Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Mục Dã”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:
=Diễn biến chiến tranh=
=Diễn biến chiến tranh=
Vua Trụ quyết định tấn công liên minh nhà Chu vào ngày 16 tháng 1 năm 1046 TCN.Theo ý kiến của Khương Tử Nha, Cơ Phát không phòng thủ mà tấn công thủ đô Triều Ca bỏ trống, Trụ trở về cứu thủ đô, trên đường về bị đánh bại tại Mục Dã. Trụ Vương tự sát, nhà Thương mất.
Vua Trụ quyết định tấn công liên minh nhà Chu vào ngày 16 tháng 1 năm 1046 TCN.Theo ý kiến của Khương Tử Nha, Cơ Phát không phòng thủ mà tấn công thủ đô Triều Ca bỏ trống, Trụ trở về cứu thủ đô, trên đường về bị đánh bại tại Mục Dã. Trụ Vương tự sát, nhà Thương mất.
Trận đánh này là một trận dùng kế " vây Ngụy cứu Triệu " , tuy nhiên kế này xuất hiện trong trận Quế Lăng, 693 năm sau.
Trận đánh này là một trận dùng kế " vây Ngụy cứu Triệu " , tuy nhiên kế này xuất hiện trong [[trận Quế Lăng]], 693 năm sau.


=Kết quả=
=Kết quả=

Phiên bản lúc 02:09, ngày 4 tháng 11 năm 2015


Trận Mục Dã (牧野之戰) là cuộc chiến giữa nhà Thươngnhà Chu, sử gọi là Chu Vũ Vương trừ Ân. Do vua Trụ Vương trước đánh nước Lê (黎) ở tây bắc, sau lại dẹp Đông Di (東夷). Tuy kết quả thu được thắng lợi, nhưng vì dùng binh cực nhọc, vũ dụng lại quá tàn khắc, cộng với sự xa xỉ quá quắt đã khiến mâu thuẫn xã hội và giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến sự diệt vong, cuối cùng là thân bại danh liệt, phải nổi lửa tự thiêu. Nên sách "Tả truyện" có nói: "Trụ trừ Đông Di mà hại đến thân" (紂克東夷而損其身, Trụ khắc Đông Di nhi tổn kỳ thân).

Nguyên do nổ ra chiến tranh

Cuối cùng nhà Thương, khoảng năm 1027 TCN hoặc 1046 TCN, ngày 16 tháng 1, Trụ Vương đem quân đánh đến biên nước Đông Di, Chu Vũ Vương cho rằng thời cơ không thể mất, bèn sai Lữ Vọng (tức Khương Tử Nha) dẫn các phụ tướng mang 300 cỗ chiến xa, cùng 3000 quân Hổ bí (vũ sĩ tinh nhuệ) bất ngờ tập kích nhà Thương, tổng binh lực xưng chừng có 45'000 quân, đó chỉ là nói phóng đại binh lực. Trước khi hành binh, bị Ngư Tân (魚辛) ngăn trở.

Sau đó, ngày 21 tháng 1, quân Chu kéo ra chiếm bến Mạnh Tân (孟津), hợp với các nước Dung (庸), Lư (盧), Bành (彭), Bộc (濮), Thục (蜀), Khương (羌), Vi (微), Mâu (髳) là các phương quốc. Đến ngày 28, quân Chu và các chư hầu mặc cho mưa gió cứ đông tiến, kéo đến đất Tỉ (汜地, nay là trấn Tỉ Thủy, thành phố Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam) vượt qua Hoàng Hà, đến Bách Tuyền (百泉, tây bắc huyện Huy tỉnh Hà Nam), mỗi ngày vượt gần 30 km với tốc độ rất nhanh, tiến thẳng đến thành Triều Ca (朝歌, kinh đô nhà Thương, nay thuộc huyện Kì tỉnh Hà Nam). Ngày 18 tháng 2 quân Chu đánh đến Mục Dã (nay thuộc thành phố Tân Hương tỉnh Hà Nam).

Trụ Vương khi biết tin vội huy động quân đội các doanh sở, nhưng chủ lực quân Thương hiện đang ở phía đông nam xa xôi, không thể huy động được quân các chư hầu ở xa. Trụ Vương chỉ có cách hay nhất là trang bị vũ khí cho số đông các nô lệ để chiến đấu với binh nhà Chu. Sử có hơi khoa trương quân nhà Thương đến 70 vạn quân, so ra binh lực lại nhiều hơn quân đội nhà Chu rất nhiều. Ngày 27 vào sáng sớm, quân Chu dàn hàng và tuyên thệ diệt địch, trong khi đó quân Thương Trụ Vương đang bạo hành tiến đến.

Diễn biến chiến tranh

Vua Trụ quyết định tấn công liên minh nhà Chu vào ngày 16 tháng 1 năm 1046 TCN.Theo ý kiến của Khương Tử Nha, Cơ Phát không phòng thủ mà tấn công thủ đô Triều Ca bỏ trống, Trụ trở về cứu thủ đô, trên đường về bị đánh bại tại Mục Dã. Trụ Vương tự sát, nhà Thương mất. Trận đánh này là một trận dùng kế " vây Ngụy cứu Triệu " , tuy nhiên kế này xuất hiện trong trận Quế Lăng, 693 năm sau.

Kết quả

Chiến thắng này là mốc đánh dấu thời kỳ bắt đầu của nhà Chu. Nhà Thương còn tồn tại tới 6 năm sau bị diệt nốt. Sau trận đánh, Cơ Phát lên ngôi, tức là Chu Vũ Vương. Ông phong cho Khương Tử Nha làm vua đất Tề, đánh dấu sự ra đời của nước Tề

Khảo chứng niên đại

Phần lớn dư luận cho rằng trận đánh xảy ra năm 1046 TCN. Có người cho rằng vào năm 1122 TCN, có người lại cho rằng vào năm 1057 TCN

Giả định quá trình Vũ Vương phạt Trụ

Chú thích

Tham khảo