Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Nho giáo”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Minhtuvn trong đề tài Nho giáo có phải là tôn giáo hay không?
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79: Dòng 79:
::Nho giáo (儒教), còn được gọi là Khổng giáo (孔教), là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị.
::Nho giáo (儒教), còn được gọi là Khổng giáo (孔教), là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị.


Nho giáo liệu có được coi là tôn giáo hay không khi không có một vị thần nào trong học thuyết của Khổng Tử?[[Thành viên:Minhtuvn|derschuetze]] ([[Thảo luận Thành viên:Minhtuvn|thảo luận]]) 18:56, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Nho giáo liệu có được coi là tôn giáo hay không khi không có một vị thần nào trong học thuyết của Khổng Tử? [[Thành viên:Minhtuvn|derschuetze]] ([[Thảo luận Thành viên:Minhtuvn|thảo luận]]) 18:56, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC)

Phiên bản lúc 18:57, ngày 20 tháng 8 năm 2013

Đặc điểm của Nho giáo

Nho giáo có rất nhiều điểm mâu thuẫn, nếu chưa tính đến Nho giáo các đời sau, Nho giáo nguyên thủy chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn về nguyên tắc; ví dụ, Khổng Tử nói "dân làm gốc" nhưng lại gọi dân là "tiểu nhân",... Việc tìm ra các đặc điểm của Nho giáo để giải thích các mâu thuẫn đó yêu cầu nghiên cứu về quá trình hình thành Nho giáo, tức là tìm về nguồn gốc của Nho giáo. Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Chính vì thế nó mang đặc điểm của hai loại hình văn hóa này. [sửa]

Tính du mục phương Bắc

   * Tính "quốc tế" là một trong những đặc tính khác biệt của văn hóa du mục so với văn hóa nông nghiệp. Tính quốc tế trong Nho giáo thể hiện ở mục tiêu cao nhất của người quân tử là "bình thiên hạ". Bản thân Khổng Tử đã nhiều lần rời bỏ nước Lỗ, quê hương ông để đi tìm minh chủ. Đối với người quân tử, việc tìm được một minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho đất nước của mình. Trong các truyền thuyết và văn học Trung Hoa, việc các nhân tài thay đổi minh chủ là điều rất thường thấy. Đó cũng là một trong những ảnh hưởng của Nho giáo.
   * Tính "phi dân chủ" và hệ quả của nó là tư tưởng "bá quyền", coi khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm còn "tứ di" xung quanh đều là "bỉ lậu" cả. Khổng Tử nói: "Các nước Di, Địch, dù có vua nhưng cũng không bằng Hoa Hạ (Trung Hoa) không có vua" (sách Luận ngữ). Tính phi dân chủ còn được thể hiện ở chỗ coi thường người dân, đặc biệt là phụ nữ. Khổng Tử gọi dân thường là "tiểu nhân", đối lập với người "quân tử". Còn đối với phụ nữ, ông nói: "Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán" (sách Luận ngữ).
   * Tính "trọng sức mạnh" được thể hiện ở chữ "Dũng", một trong ba đức mà người quân tử phải có (Nhân - Trí - Dũng). Tuy nhiên ông cũng nhận ra điều nguy hiểm: "Kẻ nào có dũng mà ghét cảnh bần hàn tất làm loạn".
   * Tính "nguyên tắc" được thể hiện ở học thuyết "chính danh". Tất cả phải có tôn ti, tất cả phải làm việc theo đúng bổn phận của mình.

[sửa]

