Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cao Hoan”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Inkstone (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:

{{Thiếu nguồn gốc}}
{{Thiếu nguồn gốc}}
[[Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo từ 2009-01-23]]
[[Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo từ 2009-01-23]]
[[Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo]]
[[Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo]]
'''Cao Hoan''' ([[chữ Hán]]: 高歡; 496 - 547), tự '''Hạ Lục Hồn''', là Thượng trụ quốc nhà Đông Ngụy, đối thủ của [[Vũ Văn Thái|Vũ Văn Thái]] nhà Tây Ngụy. Hoan sinh trưởng ở Hoài Sóc, tuy sau tự xưng là người Hán nhưng gốc gác có nhiều nghi vấn - nhiều khả năng Hoan thật chất gốc [[Tiên Ti]]. Sau khi mất được truy tặng Tề Hiến Vũ Vương. Sau con Hoan là Cao Dương soán ngôi Đông Ngụy, lập Bắc Tề, lại truy tặng Hoan là '''Cao Tổ Thần Vũ Hoàng Đế'''.
'''Cao Hoan''' ([[chữ Hán]]: 高歡; 496 - 547), tự '''Hạ Lục Hồn''', là Thượng trụ quốc nhà Đông Ngụy, đối thủ của [[Vũ-văn Thái|Vũ Văn Thái]] nhà Tây Ngụy. Hoan sinh trưởng ở Hoài Sóc, tuy sau tự xưng là người Hán nhưng gốc gác có nhiều nghi vấn - nhiều khả năng Hoan thật chất gốc [[Tiên Ti]]. Sau khi mất được truy tặng Tề Hiến Vũ Vương. Sau con Hoan là Cao Dương soán ngôi Đông Ngụy, lập Bắc Tề, lại truy tặng Hoan là '''Cao Tổ Thần Vũ Hoàng Đế'''.


==Xuất xứ==
==Xuất xứ==
Hoan sinh tại trấn Hoài Sóc, là một trong sáu binh trấn nhà Bắc Ngụy thành lập để phòng cự người [[Nhu Nhiên]] ở phía bắc. Cha là Cao Thụ (樹), mẹ là Hàn thị. Mẹ mất sớm, Hoan phải ở với người chị và anh rễ là Uất Cảnh (尉景) (đúng họ là Uất Trì Cảnh, Ngụy Hiếu Văn Đế buộc người Tiên Ti đổi sang họ Hán, Uất Trì trở thành Uất). Nhà nghèo, Hoan đi làm thuê ở Bình Thành, Đại Quận, được con gái gia đình phú thương trong thành là Lâu Chiêu Quân phải lòng, nhất quyết lấy, dù gia đình ngăn cản. Nhờ tiền vợ, Hoan mua được ngựa, chuyển sang chạy dịch trạm từ Bình Thành đến Lạc Dương.
Hoan sinh tại trấn Hoài Sóc, là một trong sáu binh trấn nhà Bắc Ngụy thành lập để phòng cự người [[Nhu Nhiên]] ở phía bắc. Cha là Cao Thụ (樹), mẹ là Hàn thị. Mẹ mất sớm, Hoan phải ở với người chị và anh rễ là Úy Cảnh (尉景). Nhà nghèo, Hoan đi làm thuê ở Bình Thành, Đại Quận, được con gái gia đình phú thương trong thành là Lâu Chiêu Quân phải lòng, nhất quyết lấy, dù gia đình ngăn cản. Nhờ tiền vợ, Hoan mua được ngựa, chuyển sang chạy dịch trạm từ Bình Thành đến Lạc Dương.


Năm 525, Cao Hoan theo loạn tướng Đỗ Lạc Chu (杜洛周) rồi Cát Vinh, rồi lại bỏ Vinh về với [[Nhĩ Chu Vinh]]. Nhờ Lưu Quý (劉貴) tiến cử, Vinh dần coi Hoan là tâm phúc.
Năm 525, Cao Hoan theo loạn tướng Đỗ Lạc Chu (杜洛周) rồi Cát Vinh, rồi lại bỏ Vinh về với [[Nhĩ Chu Vinh]]. Nhờ Lưu Quý (劉貴) tiến cử, Vinh dần coi Hoan là tâm phúc.

