Bước tới nội dung

Văn phòng ảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Văn phòng ảo (tiếng Anh: virtual office) là một hình thức văn phòng cung cấp dịch vụ địa chỉ và liên lạc mà không cần đến diện tích thực tế.[1]

Việc thuê văn phòng ảo rất lý tưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc công ty đang cần tìm một địa chỉ đáng tin cậy để nâng cao hình ảnh trong các buổi tiếp khách, các cuộc họp hay nhận bưu phẩm, tài liệu thường xuyên. Văn phòng ảo là mô hình phù hợp với các công ty đang phát triển tìm kiếm một văn phòng chuyên nghiệp.

Hình ảnh khu vực tiếp khách của mô hình Văn phòng ảo
Hình ảnh khu vực tiếp khách của mô hình Văn phòng ảo kiểu mẫu

Những doanh nghiệp thường phù hợp với mô hình văn phòng ảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Doanh nghiệp thành lập đăng ký kinh doanh mới.
  • Giám đốc doanh nghiệp vừa & nhỏ.
  • Chuyên viên tư vấn hoặc nhóm dự án.
  • Văn phòng đại diện.

Tính pháp lý khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ văn phòng ảo?[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều 43 Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014 quy định: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”.

Khi đăng ký giấy phép kinh doanh và thành lập công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng được thể hiện trên giấy chứng nhận doanh nghiệp. Chưa có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp không được thuê dịch vụ văn phòng ảo để đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “virtual office”. BNET Business Directory. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]