Vỏ tương lai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vỏ Tương Lai
Tiếng Anh: Cover of Future
Tập tin:Vỏ Tương Lai - Cover of Future.jpg
Tác giảNguyễn Thị Kim Đức
Thời gian2019
Chất liệuLụa Việt Nam
Chủ đềmôi trường
Kích thước48 cm × 38 cm (19 in × 15 in)
Tình trạngtốt
Chủ sở hữuNguyễn Thị Kim Đức

Vỏ tương lai là một bức tranh mang thông điệp bảo vệ môi trường của họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức, bức tranh được đánh giá là gây ấn tượng mạnh tại Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2019.[1] Bức tranh đã được in thành 105 bản, có chữ ký của tác giả Nguyễn Thị Kim Đức để tặng cho 105 lãnh đạo và chức sắc tôn giáo của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Hòa thượng Phra Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc.[2] Bức tranh gốc "Vỏ Tương Lai" trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật Phật giáo "Con đường Giác ngộ" ở Điện Tam Thế chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).

Tác giả[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả của bức tranh là Nguyễn Thị Kim Đức, con gái thứ năm của nhà văn Nguyễn Sơn Đỗng; sinh ra trong gia đình nghệ thuật, Nguyễn Thị Kim Đức đã có đam mê với hội họa từ nhỏ. Theo chia sẻ của tác giả, chính tình yêu môi trường đã thôi thúc cô vẽ nên bức tranh Vỏ tương lai.[3]

Chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tranh được vẽ với những đường nét mạnh, gam màu tối không có sức sống thể hiện cho sự tàn phá cây cối và mặt đất; hình ảnh nước biển dâng xâm lấn dần đất liền và bầu không khí u uất, bị ô nhiễm nặng nền, thế giới động vật bơ vơ trước thảm họa thiên tai.[4][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ PV (15 tháng 5 năm 2019). “Hé lộ tác phẩm gây ấn tượng mạnh tại Đại lễ Vesak 2019”. Dân trí.
  2. ^ Thái Bảo (11 tháng 5 năm 2019). “Tặng bức tranh mang thông điệp bảo vệ hành tinh xanh”. Nhân dân.
  3. ^ Quang Anh (15 tháng 5 năm 2019). “Bức tranh 'Vỏ tương lai' - món quà ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản Vesak 2019”. Vietnamnet.
  4. ^ Phạm Vân (15 tháng 5 năm 2019). “Bức tranh mang thông điệp môi trường tại Đại lễ Phật đản 2019”. VnExpress.
  5. ^ M. K (3 tháng 6 năm 2019). "Vỏ tương lai" - bức tranh làm thay đổi thế giới”. Lao động.