Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tàn tích siêu tân tinh G1.9+0.3”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9: Dòng 9:
Các nhà thiên văn học này đã không được quan sát bằng mắt thường di tích này vào thời điểm vụ nổ xảy ra, do nó nằm khá gần trung tâm [[thiên hà]], và bị che bởi các đám mây bụi. Chỉ có các tia X thiên văn hay sóng radio thiên văn mới xuyên qua các đám mây bụi và tới được hành tinh của chúng ta.
Các nhà thiên văn học này đã không được quan sát bằng mắt thường di tích này vào thời điểm vụ nổ xảy ra, do nó nằm khá gần trung tâm [[thiên hà]], và bị che bởi các đám mây bụi. Chỉ có các tia X thiên văn hay sóng radio thiên văn mới xuyên qua các đám mây bụi và tới được hành tinh của chúng ta.


Tọa độ của G1.9+0.3 nằm ở 17 giờ 48 phút 45.4 giây độ xích kinh phải, nghiêng -27 độ 10 phút 06 giây, theo hướng chòm sao Cung, gần với Ophiuchus.
Tọa độ của G1.9+0.3 nằm ở [[xích kinh]] 17 giờ 48 phút 45.4 giây, [[xích vĩ]] -27 độ 10 phút 06 giây, theo hướng chòm sao Cung, gần với Ophiuchus.


==Thông báo==
==Thông báo==

Phiên bản lúc 17:44, ngày 23 tháng 5 năm 2008

Tập tin:Supernova remnant G1.9+0.3.jpg
Một bức ảnh của G1.9+0.3, sử dụng ảnh radio năm 1985 (phần màu xanh) và ảnh tia X năm 2008 (màu cam). Sự khác nhau về kích cỡ cho thấy di tích siêu tân tinh này vẫn đang phình ra với tốc độ rất nhanh, và cho phép các nhà thiên văn học tính được tuổi của nó.

G1.9+0.3di tích siêu tân tinh trẻ nhất được biết đến nằm trong dải Ngân hà của chúng ta. Di tích này được phát hiện qua kết hợp dữ liệu từ sự quan sát của hai kính thiên văn chụp tia X Chandra, và dùng radio VLA của NASA. Vụ nổ hình thành siêu tân tinh được cho là chỉ vừa xảy ra cách đây 25.000 nghìn năm, và các tín hiệu đến được hành tinh của chúng ta từ 140 năm trước. Trước phát hiện này, di tích siêu tân tinh trẻ nhất trong Ngân hà được biết đến là Cassiopeia A, tới chỗ chúng ta khoảng 330 năm trước. Di tích này có bán kính vào cỡ trên 1,3 năm ánh sáng.

Việc phát hiện

G1.9+0.3 nằm cách Trái Đất 25.000 năm ánh sáng, đã được nhận biết đến lần đầu tiên vào năm 1985 là một nguồn phát xạ radio mạnh trong thiên hà của chúng ta qua kính thiên văn VLA. Năm 2007, những bức ảnh của kính thiên văn Chandra X-Ray chụp được cho thấy có vẻ giống một di tích siêu tân tinh, sau khi so sánh với những bức ảnh từ 1985. Sự chênh lệch giữa kích cỡ đã giúp các nhà thiên văn học tính toán ra được thời điểm vụ nổ xảy ra, vào khoảng những năm 1868 (tính theo thời gian của Trái Đất). Năm 2008, sau nhiều lần quan sát bằng VLA khẳng định G1.9+0.3 đang bành trướng một cách nhanh chóng, với tốc độ được tính toán ra vào khoảng 56 triệu km trên giờ, tương đương cỡ 5% vận tốc ánh sáng.

Các nhà thiên văn học này đã không được quan sát bằng mắt thường di tích này vào thời điểm vụ nổ xảy ra, do nó nằm khá gần trung tâm thiên hà, và bị che bởi các đám mây bụi. Chỉ có các tia X thiên văn hay sóng radio thiên văn mới xuyên qua các đám mây bụi và tới được hành tinh của chúng ta.

Tọa độ của G1.9+0.3 nằm ở xích kinh 17 giờ 48 phút 45.4 giây, xích vĩ -27 độ 10 phút 06 giây, theo hướng chòm sao Cung, gần với Ophiuchus.

Thông báo

Phát hiện này đã được NASA thông báo ngày 14 tháng 5, 2008 trong một cuộc họp báo. Trước đó, NASA chỉ từng tiết lộ họ đang sắp sửa "công bố một phát hiện về một vật thể trong Ngân hà mà các nhà thiên văn của họ đã tìm kiếm trong suốt hơn 50 qua".

Liên kết ngoài