Đại dịch cúm 1957–1958
Đại dịch cúm 1957–1958, hay còn gọi là dịch cúm châu Á, là đại dịch toàn cầu gây ra bởi virus cúm A, phân nhóm H2N2 có nguồn gốc từ Quý Châu, Trung Quốc. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1 triệu người trên thế giới.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Chủng vi rút gây ra đại dịch, phân nhóm virut cúm A H2N2, là sự tái tổ hợp của cúm gia cầm (có thể là từ ngỗng) và virus cúm ở người.[1][2] Vì đây là một chủng virus mới, nên khả năng miễn dịch là tối thiểu trong quần thể người.[3]
Báo cáo xác định các trường hợp đầu tiên xảy ra vào cuối năm 1956 ở Quý Châu[1] hoặc tháng 2 năm 1957.[4][5][6] Cũng có thể nó đã khởi phát ở lân cận tỉnh Vân Nam trước cuối tháng Hai.[7] Vào ngày 17 tháng 4, The Times đã thông báo về "một dịch cúm đã ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Hồng Kông". Đến cuối tháng, Singapore cũng trải qua đợt bùng phát dịch cúm mới, lên đến đỉnh điểm vào giữa tháng 5 với 680 người chết.[8] Tại Đài Loan, dịch bệnh ảnh hưởng đến 100.000 người. Ấn Độ có một triệu trường hợp mắc cúm vào tháng 6. Trong cuối tháng đó, đại dịch đã lan đến Vương quốc Anh.[3]
Đến tháng 6 năm 1957, dịch bệnh lan sang Hoa Kỳ, khởi đầu với một vài ca bệnh nhiễm trùng.[2] Những người bị ảnh hưởng đầu tiên là các nhân viên Hải quân Hoa Kỳ tại các khu trục hạm cập cảng Trạm Hải quân Newport, cũng như các tân binh quân sự mới ở nơi khác.[9] Làn sóng lây nhiễm thứ nhất đến vào tháng 10 (trong cộng đồng những trẻ em trở lại trường học) và đợt thứ hai, vào tháng 1 và tháng 2 năm 1958 ở những người cao tuổi, gây tử vong nhiều hơn.[10] Nhà vi trùng học Maurice Hilleman đã hoảng hốt trước những bức ảnh về những người bị ảnh hưởng bởi virus ở Hồng Kông được đăng trên tờ New York Times. Ông đã lấy được mẫu virus từ một bác sĩ của Hải quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Sở Y tế Công cộng đã tiến hành nuôi cấy virus cho các nhà sản xuất vắc-xin vào ngày 12 tháng 5 năm 1957. Một loại vắc-xin sau đó được đưa vào thử nghiệm tại Fort Ord vào ngày 26 tháng 7 và tại Căn cứ Không quân Lowry vào ngày 29 tháng 7. Số ca tử vong lên đến đỉnh điểm vào cuối ngày 17 tháng 10 với 600 ca ở Anh và xứ Wales. Vắc-xin đã có sẵn trong cùng tháng tại Vương quốc Anh.[3] Mặc dù ban đầu nó chỉ có sẵn với số lượng hạn chế, nhưng việc triển khai nhanh chóng đã giúp ngăn chặn đại dịch.[11]
Virus cúm H2N2 tiếp tục lan truyền cho đến năm 1968, khi nó biến đổi qua sự dịch chuyển kháng nguyên thành phân nhóm virus cúm A H3N2, là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm năm 1968.[2][12]
Tử vong
[sửa | sửa mã nguồn]Tỷ lệ tử vong của bệnh cúm châu Á là khoảng 0,67%.[13] Bệnh có tỷ lệ biến chứng 3% và tỷ lệ tử vong 0,3% tại Vương quốc Anh.[3] Ngoài ra, nó có thể gây viêm phổi mà không gây nhiễm trùng thứ cấp. Đại dịch có thể đã lây nhiễm cho nhiều người hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vắc-xin; công tác cải thiện, chăm sóc sức khỏe cũng như phát minh ra kháng sinh đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.[1] Nhìn chung, đại dịch gây ra cái chết của 1 đến 2 triệu[2] hoặc 2 đến 4 triệu người. Còn theo ước tính của CDC, số người tử vong là 1,1 triệu người.[14] Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm (The Journal of Infectious Diseases) của Nhà xuất bản Đại học Oxford, tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra ở khu vực Mỹ Latinh.[15] Ước tính có khoảng 70.000[11][12] đến 116.000 người đã chết ở Hoa Kỳ.[16] Đầu năm 1958, thống kê cho thấy có 14.000 người tử vong vì cúm châu Á ở Vương quốc Anh trong số 9 triệu người mắc bệnh. Tuy gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng ở trẻ em, lây lan trong trường học và dẫn đến nhiều trường học bị đóng cửa, nhưng hiếm khi gây tử vong ở trẻ em. Đối tượng gây tử vong chủ yếu của virus là phụ nữ mang thai, người già và những người mắc bệnh nền tim và phổi. Theo nghiên cứu của Barbara Sands, tỉ lệ tử vong quá mức trong Đại nhảy vọt ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông có thể phần nào đó liên quan đến dịch cúm năm 1957.[17]
Tác động đến kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 15% giá trị trong nửa cuối năm 1957.[16] Tại Vương quốc Anh, chính phủ phải chi ra 10 triệu bảng nhằm trợ cấp ốm đau. Một số nhà máy và hầm mỏ cũng buộc phải đóng cửa.[3] Nhiều trường học cũng đóng cửa ở Ireland, trong đó có 17 trường ở Dublin.[18]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Clark, William R. (2008). Bracing for Armageddon?: The Science and Politics of Bioterrorism in America (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 72. ISBN 978-0-19-045062-5.
