Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ban Chiêu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: pt:Ban Zhao
n Thêm ảnh từ http://toolserver.org/~emijrp/imagesforbio/
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:Ban Zhao.jpg|thumb|right|Ban Chiêu]]
'''Ban Chiêu''' ([[Chữ Hán|Hán tự]]: 班昭; [[Bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Bān Zhāo; [[Wade-Giles]]: Pan Chao) (45-116), tự là '''Huệ Ban''' (惠班), được xem là nữ sử gia đầu tiên của [[Trung Quốc]].
'''Ban Chiêu''' ([[Chữ Hán|Hán tự]]: 班昭; [[Bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Bān Zhāo; [[Wade-Giles]]: Pan Chao) (45-116), tự là '''Huệ Ban''' (惠班), được xem là nữ sử gia đầu tiên của [[Trung Quốc]].



Phiên bản lúc 05:57, ngày 4 tháng 8 năm 2010

Ban Chiêu

Ban Chiêu (Hán tự: 班昭; bính âm: Bān Zhāo; Wade-Giles: Pan Chao) (45-116), tự là Huệ Ban (惠班), được xem là nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc.

Cuộc đời

Ban Chiêu sinh năm 45 trong một gia đình Nho giáo vào thời Đông Hán, Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm. Bà còn gọi là Ban Phi. Bà xuất thân trong một gia tộc nổi tiếng, rất có tài hoa về văn học. Bà là con gái của Ban Bưu (班彪)- là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ, em gái của Ban Cố - nhà sử gia nổi tiếng. Bà còn có một người anh nữa là tướng quân Ban Siêu. Ban Chiêu thưởng được mời vào Hoàng cung để dạy kinh sử cho hoàng hậu và các quý nhân trong cung đình. Năm 14 tuổi, Ban Chiêu gả cho Tào Thế Thúc. Vì thế nên trong triều bà còn được gọi là Tào phu nhân (曹大家). Tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ này rất hạnh phúc, nhưng chỉ được 10 năm, Tào Thế Thức qua đời, bà thủ tiết thờ chồng. Tài khiếu viết văn của Ban Chiêu trước hết thể hiện trong quá trình giúp anh trai tên là Ban Cố viết cuốn "Tiền Hán Thư", đây là cuốn sử đoạn đại mang thể loại ký truyện đầu tiên của Trung Quốc, có địa vị ngang hàng với cuốn "Sử Ký" của Tư Mã Thiên thời Tây Hán trên lịch sử. Cha của Ban Chiêu là người đầu tiên bắt tay vào việc viết bộ sử này, sau khi cha qua đời, anh trai Ban Chiêu tên là Ban Cố tiếp tục hoàn thành việc này.Tuy nhiên, chẳng được bao lâu sau, đến năm 92 TCN thì Ban Cố bị tống giam và chết, do có can hệ với Đậu Hiến - gia đình Chương Đức hoàng hậu. Hán Hòa Đế cho phép Ban Chiêu được vào Đông Quan tàng thư để tiếp tục công việc biên soạn bộ Hán Thư. Những phần do bà soạn, từ tập 13 đến 20 (bát biểu biên niên) và tập 26 (thiên văn chí), được coi là mẫu mực cho nhiều tác phẩm lịch sử về sau. Sau khi bộ "Tiền Hán Thư" cho xuất bản, đã được sự đánh giá rất cao. Chương gay cấn nhất trong "Tiền Hán Thư" là bảng thứ 7 "Bảng bách quan công khanh" và chí thứ 6 "Thiên văn chí", hai bộ phận này về sau đều do Ban Chiêu hoàn thành. Học thức của Ban Chiêu hết sức tinh túy, để cầu được sự chỉ dẫn của Ban Chiêu, nhà học giả lớn hồi bấy giờ tên là Mã Dung đã phải quỳ ở bên ngoài thư viện đọc sách của Ban Chiêu để lắng nghe bà giảng giải. Trong thời gian này, Ban Chiêu cũng soạn bộ "Nữ giới" gồm 7 thiên. Bà mất năm 116 thời Hán An Đế, thọ 62 tuổi. Một miệng núi lửa trên Sao Kim được đặt theo tên của Ban Chiêu

Gia đình họ Ban

Xem thêm

Liên kết ngoài