WR 136

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

WR 136 là tên của một ngôi sao Wolf-Rayet nằm trong chòm sao Thiên Nga. Khoảng cách của nó và trái đất là xấp xỉ khoảng 5000 năm ánh sáng và nó là tân của Tinh vân Lưỡi liềm. Ngôi sao này có khoảng 4,7 triệu năm và sau một thời gian nữa nó sẽ bước vào giai đoạn "chết" dần. Khi ấy có lẽ là khoảng vài trăm nghìn năm sau, nó được trông đợi là sẽ nổ tung như một vụ nổ siêu tân tinh.[1]

Theo như những ước tính hiện nay, WR 136 thì sáng hơn mặt trời gấp 600000 lần, năng hơn mặt trời 21 lần và to hơn mặt trời 5,1 lần. Nhiệt độ bề mặt của nó là khoảng xấp xỉ 70000 Kelvin.[2]

WR 136 thổi ra một lớp vật chất khi nó trở thành sao khổng lồ đỏ cách đây 120 đến 240 nghìn năm trước. Lớp vật chất này có khối lượng gấp 5 lần khối lượng mặt trời và vẫn đang nở ra với tốc độ 80 km/s[3]. Hiện tại, cơn gió sao của nó thổi ra từ ngôi sao này với tốc độ 1700 km/s[4] va chạm với lớp vật chất này tạo thành Tinh vân Lưỡi liềm. Các tia cực tím phát ra từ bề mặt ngôi sao này khiến cho tinh vân bên cạnh nó phát sáng.[3]

Có một số bằng chứng chứng minh rằng WR 136 là một hệ sao đôi. Ngôi sao còn lại có loại quang phổ là K hoặc M. Quỹ đạo của nó khi quay quanh WR 136 là 5,13 ngày. Đây là một hệ sao đôi có khối lượng thấp phát ra tia X (tiếng Anh: low-mass X-ray binary) nguyên bản.[5]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thiên Nga và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 20h 12m 06.5421s[6]

Độ nghiêng +38° 21′ 17.779″[6]

Cấp sao biểu kiến 7.50[7]

Thị sai 0.4865 ± 0.0337[8]

Loại quang phổ WN6(h)-s[2]

Cấp sao tuyệt đối −5.63[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Moore, Brian D.; Hester, J. Jeff; Scowen, Paul A. (2000). “[ITAL]HUBBLE SPACE TELESCOPE[/ITAL][ITAL]Hubble Space Telescope[/ITAL] Observations of the Wolf-Rayet Nebula NGC 6888”. The Astronomical Journal. 119 (6): 2991. arXiv:astro-ph/0003053. Bibcode:2000AJ....119.2991M. doi:10.1086/301389.
  2. ^ a b c Sota, A.; Maíz Apellániz, J.; Morrell, N. I.; Barbá, R. H.; Walborn, N. R.; Gamen, R. C.; Arias, J. I.; Alfaro, E. J.; Oskinova, L. M. (2019). "The Galactic WN stars revisited. Impact of Gaia distances on fundamental stellar parameters". arΧiv:1904.04687 [astro-ph.SR]. 
  3. ^ a b Mesa-Delgado, A.; Esteban, C.; García-Rojas, J.; Reyes-Pérez, J.; Morisset, C.; Bresolin, F. (2014). “The Trace of the CNO Cycle in the Ring Nebula NGC 6888”. The Astrophysical Journal. 785 (2): 100. arXiv:1402.6181. Bibcode:2014ApJ...785..100M. doi:10.1088/0004-637X/785/2/100.
  4. ^ Hamann, W.-R.; Wessolowski, U.; Koesterke, L. (1994). “Non-LTE spectral analyses of Wolf-Rayet stars: The nitrogen spectrum of the WN6 prototype HD 192163 (WR136)”. Astronomy and Astrophysics. 281: 184. Bibcode:1994A&A...281..184H. ISSN 0004-6361.
  5. ^ Rustamov, D. N.; Cherepashchuk, A. M. (2011). “The Wolf-Rayet star HD 192163 as a possible evolutionary progenitor of a low-mass X-ray binary”. Astronomy Reports. 55 (4): 347–358. Bibcode:2011ARep...55..347R. doi:10.1134/S1063772911010069. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ a b Van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  7. ^ Ducati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237: 0. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
  8. ^ Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]