Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Việt Tiến”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9: Dòng 9:


== Khởi tố ==
== Khởi tố ==
Bị đề nghị truy tố về nhiều tội danh nhất<ref>[http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2007/10/58133.laodong Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tại ngoại Lao Động số 230 Ngày 04/10/2007 Cập nhật: 8:28 AM, 04/10/2007]</ref> trong 9 bị can vụ PMU 18 với 3 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị đề nghị truy tố về nhiều tội danh nhất<ref>[http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2007/10/58133.laodong Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tại ngoại Lao Động số 230 Ngày 04/10/2007 Cập nhật: 8:28 AM, 04/10/2007]</ref> trong 9 bị can vụ PMU 18 với 3 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Việc khởi tố, ngoài yếu tố về chứng cứ pháp lý, còn có cả vấn đề về dư luận.<ref name="kiến nghị">[http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2008/03/3BA009FE/ Kiến nghị khôi phục quyền lợi ông Nguyễn Việt Tiến]</ref>


Chiều 27 tháng 3 năm 2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Việt Tiến, trong 3 tội mà cơ quan điều tra khởi tố, ông Tiến được đình chỉ 2 tội: cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Riêng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Viện Kiểm Sát miễn trách nhiệm hình sự. Cùng với quyết định đình chỉ, VKSND cũng đề nghị Bộ Giao thông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Tiến theo quy định của pháp luật.<ref>http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2008/03/3BA009FE/</ref>
Chiều 27 tháng 3 năm 2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Việt Tiến, trong 3 tội mà cơ quan điều tra khởi tố, ông Tiến được đình chỉ 2 tội: cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Riêng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Viện Kiểm Sát miễn trách nhiệm hình sự. Quá trình điều tra cũng không xác định được ông Tiến có hành vi tham ô. Cùng với quyết định đình chỉ, Viện Kiểm sát Nhân dân cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Tiến theo quy định của pháp luật.<ref name="kiến nghị"/>


== Sở thích ==
== Sở thích ==

Phiên bản lúc 06:42, ngày 8 tháng 4 năm 2008

Nguyễn Việt TiếnThứ trưởng thường trực Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, bị bắt này 4 tháng 4 năm 2006 vì dính líu đến Vụ PMU 18

Tiểu sử

Nguyễn Việt Tiến sinh năm 1950 người thôn Trường Sơn, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Ông bắt đầu tham gia công tác trong ngành giao thông từ năm 1972 với công việc tại Phòng quản lý đường xá Cục quản lý đường bộ. 11 năm sau ông lên làm cán bộ Vụ tổ chức cán bộ Bộ Giao thông vận tải. Năm 1984-1985, ông học quản lý kinh tế tại Liên Xô. Về nước, ông làm Phó phòng tổng hợp Vụ Tổ chức cán bộ. Năm 1990-1992, sau khi kinh qua chức quyền giám đốc Trung tâm thống kê của Bộ, ông Tiến giữ ghế Vụ phó Vụ kế hoạch.

Trong năm 1993, ông làm Phó tổng giám đốc Khu quản lý đường bộ II. Từ 1994 đến tháng 4/1998, ông được nâng lên là Tổng giám đốc Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18). Sau đó, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ngày 4/4/2006, ông Tiến bị bắt tạm giam. Cơ quan điều tra khởi tố với 3 tội danh. Ngày 3/10/2007 sau 18 tháng tạm giam, Viện kiểm sát đồng ý cho tại ngoại.[1]

Khởi tố

Bị đề nghị truy tố về nhiều tội danh nhất[2] trong 9 bị can vụ PMU 18 với 3 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Việc khởi tố, ngoài yếu tố về chứng cứ pháp lý, còn có cả vấn đề về dư luận.[3]

Chiều 27 tháng 3 năm 2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Việt Tiến, trong 3 tội mà cơ quan điều tra khởi tố, ông Tiến được đình chỉ 2 tội: cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Riêng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Viện Kiểm Sát miễn trách nhiệm hình sự. Quá trình điều tra cũng không xác định được ông Tiến có hành vi tham ô. Cùng với quyết định đình chỉ, Viện Kiểm sát Nhân dân cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Tiến theo quy định của pháp luật.[3]

Sở thích

Có nhiều giai thoại[4] về quan chức ăn chơi bậc nhất Hà thành này như là một người ham sắc, thích gây gổ đánh nhau và xuyên tạc các bài hát, cũng như các trò chơi ngông cuồng khác như xây chùa riêng cho mình, mua chiếm đất công hàng chục ha ...

Tài sản

Cơ quan điều tra đã từng tìm cách làm rõ nghi ngờ về số tài sản khổng lồ lên đến hàng chục tỷ đồng thuộc sở hữu của Nguyễn Việt Tiến như một biệt thự tại khu đô thị cao cấp Ciputra, 2 mảnh đất 600m2 ở quận Tây Hồ, một biệt thự ở Trung Hòa - Nhân Chính, một số trang trại và đất làm khách sạn ở Chí Linh, Hải Dương... [5]

Chú thích

  1. ^ http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2008/03/3BA009FE/
  2. ^ Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tại ngoại Lao Động số 230 Ngày 04/10/2007 Cập nhật: 8:28 AM, 04/10/2007
  3. ^ a b Kiến nghị khôi phục quyền lợi ông Nguyễn Việt Tiến
  4. ^ Những giai thoại về ông Nguyễn Việt Tiến ở quê nhà Thứ Hai, 03/04/2006, 15:31
  5. ^ Ông Nguyễn Việt Tiến có tài sản hàng chục tỷ đồng? 03:16' 01/04/2006 (GMT+7)