Bước tới nội dung

Tạ Hữu Canh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tạ Hữu Canh (sinh năm 1930, mất năm 1993) là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền (ambassador extraordinary and plenipotentiary) của Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Khởi đầu sự nghiệp, ông cùng ông Nguyễn Mạnh Cầm là phiên dịch tại Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva cho ông Nguyễn Lương Bằng.[1]

Hoạt động trong ngành Ngoại Giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thời gian cùng học tiếng Nga tại Trung Quốc, ông cùng với ông Nguyễn Mạnh Cầm đến Moskva, phục vụ cho sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập tại đây.[2] Ông rời Đại sứ quán Việt Nam Moskva với chức vụ là Tham Tán Công Sứ và kết nối hiệp định tại khai thác dầu khí tại Thềm lục địa nam Việt Nam, góp phần tạo thành liên doanh Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.[3]

Tạ Hữu Canh là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Cuộc đời ông tập trung vào công việc trong ngành, tham gia nhiều vị trí tại Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva, và sau đó là Vụ Trưởng Vụ Liên Xô [4].

Tạ Hữu Canh là Đại sứ tại Berlin, Cộng hòa Dân chủ Đức từ tháng 04 năm 1988[5][6]. Đây là những năm cuối cùng của bức tường Berlin chia cắt thành phố này và cả nước Đức. Đây là giai đoạn khó khăn và nhạy cảm, với 59,000[7] người xuất khẩu lao động Việt Nam vẫn còn đang ở Đông Đức. Quyết định của Đại Sứ Tạ Hữu Canh có ảnh hưởng lớn tới số người đã có thể ở lại và trở thành Người Việt tại Đức.[8]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.[9]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đời đại sứ - Kỳ 1: Ngôi nhà nhỏ giữa Mạc Tư Khoa”. TUOI TRE ONLINE. 12 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “ĐSQ Việt Nam tại Mátxcơva những ngày đầu thành lập”. Công An Nhân Dân. 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “Hiệp định Liên Chính phủ về hợp tác ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam: quá trình chuẩn bị, thông qua, những bước đi đầu tiên”. VietsoPetro. 18 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Hồi ký Trần Quang Cơ, chương 3, CP87”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ “Neus Deuschland - 28 - 04 - 1988 den Außerordentlichen und Bevollmächtigten Botschafter der Sozialistischen Republik Vietnam, Ta Huu Canh” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Nguyễn Mạnh Cầm (30 tháng 8 năm 2013). “Vị Đại sứ đầu tiên tại nước XHCN đầu tiên”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “Vietnamese Workers in the German Democratic Republic, 1980-89”. reseacrchgate.com (bằng tiếng Anh). 11 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “V20 Years Later, East Germany's Vietnamese Have Moved on”. dw.com (bằng tiếng Đức). 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Trao tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động cho cán bộ ngành Ngoại giao”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.