Tính nông nghiệp phương Nam

   * Tính "hài hòa" là một đặc tính của văn hóa nông nghiệp, trái ngược với tính trọng sức mạnh của văn hóa du mục. Biểu hiện cho tính hài hòa là việc đề cao chữ "Nhân" và nguyên lý "Nhân trị". Khổng Tử từng nói: "Về cái mạnh của phương Nam ư? Hay cái mạnh của phương Bắc ư? ... Khoan hòa mềm mại để dạy người, không báo thù kẻ vô đạo - ấy là cái mạnh của phương Nam, người quân tử ở vào phía ấy. Xông pha gươm giáo, dầu chết không nản, ấy là cái mạnh của phương Bắc - kẻ mạnh ở vào phía ấy" (sách Trung Dung).
   * Tính "dân chủ" là đặc tính khác biệt với văn hóa du mục. Khổng Tử nói: "Dân là chủ của thần, vì thế thánh nhân xưa lo cho việc dân rồi mới lo việc thần" (Kinh Xuân Thu). Ông còn nói: "Phải làm trước những công việc của dân, phải khó nhọc vì dân" (sách Luận ngữ). Tính dân chủ còn được thể hiện ở cách cư xử "trung dung" trong "ngũ luân". Trong các quan hệ đó, đều thể hiện tính hai chiều, bình đẳng: Vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh tốt, em nhường; bạn bè tin cậy.
   * Tính coi trọng văn hóa tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc) thể hiện nhiều trong Kinh Thi. Tính "trọng văn" cũng ngược lại với tính "trọng võ" của văn hóa du mục.

[sửa]

Thay đổi của các đặc điểm theo thời gian

Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa đối lập nhau, đó là văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động như thời Xuân Thu khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi các giằng co dẫn đến sự đụng đầu của hai nền văn hóa trong nho giáo, khiến cho Nho giáo nguyên thủy chứa đầy mâu thuẫn.

   * Mâu thuẫn đầu tiên là mâu thuẫn về thái độ đối với người dân. Văn hóa du mục trọng sức mạnh, trọng người quân tử, lấy người quân tử để đối lập với kẻ tiểu nhân - người dân thường, "Người quân tử giúp người làm điều thiện, chứ không làm điều ác; kẻ tiểu nhân thì ngược lại" (sách Luận ngữ). Trong khi văn hóa nông nghiệp lại coi trọng dân, lấy dân làm chủ, "dân là chủ của thần".
   * Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa "lễ trị" (pháp trị) của văn hóa du mục với "nhân trị" của văn hóa nông nghiệp. Khổng Tử nói nhiều đến "lễ trị", ông vận động các nước chư hầu duy trì cái "lễ" của nhà Tây Chu: "Ta học lễ nhà Chu, hiện đang ứng dụng; ta theo nhà Chu" (sách Trung Dung). Học trò thường được ông kể rằng: "Nằm mộng thấy Chu Công". Nhưng dần dần, Khổng Tử chuyển từ "lễ" sang "nhân", nhập "nhân" vào với "lễ" và còn đi xa hơn, coi "nhân" làm gốc của "lễ nhạc": "Không có nhân thì lễ để làm gì? Không có nhân thì nhạc để làm gì?" (sách Luận Ngữ).

Chính sự mâu thuẫn nội tại trong Nho giáo nguyên thủy là nguyên nhân gây ra "tấn bi kịch" lớn nhất của Nho giáo: cái Nho giáo mà Khổng Tử tốn bao công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành công.

                                        Tun Cun 15:53, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không rõ kết luận về văn hóa du mục và văn hóa phương Nam là nguồn gốc của Nho giáo như thế nào? Tại sao Nho giáo lại có nguồn gốc từ văn hóa phương Nam? Tại sao văn hóa du mục lại đem lại cho Nho giáo tính chất quốc tế nhưng lại thiếu dân chủ và bá quyền? Vì sao Khổng Tử lại đồng thời dựa vào 2 nền văn hóa đối lập nhau: văn hóa du mục và văn hóa phương Nam nông nghiệp. Cuối cùng xin hỏi tác giả bài viết: Nguồn gốc và mục đích cho sự hình thành và ra đời của Nho giáo là gì? Có lẽ nắm được điểm này mới lí giải được các chủ trương và sự lựa chọn của Nho giáo trong so sánh với các học thuyết thời Xuân Thu Chiến Quốc khác. Xin cảm ơn

Bàn luận của 125.214.60.170

Nói thêm: Nho giáo mình đã luận, vậy, đâu là tích cực, đâu là mặt hạn chế mà ta chưa phân tích. Nếu các vị có cơ sở và dữ liệu để chứng minh xin giúp cho mọi nguòi cùng hiểu. 125.214.60.170 14:34, ngày 26 tháng 1 năm 2007

Tam cương

Theo tôi được biết thì tam cương gồm 3 mối quan hệ chính (trong ngũ luân): vua-tôi, cha-con và vợ-chồng chứ không phải thày-trò như bài viết nêu. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:17, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

theo toi dc biet ong to cua Nho Giao la Khong Tu, Vay nhung nhan vat cung lien quan den Nho Giao la nhung aithảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.56 (thảo luận • đóng góp).