- ^ a b c d “1957 flu pandemic”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b c d e Jackson, Claire (ngày 1 tháng 8 năm 2009). “History lessons: the Asian Flu pandemic”. British Journal of General Practice. 59 (565): 622–623. doi:10.3399/bjgp09X453882. PMC 2714797. PMID 22751248.
- ^ Peckham, Robert (2016). Epidemics in Modern Asia (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 276. ISBN 978-1-107-08468-1.
- ^ Pennington, T H (2006). “A slippery disease: a microbiologist's view”. BMJ. 332 (7544): 789–790. doi:10.1136/bmj.332.7544.789. PMC 1420718. PMID 16575087.
- ^ Tsui, Stephen KW (2012). “Some observations on the evolution and new improvement of Chinese guidelines for diagnosis and treatment of influenza”. Journal of Thoracic Disease. 4 (1): 7–9. doi:10.3978/j.issn.2072-1439.2011.11.03. ISSN 2072-1439. PMC 3256544. PMID 22295158.
- ^ Strahan, Lachlan M. (tháng 10 năm 1994). “An oriental scourge: Australia and the Asian flu epidemic of 1957”. Australian Historical Studies. 26 (103): 182–201. doi:10.1080/10314619408595959.
- ^ Ho, Olivia (ngày 19 tháng 4 năm 2020). “Three times that the world coughed, and Singapore caught the bug”. Straits Times. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
- ^ Zeldovich, Lina (ngày 7 tháng 4 năm 2020). “How America Brought the 1957 Influenza Pandemic to a Halt”. JSTOR Daily. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Definition of Asian flu”. MedicineNet (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b Clark, William R. (2008). Bracing for Armageddon?: The Science and Politics of Bioterrorism in America (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 72. ISBN 978-0-19-045062-5.
- ^ a b “Pandemic flu virus from 1957 mistakenly sent to labs”. CIDRAP (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
- ^ Nickol, Michaela E.; Kindrachuk, Jason (ngày 6 tháng 2 năm 2019). “A year of terror and a century of reflection: perspectives on the great influenza pandemic of 1918–1919”. BMC Infectious Diseases. 19 (1): 117. doi:10.1186/s12879-019-3750-8. ISSN 1471-2334. PMC 6364422. PMID 30727970.
- ^ “1957-1958 Pandemic (H2N2 virus)”. Centers for Disease Control and Prevention (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
- ^ Viboud, Cécile; Simonsen, Lone; Fuentes, Rodrigo; Flores, Jose; Miller, Mark A.; Chowell, Gerardo (ngày 4 tháng 2 năm 2016). “Global Mortality Impact of the 1957–1959 Influenza Pandemic”. Journal of Infectious Diseases. 213 (5): 738–745. doi:10.1093/infdis/jiv534. PMC 4747626. PMID 26908781.
- ^ a b Pinsker, Joe (ngày 28 tháng 2 năm 2020). “How to Think About the Plummeting Stock Market”. The Atlantic. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
Perhaps a better parallel is the flu pandemic of 1957 and ’58, which originated in East Asia and killed at least 1 million people, including an estimated 116,000 in the U.S. In the second half of 1957, the Dow fell about 15 percent. "Other things happened over that time period" too, Wald notes, but "at least there was no world war."
- ^ “1957 Asian Flu Pandemic”. Global Security. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
- ^ Mullally, Una. “An 'Asian flu' pandemic closed 17 Dublin schools in 1957”. The Irish Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Chowell, Gerardo; Simonsen, Lone; Fuentes, Rodrigo; Flores, Jose; Miller, Mark A.; Viboud, Cécile (tháng 5 năm 2017). “Severe mortality impact of the 1957 influenza pandemic in Chile”. Influenza and Other Respiratory Viruses. 11 (3): 230–239. doi:10.1111/irv.12439. PMC 5410718. PMID 27883281.
- Cobos, April J.; Nelson, Clinton G.; Jehn, Megan; Viboud, Cécile; Chowell, Gerardo (2016). “Mortality and transmissibility patterns of the 1957 influenza pandemic in Maricopa County, Arizona”. BMC Infectious Diseases. 16 (1): 405. doi:10.1186/s12879-016-1716-7. ISSN 1471-2334. PMC 4982429. PMID 27516082.