Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoán dụ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AquaP (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 17: Dòng 17:
Các đặc điểm nghệ thuật của hoán dụ gắn với bút pháp của tác giả, tính chất của phong cách văn học, đặc thù văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
Các đặc điểm nghệ thuật của hoán dụ gắn với bút pháp của tác giả, tính chất của phong cách văn học, đặc thù văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.


== Xem thêm ==
== Tìm hiểu thêm ==
* [[Từ đa nghĩa]] có nhiều nghĩa, nghĩa chuyển, nghĩa gốc.
* [[Từ đa nghĩa]] có nhiều nghĩa, nghĩa chuyển, nghĩa gốc.


== Tham khảo ==
== Tham khảo một số cuốn sách sau ==
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
* ''150 thuật ngữ văn học'', Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003, trang 154
* ''150 thuật ngữ văn học'', Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003, trang 154

Phiên bản lúc 09:05, ngày 21 tháng 2 năm 2021

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
  • Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Phương thức chuyển nghĩa

Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với nhau như:

  • Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay.Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.
  • Đồ vật và chất liệu. Ví dụ nói vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để chỉ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó).
  • Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ câu đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là chỉ tác phẩm của Nam Cao.

Ứng dụng

Các đặc điểm nghệ thuật của hoán dụ gắn với bút pháp của tác giả, tính chất của phong cách văn học, đặc thù văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Tìm hiểu thêm

Tham khảo một số cuốn sách sau

  • 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003, trang 154