Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhạc Phi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 110: Dòng 110:


==Tham khảo==
==Tham khảo==
<references/>
{{Reflist|2}}
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
{{commonscat|Yue Fei}}
{{commonscat|Yue Fei}}

Phiên bản lúc 13:02, ngày 27 tháng 3 năm 2009

Tượng Nhạc Phi, trong miếu thờ Nhạc Phi ở Hàng Châu. Bốn chữ trên bảng là "Hoàn ngã hà sơn" - "Hoàn lại núi sông của ta".
Nhạc Phi
Tiếng Anh: Yue Fei, Yueh Fei, Yo Fei, Yao Fei, Ngok Fei, Nawk Fai
Phồn thể: 岳飛
Giản thể: 岳飞
Bính âm: Yuè Fēi
Wade-Giles: Yüeh Fei
Cantonese: Ngok[1] Fei[2]
Courtesy name: Pengju
Traditional Chinese: 鵬舉
Simplified Chinese: 鹏举
Hanyu Pinyin: Péngjǔ
Wade-Giles: P'eng Chü
Cantonese: Paang4 Geui2
Posthumous name(s): Wumu, Zhongwu
Chinese: 武穆, 忠武
Hanyu Pinyin: Wǔmù, Zhōngwǔ
Wade-Giles: Wumu, Jungwu
Cantonese: Mou5 Muk6, Jung1 Mou5

Nhạc Phi (tiếng Trung giản thể: 岳飞, phồn thể: 岳飛), bính âm: Yùe Fēi; tên chữ là Bằng Cử 鵬舉; (1103 – 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 126 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.

Tiểu sử

Nhạc Phi sinh ngày 15 tháng 2 năm Sùng Ninh thứ 2 (1103) thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141) đời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi. Ông sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam. Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông, cha Nhạc Phi là Nhạc Hoà tính tình đôn hậu, sống tằn tiện để hay giúp đỡ người nghèo khó. Nhạc Phi lúc nhỏ sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, yêu thích sách binh pháp của Tôn VũNgô Khởi. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, được tiếng là "vô địch trong huyện".

Mẹ Nhạc Phi xăm bốn chữ tinh trung báo quốc trên lưng ông.

Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu xâm lấn xuống phía Nam, người dân Trung Quốc phải chịu giày xéo dưới gót giày xâm lược của quân Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc Hồ, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Năm Tuyên Hoà thứ 4 (1122), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân, được bổ nhiệm làm tiểu đội trưởng, sau đó tham gia vào liên quân Tống - Kim diệt Liêu, tham gia chiến dịch Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Không bao lâu, do phải chịu tang cha, nên thoái ngũ vễ quê để giữ đạo hiếu. Năm 1125, nước Liêu diệt vong, quân Kim tràn vào quan ải. Bắc Tống lúc bấy giờ đứng trước cục diện nguy khốn, người Kim vì mới nổi lên nên còn tỏ ra hung ác hơn cả người Liêu, thừa thế diệt Liêu, rầm rộ xâm lăng Trung Quốc. Quân Kim dùng thiết kỵ nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị giày xéo, Nhạc Phi tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân, hết sức giận dữ, vào năm Tĩnh Khang đầu tiên (1126) lại ra tòng quân. Ngày lên đường, mẹ ông là Diệu thị đã xăm lên ông bốn chữ lớn "tận trung báo quốc" (精忠报国). Đây là những điều ghi tâm khắc cốt, trọn đời phấn đấu của ông.

Sự nghiệp cầm quân

Khi Bắc Tống diệt vong, Cao Tông lên ngôi tháo chạy về phía nam, Nhạc Phi là một quan cấp dưới với lòng ngay thẳng nghiêm túc, đã vượt cấp dâng sớ cho Cao Tông trách mắng chủ trương bán nước của phái chủ hoà, khuyên vua Cao Tông "thân chinh thống lĩnh sáu quân vượt lên phía Bắc", khôi phục lại Trung Nguyên. Nhưng Cao Tông bạc nhược lại không nghe những ý kiến đúng đắn, mà ngược lại Nhạc Phi còn bị những quan lại của phái chủ hoà khép cho tội danh "quan nhỏ vượt chức" mà đòi bãi chức quan của Nhạc Phi.