Đóng góp ý kiến về bài viết "Nho giáo"

Người viết bài về nho giáo có nhiều nhận định hết sức mơ hồ về nho giáo, đặc biệt không hiểu ý nghĩa của học thuyết dẫn đến nhận định sai lầm.

Chữ "tiểu nhân" cũng như chữ "quân tử" mà Khổng Tử sử dụng đều có 3 nghĩa hiểu

       - Thuần chỉ địa vị xã hội: quân tử là người quý tộc, tiểu nhân là dân thường.
       - Thuần chỉ tư cách đạo đức: quân tử là người có đức hạnh, tiểu nhân ngược lại.
       - Kết hợp cả hai nghĩa trên: vừa chỉ đạo đức, vừa chỉ địa vị.

Trước thời Khổng Tử người ta hiểu quân tử, tiểu nhân theo nghĩa thứ nhất, Khổng Tử được coi như tạo ra nghĩa thứ hai trong học thuyết của mình, nghĩa thứ ba la bao gồm cả hai nghĩa trên.Vì vậy việc Khổng Tử nói "dân làm gốc" mà lại nói dân là "tiểu nhân" phải tuỳ ngữ cảnh mà hiểu, không có gì mâu thuẫn cả.

Thứ nữa, nho giáo trọng "nhân- trí- dũng", trọng cả 3 đức , không phải chỉ trọng duy nhất đức "dũng" cho nên viết nho giáo trọng sức mạnh (theo nghĩa tiêu cực)là điều hết sức làm lẫn. Sở dĩ trọng đức "dũng" bởi vì có "dũng" mới làm được điều nhân, chiến thắng bản thân, tu được đưc hạnh.Như câu: "người thấy điều nghĩa không làm không gọi là dũng","người có nhân chắc chắn có dũng, nhưng người có đức dũng chưa chắc có nhân".Cốt lõi của nho gia theo tinh thần Khổng Tử là chữ "nhân", muốn có "nhân" phải có "trí " để phân biệt điều nên làm và không nên làm, có "dũng" để thực hiện.

"Lễ " là biểu hiện của "nhân", việc Khổng Tử nói đến "lễ" không phải là ông chủ trương "lễ trị", nếu chỉ lấy một câu nói của Khổng Tử rồi quy kết ông chủ trương thế nọ thế kia như rất nhiều lần bài viết đang có đã làm thì thật thiếu khoa học và nghiêm túc trong việc nghiên cứu, gây ngộ nhận cho người đọc.

v.v.v

Ai đó có viết như sau:

"Như vậy, Khổng giáo hoàn toàn thất bại[cần dẫn nguồn]. Trước khi chết, Khổng Tử rất u buồn bởi lẽ ông hiểu rằng, hút nhụy một phần từ văn minh nông nghiệp, Nho giáo mang tính nhân bản của ông chỉ thích hợp trong phạm vi làng xã. Còn để phục vụ trong phạm vi quốc gia thì cần phải có một triết lý có tính pháp luật cao hơn, và Hán nho đã hoàn thành xuất sắc điều này.

Viết như vậy theo tôi là sai lầm bởi từ "Khổng giáo" mang nghĩa hiểu là "Nho giáo", ở thời Khổng Tử, không có danh từ "Khổng giáo".Còn "Nho giáo" là hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các học thuyết đời sau theo trường phái nho gia nữa.


Tóm lại tôi thấy rằng, người viết bài về "Nho giáo" hiểu rất mơ hồ về "Nho giáo" nên đã mang những nhận định sai lầm của mình vào bài viết.Chất lượng bài viết hiện hành rất thấp, cần được sửa lại nhiều để tránh gây hiểu lầm cho mọi người.

Khonglysu (thảo luận) 18:34, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC) khonglysuTrả lời

Nho giáo có phải là tôn giáo hay không?

Nho giáo (儒教), còn được gọi là Khổng giáo (孔教), là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị.

Nho giáo liệu có được coi là tôn giáo hay không khi không có một vị thần nào trong học thuyết của Khổng Tử? derschuetze (thảo luận) 18:56, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời