Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Bôi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6: Dòng 6:


Làng quê Bảo An, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) tỉnh Quảng Nam là nơi từng sản sinh nhiều bậc đại khoa, tài cao đức trọng, những nhà trí thức, những nhà cách mạng dũng cảm, kiên cường, tài ba, đức độ của xứ Quảng và cả nước
Làng quê Bảo An, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) tỉnh Quảng Nam là nơi từng sản sinh nhiều bậc đại khoa, tài cao đức trọng, những nhà trí thức, những nhà cách mạng dũng cảm, kiên cường, tài ba, đức độ của xứ Quảng và cả nước

==Đi học==
Lúc còn học sinh, khi mới 15-16 tuổi đang học tại Trường Quốc học Huế (khoảng 1925-1927), Phan Bội là một trong những người tham gia lãnh đạo đấu tranh đòi thả cụ [[Phan Bội Châu]], để tang cụ [[Phan Châu Trinh]], chống lại việc đuổi học [[Nguyễn Chí Diểu]].

==Hoạt động cách mạng==

Những năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt đi đày ở châu Phi. Năm 1944 người Anh định dùng nhóm tù chính trị Việt nam trong đó có ông cùng [[Nguyễn Văn Ngọc]], [[Trần Hiệu]], Lê Giản, để thực hiện các chương trình phát thanh ở Sydney (Úc), San Francisco (Mỹ) và New Delhi (Ấn Độ). Biết rõ lập trường chống Cộng của các lãnh đạo Anh, Mỹ và hiểu sớm muộn gì cũng sẽ chống Liên Xô nên họ tìm mọi cách thoái thác. Rốt cục, người Anh chuyển họ sang hoạt động tình báo, huấn luyện họ về lý thuyết, cách đánh morse và dịch mật mã.

Tháng 3-1945 máy bay B-29 của Anh chở ông Nguyễn Văn Ngọc cùng các ông Trần Hiệu, Nguyễn Văn Phòng bay từ Dakar qua vịnh Bengal, vịnh Thái Lan, biển Đông, vịnh Bắc Bộ vào châu thổ sông Hồng để thực hiện kế hoạch cho họ nhảy dù cùng điện đài xuống khu vực Miếu Môn ở giữa hai tỉnh Hà Đông, Hòa Bình nhưng vì pháo phòng không Nhật bắn lên nhiều, sương mù lại dày đặc nên máy bay phải quay về.

Tháng 5-1945, hành trình cũ lặp lại lần này ba người nhảy dù xuống làng Tiên Lữ - huyện Quốc Oai - tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) tuy nhiên lệch 20 km so với dự tính ban đầu. Hồ Chí Minh khuyên nhóm tình báo (7 người gồm Phan Bôi, Lê Giản, Hoàng Đình Giong, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Hiệu, Nguyễn Văn Phòng, Đoàn Ngọc Rê) không cần thiết phải đốt dù và căn dặn có bắt liên lạc với Người Anh tại Trung tâm chỉ huy ở Calcutta (Ấn Độ) để xin thêm vũ khí, điện đài, thuốc chữa bệnh và vẫn công tác khuôn khổ mục tiêu chống phát xít.


==Tham gia Chính phủ Cách mạng==
==Tham gia Chính phủ Cách mạng==

Phiên bản lúc 03:17, ngày 19 tháng 10 năm 2012

Phan Bôi tức Hoàng Hữu Nam (1911 -1947) nhà hoạt động cách mạng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Chánh Văn Phòng Phủ Chủ tịch, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa I.

Quê quán

Năm 1911, Phan Bôi cất tiếng khóc chào đời trong một gia đình nổi tiếng về hiếu học và yêu nước, cách mạng. Ông là con thứ bảy trong gia đình. Gia đình ông, chỉ tính từ thân phụ Phan Định và thân mẫu Lê Thị Tiếu, có 53 người thì có đến 35 người ở tù, 8 liệt sĩ và những nhà trí thức, nhà lãnh đạo nổi tiếng như: Phan Thanh, Phan Diễn

Làng quê Bảo An, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) tỉnh Quảng Nam là nơi từng sản sinh nhiều bậc đại khoa, tài cao đức trọng, những nhà trí thức, những nhà cách mạng dũng cảm, kiên cường, tài ba, đức độ của xứ Quảng và cả nước

Đi học

Lúc còn học sinh, khi mới 15-16 tuổi đang học tại Trường Quốc học Huế (khoảng 1925-1927), Phan Bội là một trong những người tham gia lãnh đạo đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, chống lại việc đuổi học Nguyễn Chí Diểu.

Hoạt động cách mạng

Những năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt đi đày ở châu Phi. Năm 1944 người Anh định dùng nhóm tù chính trị Việt nam trong đó có ông cùng Nguyễn Văn Ngọc, Trần Hiệu, Lê Giản, để thực hiện các chương trình phát thanh ở Sydney (Úc), San Francisco (Mỹ) và New Delhi (Ấn Độ). Biết rõ lập trường chống Cộng của các lãnh đạo Anh, Mỹ và hiểu sớm muộn gì cũng sẽ chống Liên Xô nên họ tìm mọi cách thoái thác. Rốt cục, người Anh chuyển họ sang hoạt động tình báo, huấn luyện họ về lý thuyết, cách đánh morse và dịch mật mã.

