Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Transistor”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 60: Dòng 60:
{{Commonscat|Transistors}}
{{Commonscat|Transistors}}


[[Thể loại:Bán dẫn|Bán dẫn]]
[[Thể loại:Linh kiện điện tử]]
[[Thể loại:Linh kiện điện tử]]



Phiên bản lúc 07:45, ngày 11 tháng 1 năm 2012

Transistor là một linh kiện bán dẫn thường được sử dụng như một thiết bị khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Tranzitor là khối đơn vị cơ bản xây dựng nên cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các tranzitor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động.Tranzitor cũng thường được kết hợp thành mạch tích hợp (IC),có thể tích hợp tới một tỷ tranzitor trên một diện tích nhỏ.

Một số tranzito

Cũng giống như điốt, tranzito được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP tranzito. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN tranzito.

Mỗi tranzito đều có ba cực:

  1. Cực gốc (base)
  2. Cực góp (collector)
  3. Cực phát (emitter)

Để phân biệt PNP hay NPN tranzito ta căn cứ vào ký hiệu linh kiện dựa vào mũi tên trên đầu phát. Nếu mũi tên hướng ra thì tranzito là NPN, và nếu mũi tên hướng vào thì tranzito đó là PNP.

Phân loại

Tiếp giáp N-P-N     Ký hiệu NPN tranzito Phân biệt các loại Transistor PNP và NPN ngoài thực tế. Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công suất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công suất lớn và tần số làm việc thấp hơn.

Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...

Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bóng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bóng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20 vv..

  1. xác định bằng cách dùng VOM: đo lần lượt các cặp chân của transistor ( điện thuận rồi đảo chiều lại) tổng cộng là 6 lần đo. Trong đó có 2 lần lên kim và trong 2 lần lên kim đó có 1 que cố định và chân ở que cố định là chân B .nếu que cố định này là đen thì trans là loại PNP còn ngược lại là NPN

Chức năng

Tranzito là linh kiện điện tử thụ động, tức là cần nguồn cung cấp năng lượng để hoạt động, cụ thể, cần phải phân cực cho tranzito để nó hoạt động. Tùy theo mục đích mà tranzito được mắc nối với mạch điện các kiểu khác nhau để thực hiện những chức năng sau:

Vùng hoạt động

  • Mỗi vùng trong tranzito hoạt động như một điốt. Vì mỗi tranzito có hai vùng và có thể kích hoạt với một điện thế thuận hoặc nghịch. Có tất cả bốn cách thức (mode) hoạt động cho cả hai PNP hay NPN tranzito.
Cách thức hoạt động (Operating Mode) EBJ CBJ
Phân cực nghịch Cut-Off Nghịch (Reverse) Nghịch (Reverse)
Phân cực thuận nghịch Active Thuận (Forward) Nghịch (Reverse)
Phân cực thuận Saturation Thuận (Forward Thuận (Forward)
Phân cực nghịch thuận Reverse-Active Nghịch (Reverse) Thuận (Forward)
  • Phân cực thuận nghịch (The Active mode) dùng cho việc khuếch đại điện thuận
  • Phân cực nghịch thuận (Reverse-Active) dùng cho việc khuếch đại điện nghịch
  • Vùng (The Cut-Off) and (Saturation) modes dùng như công tắc (switch) và biểu hiện trạng thái 1,0 trong điện số.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt