Bước tới nội dung

Điền Kỵ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điền Kỵ
田忌
Tên chữKỳ
Binh nghiệp
Cấp bậcsĩ quan cấp tướng
Tham chiến
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ 
Tính: Quỳ

Thị: Điền

Danh: Kỵ
Sinh370 TCN
Mấtkhông rõ
Giới tínhnam
Nghề nghiệpsĩ quan quân đội
Quốc tịchTề
Thời kỳChiến Quốc

Điền Kỵ (tiếng Trung: 田忌; bính âm: Tián Jì), tự là Kỳ, lại còn gọi là Kỳ Tư, được đất phong Từ Châu [1] nên còn gọi là Từ Châu Tử Kỳ, xuất thân từ tông tộc Điền Tề danh giá và là danh tướng nước Tề đầu thời Chiến Quốc.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngàn vàng thắng cược đua ngựa

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng năm 340 TCN, Tôn Tẫn vì sợ Bàng Quyên hãm hại nên giả điên rồi tìm cách trốn sang nước Tề lánh nạn. Điền Kỵ mến mộ tài thao lược của ông nên nhận làm môn khách, rồi tiến cử Tôn Tẫn với Tề Uy vương, được nhà vua cho làm quân sư. Nhân dịp Tề Uy vương cùng các công tử, vương tôn quý tộc nước Tề tổ chức đua ngựa, Tôn Tẫn bảo Điền Kỵ đánh cuộc với Tề Uy vương mỗi vòng đua là một ngàn nén vàng, rồi chia ngựa của Điền Kỵ lẫn ngựa của Tề Uy vương ra làm ba hạng hay, vừa và kém. Vòng đầu Điền Kỵ cho ngựa kém của mình đua với ngựa hay của Tề Uy vương nên chịu thua, qua hai vòng sau thì lấy ngựa hay đua với ngựa vừa, lấy ngựa vừa đua với ngựa kém của nhà vua khiến Điền Kỵ thắng cuộc.[2]

Trận Quế Lăng đánh bại quân Ngụy

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 353 TCN (Tề Uy vương thứ 4), Ngụy Huệ vương vây đánh đô thành Hàm Đan của nước Triệu, Triệu vội sai sứ đến cầu cứu Tề. Tề Uy vương nhân cơ hội Ngụy đã chiến đấu hao mòn sức lực hơn một năm gian khổ dưới thành Hàm Đan, liền sai Điền Kỵ làm chủ tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, dẫn tám vạn quân cứu Triệu. Điền Kỵ vốn định tiến công thẳng vào chủ lực của Ngụy, sau nghe theo kế vây Ngụy cứu Triệu của Tôn Tẫn dẫn binh đánh vào chỗ hiểm và chỗ hư yếu của địch, thừa dịp nước Ngụy trong nước phòng bị lỏng lẻo, đánh thẳng vào kinh đô Đại Lương của Ngụy, chờ quân Ngụy rút về cứu thì chặn đánh. Kết quả, tại Quế Lăng[3] quân Ngụy đại bại.[4]

Trận Mã Lăng Bàng Quyên tử trận

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 342 TCN (Tề Uy vương thứ 15), tướng Ngụy là Bàng Quyên đánh nước Hàn, Hàn cũng sai người tới cầu cứu Tề. Tề Uy vương triệu tập đại thần bàn mưu rằng "Cứu sớm hay cứu muộn?". Trâu Kỵ cho rằng "Chi bằng không cứu". Điền Kỵ thì cho rằng "Nên cứu sớm". Tôn Tẫn thì cho rằng nên chờ cho Hàn và Ngụy đều kệt quệ rồi hẵng xuất quân, như thế nước Hàn sẽ hoàn toàn nghe lệnh Tề, lại nắm chắc phần thắng quân Ngụy.[5][6]

Tề vương nghe theo ý kiến của Tôn Tẫn, ngầm nhận lời cứu Hàn, nước Hàn ỷ thế có Tề cứu viện, kiên quyết đánh lại Ngụy. Đánh 5 trận không thắng lại cầu cứu Tề.[7] Tề Uy vương chớp thời cơ cả Hàn và Ngụy đều đã mỏi mệt, sai Điền Kỵ làm chủ tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, dẫn mười vạn quân cứu Hàn.[8] Quân Tề vẫn dùng kế sách cũ, đánh thẳng vào kinh đô Đại Lương của Ngụy. Bàng Quyên nghe tin quân Tề tiến đánh kinh đô, liền rút quân đang bao vây Hàn để về nước, định đánh quân Tề ở Đại Lương. Ngụy Huệ vương cũng điều binh khiển tướng, sai Thái tử Thân làm thượng tướng quân, dẫn mười vạn quân đón đánh quân Tề, định một trận quyết chiến với quân Tề. Tôn Tẫn phân tích tình hình quân Ngụy kiêu căng khinh địch, vội vã muốn đánh ắt là đưa khinh binh mạo hiểm tiến công, ông đề xuất cách đánh cứ hàng ngày giảm dần bếp nấu để nhử quân địch truy kích lọt vào vòng phục kích của quân mình.

Điền Kỵ lệnh cho quân sĩ, khi mới rút lui có mười vạn bếp, ngày thứ hai giảm xuống 5 vạn bếp, ngày thứ ba giảm xuống 3 vạn bếp. Bàng Quyên truy đuổi ba ngày thì cho rằng quân Tề khiếp sợ, bỏ chạy mất quá nửa, vì thế mà bỏ bộ binh lại chỉ mang lính tinh nhuệ và khinh kỵ đuổi theo không kể ngày đêm. Tôn Tẫn tính toán đường truy kích của quân Ngụy, phán đoán là mặt trời lặn quân Ngụy sẽ đi vào Mã Lăng[9], bèn chọn nơi hiểm yếu, đường sá chật hẹp tại đây mà đặt quân mai phục. Đợi quân của Bàng Quyên đi qua thì quân Tề nhất loạt bắn tên làm quân Ngụy rối loạn hàng ngũ, sau đó xuất kích mọi mặt khiến quân Ngụy đại bại. Thái tử Thân bị bắt sống, Bàng Quyên xấu hổ, uất ức tự sát. Trận đánh này quân Ngụy thất bại nghiêm trọng, từ đó không sao gượng dậy nổi nữa, còn nước Tề thì ngày càng hùng mạnh lên.