Phiên bản lúc 00:31, ngày 2 tháng 12 năm 2009

Cao Hoan (chữ Hán: 高歡; 496 - 547), tự Hạ Lục Hồn, là Thượng trụ quốc nhà Đông Ngụy, đối thủ của Vũ Văn Thái nhà Tây Ngụy. Hoan sinh trưởng ở Hoài Sóc, tuy sau tự xưng là người Hán nhưng gốc gác có nhiều nghi vấn - nhiều khả năng Hoan thật chất gốc Tiên Ti. Sau khi mất được truy tặng Tề Hiến Vũ Vương. Sau con Hoan là Cao Dương soán ngôi Đông Ngụy, lập Bắc Tề, lại truy tặng Hoan là Cao Tổ Thần Vũ Hoàng Đế.

Xuất xứ

Hoan sinh tại trấn Hoài Sóc, là một trong sáu binh trấn nhà Bắc Ngụy thành lập để phòng cự người Nhu Nhiên ở phía bắc. Cha là Cao Thụ (樹), mẹ là Hàn thị. Mẹ mất sớm, Hoan phải ở với người chị và anh rễ là Úy Cảnh (尉景). Nhà nghèo, Hoan đi làm thuê ở Bình Thành, Đại Quận, được con gái gia đình phú thương trong thành là Lâu Chiêu Quân phải lòng, nhất quyết lấy, dù gia đình ngăn cản. Nhờ tiền vợ, Hoan mua được ngựa, chuyển sang chạy dịch trạm từ Bình Thành đến Lạc Dương.

Năm 525, Cao Hoan theo loạn tướng Đỗ Lạc Chu (杜洛周) rồi Cát Vinh, rồi lại bỏ Vinh về với Nhĩ Chu Vinh. Nhờ Lưu Quý (劉貴) tiến cử, Vinh dần coi Hoan là tâm phúc.

Dưới trướng họ Nhĩ Chu

Năm 528, Ngụy Hiếu Minh Đế bị Hồ Thái hậu đầu độc, Nhĩ Chu Vinh cùng Nguyên Thiên Mục bất bình khởi quân tiến về Lạc Dương - tôn Trường Lạc Vương Nguyên Tử Du lên làm Ngụy Hiếu Trang Đế.

Hồ Thái hậu phái quân ngăn cự, đều hoặc hàng, hoặc thua trận, sợ quá bèn chấp nhận Hiếu Trang Đế là vua. Nhĩ Chu Vinh bắt các triều thần và hoàng thân phải thân đến tạ tội tại Hà Âm. Vinh nhân dịp tàn sát vài ngàn người, trong đó gồm cả chú bác, anh em ruột Hiếu Trang Đế. Vinh lại bắt Hồ Thái hậu cùng Thiếu Đế (lập sau khi Hiếu Minh chết) bỏ rọ, dìm xuống sông Hoàng Hà. Hiếu Trang mất vía, xin nhường ngôi cho Vinh, Cao Hoan xui Vinh nhận, nhưng Vinh không nghe. Hạ Bạt Nhạc khuyên Vinh giết Cao Hoan để tỏ lòng thành với thiên hạ, Vinh cũng từ chối.

Cao Hoan rồi theo Vinh đánh bại Cát Vinh tại Phủ Khẩu, theo Nguyên Thiên Mục diệt Hình Cảo ở Sơn Đông, lại có công tiễu phạt khi Dương Khản phản Ngụy hàng Lương. Vinh bèn phong Hoan làm Thứ sử Tấn Châu. Hoan tích lũy của cải nhằm để dùng về sau.

Năm 530, sợ Nhĩ Chu Vinh cướp ngôi, nhân nhịp Hoàng hậu là con gái Vinh sắp sinh, Hiếu Trang Đế triệu Vinh và Nguyên Thiên Mục từ Tấn Dương về kinh, đặt phục binh trong cung, tự tay chém chết Vinh. Cháu Vinh là Nhĩ Chu Triệu, em họ Vinh là Nhĩ Chu Trọng Viễn, Nhĩ Chu Độ Luật khởi quân tiến báo thù. Triệu cho người gọi Hoan nhưng Hoan viện cớ bận việc quan không đến.

Hiếu Trang Đế cho người đốt Hà Kiều (bắc ngang sông Hoàng Hà nối Lạc Dương với phía Bắc), phòng bị có phần chểnh mãng. Triệu dẫn quân khinh kỵ bất ngờ vượt sông đánh thốc vào Lạc Dương, bắt được Hiếu Trang Đế, cho giải về Tấn Dương.

Cao Hoan gởi thư khuyên Triệu không nên giết vua, Triệu không đáp. Sau Triệu giết Hiếu Trang Đế, lập Nguyên Diệp lên ngôi.

