Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giờ Phối hợp Quốc tế”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ct
TobeBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 131: Dòng 131:
[[hu:Egyezményes koordinált világidő]]
[[hu:Egyezményes koordinált világidő]]
[[mk:Координирано универзално време]]
[[mk:Координирано универзално време]]
[[ml:അന്താരാഷ്ട്ര സമയക്രമം]]
[[nah:Cemānāhuacāhuitl]]
[[nah:Cemānāhuacāhuitl]]
[[nl:UTC]]
[[nl:UTC]]

Phiên bản lúc 03:54, ngày 12 tháng 9 năm 2010

Giờ phối hợp quốc tế hay UTC, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp "TUC" (temps universel coordonné). Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT, tiếng Anh: Greenwich Mean Time) do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ thứ 19, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: Universal Time). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế.

Trang này vừa được mở vào lúc 12:51 theo giờ UTC ngày 13 tháng 5 năm 2024.

Chi tiết

UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với giờ quốc tế UT1 một số giây lẻ.

UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ 20. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 0.9 giây với giờ quốc tế UT1; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra -- lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972 -- tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30 tháng sáu hoặc 31 tháng mười hai, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái đất.

Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59.

năm 2004, độ lệch giữa giờ UTC và TAI là 32 giây (độ chậm hạng nhất).

Giờ UTC được viết bằng bốn chữ số sau:

  • Hai số chỉ giờ từ 00 đến 23
  • Hai số chỉ phút từ 00 đến 59

Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507.

Để dùng trong luật lệ-thương mại và cuộc sống ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay, GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật.

Chuyển đổi giờ quốc tế
sang giờ địa phương chuẩn (mùa đông)
Giờ chuẩn Thái Bình DươngUT -8
Giờ chuẩn miền núi nước MỹUT -7
Giờ chuẩn miền trung nước MỹUT -6
Giờ chuẩn miền đông nước MỹUT -5
Giờ chuẩn Đại Tây DươngUT -4
Giờ trung bình GreenwichUT
Giờ Trung ÂuUT +1
Giờ Đông ÂuUT +2
Giờ MoskvaUTC +3
Giờ chuẩn Ấn ĐộUT +5:30
Giờ chuẩn Việt NamUT +7
Giờ chuẩn Tây Úc
Giờ Hồng Kông
Giờ chuẩn Trung Quốc
UT +8
Giờ chuẩn Nhật/HànUT +9
Giờ chuẩn Đông ÚcUT +10
Xem thêm tại múi giờ.

UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn InternetWorld Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet.

Ngoài ra, có một số loại đồng hồ UTC thực hiện bằng phần mềm.

Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Xem Múi giờ#Lịch sử. Bảng chữ cái phiên âm của NATO và hội vô tuyến điện nghiệp dư từng gọi Z là "Zulu", nên UT đôi khi được gọi là giờ Zulu.

Chuẩn ISO 860 đã sử dụng khái niệm UTC này.

Xem thêm

Liên kết bên ngoài