Nhưng quyết tâm của Nhạc Phi chống giặc Kim không bao giờ thay đổi, ông đầu quân vào Chiêu thảo sứ Hà Bắc là Trương Sở, được Sở đối đãi vào hàng quốc sĩ, lệnh cho Nhạc Phi theo Vương Ngạn vượt sông chiến đấu chống quân Kim. Quân Tống đến huyện Tân Hương (thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay), thấy quân Kim đông đảo, Vương Ngạn không dám ra đánh, Nhạc Phi một mình dẫn bộ hạ huyết chiến cùng quân Kim, tự mình xông vào trận địa địch đoạt lấy đại kỳ chỉ huy của địch, quân sĩ thấy thế hăng hái xông lên đánh tan quân Kim thu phục lại Tân Hương. Ngày hôm sau lại đánh trận lớn, Nhạc Phi thân thể đầy thương tích, quân sĩ đều dồn hết sức mà đánh, quân Kim tháo chạy, tên tuổi Nhạc Phi lúc này vang danh khắp Hà Bắc.

Năm Kiến Viêm thứ 4 (1130), tướng Kim là Ngột Truật cất đại quân vượt sông Trường Giang đánh Tống, thế như chẻ tre, quân Tống tháo chạy hoảng hốt. Nhạc Phi tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh với Ngột Truật bốn trận, quân Kim thua trận. Nhạc Phi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thuỷ. Ngột Truật nhanh chân cho quân chạy về Kiến Khang (nay thuộc thành phố Nam Kinh), Nhạc Phi cho quân phục kích tại núi Ngưu Đầu đánh bại Ngột Truật, Ngột Truật lại chạy về Hoài Tây, Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang, bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi đã có trong tay 4 vạn quân, trở thành danh tướng kháng Kim oai danh bốn phương, khi tuổi đời mới tròn 27.

Sau khi thu phục được Kiến Khang, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng QuảngPhúc Kiến, bình định diệt trừ các đám quân thảo khấu, củng cố được chính quyền Nam Tống. Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, Tống Cao Tông đã cho thêu bốn chữ lớn trên nền cờ "Nhạc Phi tận trung" để tưởng thưởng, lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ tỉnh Giang Tây. Nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng, ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu Bắc phạt, nhưng Tống Cao Tông không chấp nhận.

Năm Thiệu Hưng thứ 4 (1134), người Kim cùng với chính quyền Ngụy Tề ở phương Bắc do người Kim nâng đớ,liên quân tiến đánh Nam Tống, đánh chiếm 6 quần Tương Dương ở trung lưu sông Trường Gian, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Nam Tống. Tống Cao Tông lại phải lệnh cho Nhạc Phi xuất quân, nhưng lại hạn chế ràng buộc ông chỉ được phép thu phục 6 quận Tương Dương, không cho phép đánh tiến lên phía Bắc. Tuy bị triều đình chế ngự nhưng đây rốt cuộc lại là một cơ hội để "tận trung báo quốc" của Nhạc Phi. Nhạc Phi cứ thế Bắc tiến, mạnh mẽ tiến công đến Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hà Bắc), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tuỳ Châu (nay là huyện Tuỳ tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam), phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam). Những chiến công này của ông đã cổ vũ mạnh mẽ quân dân Nam Tống đấu tranh chống quân xâm lược Kim, kiên định thể hiện quyết tâm thu phục Trung Nguyên của Nhạc Phi. Nhưng do sự xúi giục của Tần Cối đứng đầu của phái đầu hàng, Cao Tông đã cho triệu hồi Nhạc Phi về kinh, thăng chức cho ông làm Thanh Viễn quân Tiết độ sứ.