Khi ấy, theo lời kêu gọi từ trước của Hiếu Trang Đế, Hột Đậu Lăng Bộ Phiên dẫn quân tiến đánh Tinh Châu, sào huyệt của họ Nhĩ Chu, từ phía bắc. Triệu vội chạy về Tấn Dương đối phó, bèn dùng Cao Hoan làm tướng, cho thống lĩnh bộ hạ Cát Vinh cũ để chống cự với Bộ Phiên. Giết được Bộ Phiên, Triệu thân đến trại Hoan cùng ăn mừng, thề nguyền làm anh em. Hôm sau Triệu cho mời Hoan đến trại mình, Hoan sợ muốn đi, nhưng Tôn Đằng níu giữ lại. Triệu bèn quay về Tấn Dương, Hoan dẫn bộ hạ vượt Thái Hàng kéo sang đông, tiếng để thu thập lương thảo, thật chất để độc lập từ họ Nhĩ Chu.

Chống họ Nhĩ Chu

Bấy giờ ở Tín Đô có anh em Cao Cán, Cao Ngang cát cứ, thế lực rất lớn, tiếng là để trả thù cho Hiếu Trang Đế. Cao Hoan cho người thông đồng, tự nhận mình cũng gốc gác huyện Điều, Bột Hải nhằm lấy lòng anh em họ Cao. Năm 531, khi Hoan tuyên chống họ Nhĩ Chu, anh em Cao Cán, Cao Ngang theo về với Hoan.

Lúc bấy giờ, ở Lạc Dương, Nhĩ Chu Thế Long cầm quyền, bèn bàn bạc với anh em họ hàng là Nhĩ Chu Ngạn Bá, Trọng Viễn, Độ Luật, Thiên Quang phế Nguyên Diệp, lập Quảng Lăng Vương Nguyên Cung (元恭) lên thay tức Tiết Mẫn, Tiền Phế Đế nhà Bắc Ngụy. Nhĩ Chu Triệu tính tình thô bạo, ngạo ngược, từng làm nhục Thế Long nên Thế Long căm sẳn, nên làm chuyện phế lập không hỏi đến Triệu. Triệu giận, dẫn quân đánh Lạc Dương, Thế Long phải cho anh là Ngạn Bá thân đến trại Triệu lý giải, Triệu mới ngưng, nhưng nội bộ họ Nhĩ Chu cũng lục đục từ đấy.

Năm 531, mùa Thu, Cao Hoan tôn An Định Vương Nguyên Lãng (朗) lên ngôi, tức Hậu Phế Đế. Họ Nhĩ Chu bèn thông tin cùng hội quân đánh Hoan. Nhĩ Chu Triệu dẫn quân đến đóng ở Quảng A, Nhĩ Chu Trọng Viễn (em Thế Long), Nhĩ Chu Độ Luật cũng kéo quân từ Đông Quận đến. Thế họ Nhĩ Chu rất lớn. Hoan bèn cho người phao gian tin: với Triệu, nói Trọng Viễn, Độ Luật ý đồ muốn bắt giết Triệu; với Trọng Viễn, nói đây là âm mưu của Triệu cùng Cao Hoan để bắt anh em Trọng Viễn, Thế Long tội chuyên quyền phế lập - vì thế nội bộ họ Nhĩ Chu vốn sẵn nghi ngờ nhau lại càng lục đục hơn.

Cựu thần của Nhĩ Chu Vinh là Hộc Tư Xuân, Hạ Bạt Thắng bấy giờ theo trong quân Trọng Viễn đến doanh trại Triệu giảng hòa, bị Triệu giam giữ lại, muốn giết, phải phân biện lắm hôm sau mới được thả. Trọng Viễn mời Triệu đến giảng hòa, Triệu nhận lời, cưỡi ngựa đến cửa trại rồi chạy đi. Trọng Viễn, Độ Luật bất mãn bèn rút quân. Hoan bày trận đánh Nhĩ Chu Triệu thua to. Triệu lại lui về Tấn Dương.