Tháng 3-1945 máy bay B-29 của Anh chở ông Nguyễn Văn Ngọc cùng các ông Trần Hiệu, Nguyễn Văn Phòng bay từ Dakar qua vịnh Bengal, vịnh Thái Lan, biển Đông, vịnh Bắc Bộ vào châu thổ sông Hồng để thực hiện kế hoạch cho họ nhảy dù cùng điện đài xuống khu vực Miếu Môn ở giữa hai tỉnh Hà Đông, Hòa Bình nhưng vì pháo phòng không Nhật bắn lên nhiều, sương mù lại dày đặc nên máy bay phải quay về.

Tháng 5-1945, hành trình cũ lặp lại lần này ba người nhảy dù xuống làng Tiên Lữ - huyện Quốc Oai - tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) tuy nhiên lệch 20 km so với dự tính ban đầu. Hồ Chí Minh khuyên nhóm tình báo (7 người gồm Phan Bôi, Lê Giản, Hoàng Đình Giong, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Hiệu, Nguyễn Văn Phòng, Đoàn Ngọc Rê) không cần thiết phải đốt dù và căn dặn có bắt liên lạc với Người Anh tại Trung tâm chỉ huy ở Calcutta (Ấn Độ) để xin thêm vũ khí, điện đài, thuốc chữa bệnh và vẫn công tác khuôn khổ mục tiêu chống phát xít.

Tham gia Chính phủ Cách mạng

Ông đổi tên thành Hoàng Hữu Nam.

Tháng 01 năm 1946, Hòang Hữu Nam được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử và trúng vào Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập. Với chính sách đại đòan kết dân tộc, nhiều nhân sĩ, trí thức danh tiếng được mời tham gia vào trong Chính phủ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng người Quảng Nam giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Để có người trực tiếp giúp cụ Hùynh trong mọi công việc quan trọng, ông tiếp tục được cử làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1946: ông lại được giao thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Liên kiểm Việt Pháp. Trong thời gian này ông đã tham gia nhiều quyết định quan trọng của Trung ương để bảo vệ chính quyền ta còn non trẻ trước tình hình phức tạp lúc bấy giờ.[1] Ông được cử làm Đặc phái viên Quân ủy hội [2], [3] Chính trị ủy viên Quân đội Tiếp phòng Việt nam.

Khi mặt trận Hà Nội vỡ, ông cùng Chính phủ rút lên Chiến khu Việt Bắc và tiếp tục công tác trong Hội đồng Chính phủ. Ông là người lãnh đạo ưu tú của ngành Công an và là người cộng tác đắc lực cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tai nạn qua đời

Ông mất ngày 24/4/1947 trên đường công tác tại Tuyên Quang, an táng tại Tuyên Quang.

Cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 30.4.1947, đã tổ chức tưởng niệm Hòang Hữu Nam và cụ Hùynh Thúc Kháng (từ trần trước đó 3 ngày, tức 21.4.1947). Trong tập nhật ký của một Bộ trưởng, Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại việc này như sau: “… Hội đồng hôm nay có hai tin buồn: cái chết của cụ Hùynh và Nam. Cụ ( tức Bác Hồ) nói qua lịch sử chiến đấu của hai chiến sĩ trong Chính phủ sau khi tất cả đều mặc niệm một phút. Mọi người đều cảm động trước cái chết đau thương của hai người trong lúc quốc dân đang cần nhân tài để đảm đương việc nước. Cụ Chủ tịch nói với một giọng rất đau đớn như mất một người anh và một người con vậy”.

Tháng 4 năm 1948, nhân một năm ngày mất của Hòang Hữu Nam, Bác Hồ đã gửi thư cho gia đình Hòang Hữu Nam và theo chỉ thị của Bác, Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến đã giúp vợ Hòang Hữu Nam một số tiền để chi tiêu hàng ngày.

Vinh danh

Khi chính phủ về Hà nội, đã cho cải táng mộ ông về Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất.

Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Phan Bôi dài 700m, rộng 5,5m, nối từ đường Ngô Quyền đến đường Nguyễn Công Trứ thuộc quận Sơn Trà.

Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Hoàng Hữu Nam thuộc phường Long Thạnh Mỹ quận 9

Gia đình

Người bạn đời của Hòang Hữu Nam là bà Trịnh Thị Tuyến, nguyên là vợ một người đồng chí họat động với nhau từ năm 1930 và cùng bị đày ra Côn Đảo. Trong chuyến vượt ngục về đất liền, đồng chí đó có dặn lại với Hòang Hữu Nam nếu mình có mệnh hệ gì thì sẽ thay mặt ông chăm sóc vợ con. Đồng chí đã đã hy sinh trên đường vượt ngục. Theo lời nguyện đó, đồng chí Hòang Hữu Nam khi trở về đất liền đã đến tìm bà Tuyến và kết hôn với nhau. Bà Tuyến là một trong 5 người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Nguồn tham khảo

Chú thích