Năm Thiệu Hưng thứ 6 (1136), quân Tống dưới sự chủ trì của đại tướng Trương Tuấn phái chủ chiến, Nhạc Phi, Hàn Thế Trung... cùng các lộ cất quân Bắc phạt. Nhạc Phi xuất quân ở trấn Tương Dương, dương Đông kích Tấy, lệnh cho thuộc tướng là Ngưu Cao giả vờ tiến quân, còn mình thì dẫn quân chủ lực tấn công phía Tây Bắc, năm trận đánh thắng cả năm, thu phục rất nhanh Y Dương, Lạc Dương, Thương Châu, Quắc Châu, tiến vào một dãy bờ phía nam sông Hoàng Hà, thu phục cả một vùng đất rộng lớn về cho nhà Nam Tống. Nhân dân khắp nơi nô nức đón chào Nhạc Phi và quân đội, hàng trăm đám nghĩa quân lớn nhỏ đùn đùn xin đến hưởng ứng. Trong tình thế hết sức thuận lợi này, phái chủ hoà và phái đầu hàng của tập đoàn thống trị Nam Tống mà đứng đầu la Cao Tông và Tần Cối lại tỏ ra sợ hãi. Bọn họ liền cho triệu hồi các lộ quân Bắc phạt, một lần nữa lại khiến cho chí lớn của Nhạc Phi khó thực hiện.

Năm Thiệu Hưng thứ 10 (1140), quân Kim lại ồ ạt xâm chiếm xuống phía Nam, công phá vây hãm Củng, Bột, tướng Lưu Kỳ phải cấp báo, Nhạc Phi lại phụng mệnh tiếp viện. Nhạc Phi lệnh cho Lương Hưng thống lĩnh quân kỵ lén vượt Hoang Hà quấy phá hậu phương quân Kim, còn mình thì dẫn quân chủ lực trực chỉ Trung Nguyên, liên tiếp thu phục Yển Thành (nay thuộc tỉnh Hà Nam), Trịnh Châu, Lạc Dương... Nhạc Phi đã đại phá đội kỵ binh tinh nhuệ của Ngột Truật tại Yển Thành, lại đánh bại quân chủ lực của Kim ở Chu Tiên trấn (nằm ở phía tây nam huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam). Ngột Truật cho quân rút về Khai Phong không dám nghênh chiến, quân Tống khí thế hừng hực. Nhưng một lần nữa triều đình lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim, trong một ngày liên tiếp cho phát đi 12 lệnh kim bài triệu hồi Nhạc Phi. Trước đó, Tần Cối đã bí mật lệnh cho các tướng lĩnh rút lui, để lại một mình Nhạc Phi cùng quân của ông thâm nhập trận địa.

Nhạc Phi bị ép vào thế khó đã ngửa mặt than: "Công lao 10 năm, đã bị phá hỏng trong một buổi!". Lần ra quân này, không những khiến cho giấc mộng "tận trung báo quốc", "thu thập lại giang sơn cũ" của Nhạc Phi trở nên hão huyền mà lại còn gặp phải vận rủi. Người Kim vốn hận Nhạc Phi đến tận xương tuỷ, đã cấu kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Tống Cao Tông đã điều Nhạc Phi đi làm Khu mật phó sứ để tước bỏ hết binh quyền của ông. Ngày 25 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141), Nhạc Phi và con trai của mình, Nhạc Vân, bị gian thần Tần Cối thuốc chết tại đình Phong Ba thuộc Đại lý tự Lâm An. Giai thoại kể rằng, Nguyên soái Hàn Thế Trung đã chất vấn Tần Cối: xử tội Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu? Tần Cối trả lời: Không có, nhưng cũng không cần có. 3 chữ "không cần có" (mạc tu hữu 莫須有) từ đó gắn liền với tên Nhạc Phi và đi vào tiếng Trung để chỉ những lời buộc tội ngụy tạo.

Thơ ca

Võ công của Nhạc Phi không những tuyệt luân mà thư pháp, văn chương cũng đều xuất chúng một thời. Trong lần chống lại chiếu chỉ gọi ông đem quân trở về tại Chu Tiên trấn, Nhạc Phi đã đáp lại chiếu chỉ bằng những lời trung nghĩa, xuất phát từ tâm can. Ông còn làm bài từ "Mãn giang hồng" (滿江紅, Manjiang Hong hay Sông máu), đầy hùng tâm nhưng cũng bi tráng. Trích:

Ngưỡng thiên trường khiếu,
Tráng hoài khích liệt.
Tam thập công danh trần dữ thổ,
Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt.
(...)
Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục,
Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài,
Hùng tâm khích liệt.
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám nghìn dặm dầm sương dãi nguyệt.
(...)
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống huyết.
(Nam Trân dịch)

Vinh danh

Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt. Năm Thuần Hy thứ 6 (1179) ban thuỵ là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm Gia Định thứ 4 (1211) phong tước vị là Ngạc vương.

Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Trung Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở Tây Hà, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm. Ở bên bờ hồ Tây ở Hàng Châu. có một toà Ngạc vương miếu nguy nga. Những Hán gian như Tần Cối, Vương thị, Vạn Sĩ Tiết được đúc thành tượng sắt quỳ trước Ngạc vương, bị người Trung Quốc nguyền rủa. Còn Nhạc Phi lại được sự ngưỡng mộ và viếng thăm không ngớt của nhân dân.

Ngoài ra, trong chương trình giảng dạy của trường tiểu học tại Trung Quốc ngày nay học sinh được học ít nhất một bài về Nhạc Phi.

Đánh giá

Trong gần 20 năm chiến đấu chống quân Kim, Nhạc Phi đã trải qua 26 trận, chưa bại trận nào, không hổ danh là "Thường thắng tướng quân". Lịch sử gọi Nhạc Phi là người văn võ mưu trí, có những ưu điểm của Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh, tác phong của Gia Cát Khổng Minh (Tống sử, "Nhạc Phi truyện"). Mỗi lần sắp vào cuộc chiến, Nhạc Phi đều triệu các chỉ huy để bàn bạc, mưu định xong mới đánh, cho nên mỗi lần đánh nhau ông đều chiến thắng. Bất ngờ gặp địch, ông không hề nao núng, ngườ Kim có câu "Bạt núi dễ, đánh quân Nhạc khó".

Là một viên tướng can đảm và hiểu biết chiến thuật, Nhạc Phi đã giành được nhiều thắng lợi trong các trận chiến chống lại quân đội nhà Kim. Chiếm ưu thế do những khó khăn mà quân kỵ binh của đối phương gặp phải trong địa hình đồi núi của miền nam Trung Quốc, ông đã giành được những thắng lợi mặc dù quân của ông nói chung là ít hơn. Quân của ông đã thành công trong việc giành lại lãnh thổ phía nam sông Dương Tửsông Hoài. Tuy nhiên, cố gắng của ông nhằm thu hồi các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống đã đánh mất trước đó đã bị các quan lại (là những người cho rằng chiến tranh kéo dài có thể sẽ quá tốn kém) khác chống lại.

Giai thoại

Đời sau có giả thuyết là vua Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối để diệt trừ Nhạc Phi. Có rất nhiều lý do:

  1. Nhạc Phi khi trực chỉ phủ Hoàng Long, kinh đô nhà Kim, thì sẽ cứu 2 vua Huy Tông và Khâm Tông. Cao Tông sợ phải dâng lại ngai vàng cho hai người đó nên cách duy nhất để tránh việc đó là Nhạc Phi phải biến mất
  2. Nhạc Phi công cao cái chủ. Thắng nhiều trận nên uy danh át cả vua. Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, tổ tiên của Cao Tông, cũng đã thủ tiêu Trịnh Ân.
  3. Cao Tông chỉ muốn ăn chơi và hưởng lạc của kẻ làm vua. Kinh phí dùng để cho chiến tranh có thể dùng để xây cung điện và mở tiệc tùng.

Truyền thuyết cũng nói rằng những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đã bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát.

Món bánh giò cháo quẩy của người Hoa được làm bằng bột chiên trong dầu, luôn luôn làm từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu hành tội.

Nhạc Phi và sự kiện Tĩnh Khang cũng được tiểu thuyết gia kiếm hiệp Kim Dung nhắc đến trong một số tác phẩm của ông: Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ. Trong tiểu thuyết dựa Kim Dung "Võ lâm ngũ bá", Chu Đồng cũng là thầy dạy võ của Đông tà Hoàng Dược Sư

Tham khảo

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên degwitz1983
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên people20030312

Liên kết ngoài