Năm 532, Hoan chiếm Nghiệp Thành. Họ Nhĩ Chu giảng hòa, cùng kéo đến đánh Hoan, lần này có cả Nhĩ Chu Thiên Quang từ Trường An. Quân Nhĩ Chu bất nhất, đại bại tại Hàn Lăng. Vì họ Nhĩ Chu bạo ngược, nhân dịp này Hộc Tư Xuân thông đồng với Hạ Bạt Thắng, Giả Hiển Trí, Trương Hoan, Trưởng Tôn Trĩ cùng làm phản. Xuân chiếm thành Bắc Trung (nằm phía bắc Hoàng Hà, án ngữ đường đến Lạc Dương), tàn sát tàn binh họ Nhĩ Chu. Xuân lại sai người truy kích bắt sống Độ Luật và Thiên Quang. Tại Lạc Dương, Trương Hoan theo lệnh Xuân cũng bắt được Thế Long và Ngạn Bá, chém đầu. Duy có Nhĩ Chu Trọng Viễn rút theo hướng đông nên thoát chết. Xuân bèn cho giải Thiên Quang, Độ Luật đến chỗ Hoan. Hoan sai dẫn độ về Lạc Dương chém đầu. Trọng Viễn trốn về Nam hàng Lương. Họ Nhĩ Chu xem như bị xóa sổ.

Đương đầu với Ngụy Hiếu Vũ Đế

Hoan kéo về Lạc Dương, vì Nguyên Lãng không phải dòng đích, bèn phế cả Tiền và Hậu Phế Đế, lập cháu Hiếu Văn Đế là Bình Dương Vương Nguyên Tu (元修) lên ngôi, tức Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế. Hiếu Vũ Đế phong Hoan làm Thượng trụ quốc, Bột Hải Vương, lại lập con gái Hoan làm Hoàng hậu.

Hoan lui về giữ Tấn Dương (vốn trở thành trung tâm quân sự của Bắc Ngụy từ thời Nhĩ Chu Vinh), Hiếu Vũ Đế vì vậy khá độc lập, nhưng hiệu lệnh nói chung chỉ có tác dụng phía nam sông Hoàng Hà, phía bắc đều là lãnh thổ của Hoan.

Sợ Hoan soán ngôi, theo kế Hộc Tư Xuân, Hiếu Vũ Đế liên kết với Hạ Bạt Nhạc ở Quan Trung, lại dùng Hạ Bạt Thắng, anh Nhạc, làm Đô đốc các châu phía Nam, làm vây cánh.

Hoan cũng lập kế đối phó: Trước tiên sai Địch Tung sang thông đồng Hầu Mạc Trần Duyệt ám sát Nhạc, sau phục kích giết Hột Đậu Lăng Y Lợi cũng là người đã thông đồng với Hiếu Vũ Đế. Nhạc chết rồi, Hiếu Vũ Đế lại kết Vũ Văn Thái, là người kế vị Nhạc, làm ngoại viện.

Hiếu Vũ Đế lại mộ binh, tiếng là để bình Lương, nhưng thật chất để đánh Hoan. Hộc Tư Xuân xin tự dẫn vài ngàn quân khinh kỵ tập kích Cao Hoan, Hiếu Vũ Đế sắp theo ý, có người can: "Chuyện phiêu lưu nếu có thành công cũng chỉ là giết một Cao Hoan để mọc lên một Cao Hoan khác mà thôi", bèn thôi.

Hoan tiến quân đến Lạc Dương, Hiếu Vũ Đế cho người cầu cứu Hạ Bạt Thắng và Vũ Văn Thái. Hộc Tư Xuân muốn dùng quân chống cự, Vương Tư Chính can, nói quân triều không thể đương nổi quân Cao Hoan, tốt hơn nên chạy về Trường An. Hiếu Vũ Đế nghe lời, bèn chạy đến Trường An, cho người gọi Hộc Tư Xuân, khi ấy đóng giữ Hổ Lao cùng đi.

Cao Hoan vào Lạc Dương, cho người mời Hiếu Vũ Đế không được, bèn lập Thanh Hà Vương Nguyên Thiện Kiến (元善見) lên ngôi, tức Hiếu Tĩnh Đế. Từ đó phân ra Đông Ngụy và Tây Ngụy.

Hạ Bạt Thắng dẫn quân về Lạc Dương, dọc đường nghe tin Hiếu Vũ Đế đã chạy về Trường An, bèn dẫn quân về, muốn theo lối Vũ Quan đến Trường An. Sắp đến, nghe tin Cao Hoan chiếm được Đồng Quan, nghĩ Quan Trung không giữ được, bèn chạy về Kinh Châu. Quan giữ thành không cho vào, lại có Hầu Cảnh, Cao Ngang theo lệnh Cao Hoan dẫn quân đến đánh. Hạ Bạt Thắng thua trận, dẫn thuộc hạ vài trăm người chạy đến phương Nam hàng Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Được mấy năm, Thắng xin Tiêu Diễn cho về với Tây Ngụy.

Chú thích