Vườn quốc gia Núi Aspiring

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vườn quốc gia Núi Aspiring
Thung lũng Tây Matukituki và sông Matukituki nhìn thấy từ Cascade Saddle.
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Núi Aspiring
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Núi Aspiring
Vị trí tại New Zealand
Thành phố gần nhấtWanaka, New Zealand
Diện tích3.555 km²
Thành lập1964
Cơ quan quản lýCục Bảo tồn

Vườn quốc gia Núi Aspiring nằm ở dãy Alps phía Nam của đảo Nam, New Zealand. Phía bắc là vườn quốc gia Fiordland và nằm ở giữa Otago và phía nam Westland. Vườn quốc gia này cũng là một phần của Te Wahipounamu, một địa danh bao gồm 4 vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1990.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 2005, Quỹ Di sản Thiên nhiên mua lại đất của tư nhân ở các thung lũng sông Landsborough để bổ sung vào diện tích đất của vườn quốc gia.[1] Năm 2006, Công ty Milford Dart đã trình Cục Bảo tồn, đơn vị quản lý trực tiếp vườn quốc gia Núi Aspiring để xin phép về kế hoạch xây dựng con đường khác trong vườn quốc gia, đó là một đường hầm xe buýt, được gọi là hầm Milford, đi từ đường chính đến thung lũng để Hollyford, đưa du khách đến Milford Sound.[2] Đường hầm sẽ được thiết lập như là cầu nối tới Glenorchy và sẽ giúp giảm đáng kể thời gian đi lại từ Queenstown đến Milford Sound xuống còn 9 giờ.[3]

Trong năm 2007, cơ quan Bảo tồn New Zealand đã từ chối thông qua việc sửa đổi kế hoạch quản lý đó. Đơn vị này cho rằng, con đường được đề xuất sẽ không giúp nhiều vào việc sử dụng và lợi ích cho vườn quốc gia Núi Aspiring, nơi mà con đường đó đi qua và tác dụng phụ của việc xây dựng và sử dụng nó đi qua vườn quốc gia sẽ lớn hơn bất kỳ lợi ích.[4]

Đề xuất này sau đó đã được chấp thuận theo nguyên tắc của Cục Bảo tồn trong năm 2011, nhưng đã bị từ chối bởi Bộ trưởng Bộ Bảo tồn Nick Smith. Và vào tháng 7 năm 2013, Smith đã nói rằng "đề xuất này đã vượt quá những gì thích hợp cho một khu vực di sản thế giới".[3]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập vào năm 1964, là một trong 10 vườn quốc gia của New Zealand lúc đó, vườn quốc gia có diện tích 3.555 km ², nằm ở cuối phía nam của dãy Alps phía Nam. Vườn quốc gia này nằm tiếp giáp trực tiếp phía tây của Hồ Wanaka, và là khu vực phổ biến cho các hoạt động đi bộ đường dài và leo núi. Núi Aspiring / Tititea (3.033 m) là ngọn núi được lấy để đặt tên cho vườn quốc gia này. Các đỉnh núi nổi tiếng khác tại đây còn có Núi Pollux (2.542 m) và núi Brewster (2.519 m). Góc phía đông bắc của vườn quốc gia là đèo Haast, một trong ba tuyến đường chính vượt qua dãy Alps phía Nam.

Khai khoáng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 2009, Đảng Quốc gia New Zealand đã chỉ ra rằng, Vườn quốc gia Núi Aspiring có thể được mở ra để khai thác mỏ. Khoảng 20% tổng diện tích của vườn quốc gia, chủ yếu ở vùng phía tây xung quanh dãy Red Hill, và các bộ phận phía đông bắc có thể đưa ra khỏi vườn quốc gia để khai thác.[5][6] Một cuộc thăm dò đặc biệt ở đây cho thấy có khoáng chất đất hiếm, wolfram và các khoáng vật Carbonatite. Tuy nhiên, Đảng Xanh đã cảnh báo rằng, vườn quốc gia là một trong những địa điểm du lịch chính của New Zealand, và khai thác khoáng sản ở đây có thể làm thiệt hại đáng kể cho hình ảnh của đất nước.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Honourable Chris Carter, Landsborough Station purchased for national park Lưu trữ 2005-11-27 tại Wayback Machine, Media Release, New Zealand Government, ngày 22 tháng 4 năm 2005
  2. ^ “Amendment to park plan proposed for Milford Dart” (Thông cáo báo chí). New Zealand Conservation Authority. ngày 8 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ a b Fox, Michael (ngày 17 tháng 7 năm 2013). “Government rejects Milford Tunnel”. The Press. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ “Roading Amendment to National Park Management Plan is declined” (Thông cáo báo chí). Kerry Marshall, Chair, NZ Conservation Authority. ngày 13 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ Green Party Lưu trữ 2009-12-03 tại Wayback Machine - documents released under the OIA.
  6. ^ “Leaked report recommends mining option for Mt Aspiring”. The New Zealand Herald. NZPA. ngày 1 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ Cumming, Geoff (ngày 6 tháng 3 năm 2010). “Miners press to enter the green zone”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]