Nương nhờ nước Sở

[sửa | sửa mã nguồn]

Điền Kỵ do lập được đại công sau trận Mã Lăng đã khiến tướng quốc Trâu Kỵ ganh ghét nên dùng kế phản gián hãm hại, Điền Kỵ lo sợ an nguy cho bản thân bèn cáo bệnh từ quan chạy sang nước Sở được phong đất Giang Nam. Tới khi Tề Tuyên vương tức vị lại triệu hồi ông về nước và phục chức. Về sau Tề Tuyên vương bỏ bê việc nước, say mê tửu sắc chỉ tin dùng nịnh thần. Điền Kỵ can ngăn mãi không được nên uất ức thành bệnh mà chết, không rõ ông mất năm nào.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phía nam huyện Đằng, tỉnh Sơn Đông ngày nay
  2. ^ 史记·卷六十五·孙子吴起列传》:忌数与齐诸公子驰逐重射。孙子见其马足不甚相远,马有上、中、下、辈。于是孙子谓田忌曰:"君弟重射,臣能令君胜。"田忌信然之,与王及诸公子逐射千金。及临质,孙子曰:"今以君之下驷与彼上驷,取君上驷与彼中驷,取君中驷与彼下驷。"既驰三辈毕,而田忌一不胜而再胜,卒得王千金。于是忌进孙子于威王。威王问兵法,遂以为师
  3. ^ Tây bắc Trường Viên tỉnh Hà Nam ngày nay
  4. ^ 《史记·卷四十六·田敬仲完世家》记载邹忌与田忌不和,于是采纳公孙阅的建议让齐威王派田忌南攻襄陵,但《古本竹书纪年·魏纪》未记载围攻襄陵的齐军主将为何人。《古本竹书纪年·魏纪》又记载在桂陵之战之后,魏惠王调用韩国军队击败围攻襄陵的齐军,可知围攻襄陵的齐军主将并非田忌,《史记·田敬仲完世家》的记载有误,见杨宽所著《战国史料编年辑证》第327页。
  5. ^ 战国策·卷八·齐策一·邯郸之难》:田侯召大臣而谋曰:"救赵孰与勿救?"邹子曰:"不如勿救。"段干纶(《史记·卷四十六·田敬仲完世家》作段干朋)曰:"弗救,则我不利。"田侯曰:"何哉?""夫魏氏兼邯郸,其于齐何利哉!"田侯曰:"善。"乃起兵,曰:"军于邯郸之郊。"段干纶曰:"臣之求利且不利者,非此也。夫救邯郸,军于其郊,是赵不拔而魏全也。故不如南攻襄陵以弊魏,邯郸拔而承魏之弊,是赵破而魏弱也。"田侯曰:"善。"乃起兵南攻襄陵
  6. ^ 《战国策·卷八·齐策一·南梁之难》:南梁之难,韩氏请救于齐。田侯召大臣而谋曰:"早救之孰与晚救之便?"张丏对曰:"晚救之韩且折而入于魏,不如早救之。"田臣思(即田忌)曰:"不可,夫韩、魏之兵未弊,而我救之,我代韩而受魏之兵,顾反听命于韩也。且夫魏有破韩之志,韩见且亡,必东愬于齐。我因阴结韩之亲,而晚承魏之弊,则国可重,利可得,名可尊矣。"田侯曰:"善。"乃阴告韩使者而遣之
  7. ^ 《史记·卷四十六·田敬仲完世家》:韩因恃齐,五战不胜,而东委国於齐。齐因起兵,使田忌、田婴(应为田朌)将,孙子为师,救韩、赵以击魏.
  8. ^ 以上内容《史记·卷四十六·田敬仲完世家》也有记载,但参与讨论的人物有所不同。《战国策》记载为田侯,《史记》记载为齐宣王;提出及早救韩者《战国策》记载为张丏,《史记》记载为田忌;提出推迟救韩者《战国策》记载为田忌,《史记》记载为孙膑;《史记》还另外记载邹忌反对救韩。杨宽认为《战国策》的记载为原始资料,《史记》为推崇孙膑,故意将田忌的计谋描写成孙膑的计谋,所以出现以上的偏差,见杨宽所著《战国史料编年辑证》第369页.
  9. ^ Tây nam huyện Phạm tỉnh Hà Nam ngày nay
  10. ^ 史记·卷十五·六国年表》:(齐宣王)二年(应为齐威王十六年),败魏马陵。田忌、田婴、田朌将,孙子为师

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dương khoan, Chiến Quốc sử liệu biên niên tập chứng, Thượng Hải nhân dân xuất bản xã năm 2001, Trang 1195, ISBN 9787208031852
  • Trịnh Phúc Điền - Khả Vĩnh Tuyết - Dương Hiệu Xuân chủ biên, Tướng soái cổ đại Trung Hoa, Ông Văn Tùng - Hoàng Nghĩa Quán dịch, Nhà xuất bản Lao động (2006), tập 1.
  • Sử ký Tư Mã Thiên gồm các thiên sau đây:
    • Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện
    • Điền Kính Trọng Hoàn thế gia
  • Chiến Quốc sách - thiên Tề sách, Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (2006).