][10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “National Park Service battle description”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ Hearn, Capture of New Orleans, 1862, trang 117, 122, 148.
  3. ^ Duffy, Lincoln's admiral, trang 99–100.
  4. ^ Duffy, Lincoln's admiral, trang 62–65. Butler có 18.000 quân tại Ship Island, nhưng số quân này đã được ông ta chuyển lên Mississippi trước trận chiến.
  5. ^ Hearn, Capture of New Orleans, 1862, trang 180–186,
  6. ^ Simson, Naval strategies of the Civil War, trang 106.
  7. ^ Duffy, Lincoln's admiral, trang 113–114.
  8. ^ Duffy, Lincoln's admiral, trang 110.
  9. ^ ORN I, v. 19, trang 131-146.
  10. ^ ORA I, v. 6, trang 525-534.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • National Park Service battle description Lưu trữ 2006-05-26 tại Wayback Machine
  • Davis, George B., Stephen B. Elkins, and Daniel S. Lamont, Atlas to accompany the official records of the Union and Confederate armies. US War Department, 1891. Reprint, Arno Press, 1978.
  • Official records of the Union and Confederate Navies in the War of the Rebellion. Series I: 27 volumes. Series II: 3 volumes. Washington: Government Printing Office, 1894-1922.
  • War of the Rebellion: a compilation of the official records of the Union and Confederate Armies. Series I: 53 volumes. Series II: 8 volumes. Series III: 5 volumes. Series IV: 4 volumes. Washington: Government Printing Office, 1886-1901.
  • Callahan, James Morton, The diplomatic history of the Southern Confederacy. Johns Hopkins, 1901.
  • Catton, Bruce, Terrible Swift Sword: The Centennial History of the Civil War, Volume 2. Doubleday, 1963. ISBN 0-385-02614-5.
  • Duffy, James P. Lincoln's admiral: the Civil War campaigns of David Farragut. Wiley, 1997. ISBN 0-471-04208-0
  • Dufour, Charles L. The night the war was lost. Garden City: Doubleday, 1960. ISBN 0-8032-6599-0
  • Eicher, David J., The Longest Night: A Military History of the Civil War. Simon & Schuster, 2001. ISBN 0-684-84944-5.
  • Hearn, Chester G. The capture of New Orleans, 1862. Louisiana State University Press, 1995.
  • Johnson, Robert Underwood and Clarence Clough Buel, eds., Battles and leaders of the Civil War. Century, 1894; reprint ed., Castle, n.d.
  • Mitchell, John K. "Operations of Confederate States Navy in defense of New Orleans" (letter). Southern Historical Society Papers, v. 2, pp. 240–244 (1876).
  • Simson, Jay W., Naval strategies of the Civil War: Confederate innovations and Federal opportunism. Cumberland House, 2001. ISBN 1-58182-195-6
  • Wells, Tom H. The Confederate Navy: a study in organization. University of Alabama Press, 1971.
  • Winters, John D., The Civil War in Louisiana. Louisiana State University Press, 1963. ISBN 0-8071-1725-0

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]