Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thẩm Hoàng Tín”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Thẩm Hoàng Tín''' (1909–1991) là nhà chính trị Việt Nam, từng làm [[Thị trưởng Hà Nội]] từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 8 năm 1952 dưới chính thể [[Quốc gia Việt Nam]]<ref>http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=206&listId=c2d480fb-e285-4961-b9cd-b018b58b22d0&ws=content</ref> .
'''Thẩm Hoàng Tín''' (1909–1991) là Dược sĩ, Chính khách Việt Nam, từng làm [[Thị trưởng Hà Nội]] từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 8 năm 1952 dưới chính thể [[Quốc gia Việt Nam]]<ref>http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=206&listId=c2d480fb-e285-4961-b9cd-b018b58b22d0&ws=content</ref> .


==Gia đình, cuộc sống==
==Gia đình, cuộc sống==
Dòng 10: Dòng 10:


Ông từng làm dược sĩ nổi tiếng. Ngoài nhà thuốc cửa Nam, ông còn có phòng thí nghiệm, bào chế lớn và một cửa hàng thuốc tây nữa ở đường Đồng Khánh. Ông có biệt thự nghỉ mát ở Tam Đảo.
Ông từng làm dược sĩ nổi tiếng. Ngoài nhà thuốc cửa Nam, ông còn có phòng thí nghiệm, bào chế lớn và một cửa hàng thuốc tây nữa ở đường Đồng Khánh. Ông có biệt thự nghỉ mát ở Tam Đảo.

Người vợ đầu tiên của ông Thẩm hoàng Tín là một người Tầu lai, có với nhau 3 người con, rồi ly dị. Sau này ông lấy bà Thành, vợ góa của ông Huyện Thành. Sau khi lấy ông Thẩm hoàng Tín rồi bà mới đi học Dược tại trường Thuốc Hà-nội. Đậu Dược sĩ rồi thì bà trực tiếp trông nom các tiệm thuốc để ông Tín có thì giờ lo việc chính trị.

Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, ông bí mật gửi thuốc men ra vùng cách mạng kiểm soát.

==Thị trưởng Hà Nội thập niên 50==
Trong thời gian tại chức Thị trưởng Hà Nội (1950 -1952) ông có đóng góp:

*Ban hành quy chế đặt tên các phố Hà Nội trong gian đoạn trước 1954<ref>http://36pho.vn/index.php/van-hoa/tan-man-ha-noi/3721-khao-cuu-ve-ten-pho-va-cong-vien-ha-noi.html</ref>.

*Thiết lập chợ tại những nơi gần đường cái lớn, giao thông thuận tiện cho việc buôn bán như: Ngã Tư Sở, Ô Yên Phụ, đường Lò Lợn.

*Sửa chữa nhà cửa bị phá hủy trong những năm chiến tranh.

*Tu sửa cầu Thê Húc. Tết Nhâm Thìn 1952, người dân đi lễ đền quá đông làm cầu Thê Húc bị sập. Rất may nước hồ Gươm năm đó cạn nên những đứa trẻ rơi xuống hồ không bị chết đuối. Thị trưởng Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới. Để có thiết kế đẹp, ông Tín tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu và trong hơn 30 mẫu của các kiến trúc sư cả Pháp lẫn Việt tham gia thì thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm được lựa chọn. Vẫn giữ lại dáng cong cầu vồng xưa nhưng Nguyễn Ngọc Diệm thiết kế cong hơn để cầu khỏe hơn đồng thời làm cầu nổi hơn. Nguyễn Ngọc Diệm giữ nguyên 16 hàng cọc tròn nhưng các đầu trụ được vuốt nhọn như gợi nhớ lại chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938. Dầm ngang và dầm dọc của Thê Húc đúc bằng bê tông để kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên mặt và thành cầu ông thiết kế bằng gỗ.

* Lập quỹ Tín dụng bình dân” giúp ích được cho nhiều tầng lớp trong xã hội, cho người dân nhập cư vay mua và sửa chữa nhà cửa, thương gia khuyếch trương thương mại, mọi ngành kinh tế sẽ phát đạt: thương mại, kỹ nghệ, các nhà sẽ được xây dựng nhiều thêm, phố xá rộng rãi, các nhà máy mượn thêm thợ và làm việc luôn luôn, nền thương mại không đình trệ, các ngành tiểu công nghệ phát triển hơn lên…

Ông có tiếng là liêm khiết, siêng năng. Làm Thị Trưởng nhưng không lĩnh lương. Ông thích giao du với giới trí thức, chính trị. Ông có tham vọng muốn làm Thủ Hiến Bắc Việt, thay thế Thủ Hiến Nguyễn hữu Trí, người của Đại Việt quan lại.

Ông Tín ăn mặc rất chải chuốt, lúc nào cũng đúng mốt – áo quần toàn may bằng hàng đắt tiền, để râu mép kiểu Clark Gable (đại tài tử Mỹ). Đi ngoài phố thường chống ba-tong tuy mới chỉ 40 tuổi, ăn nói từ tốn, đàng hoàng, khiêm nhường.

==Cuộc sống sau năm 1954==

Ông không di tản vào Nam khi Hiệp Định Giơ-neo ký kết.

Sau khi Việt Minh vào Hà Nội, ông Tín bị liệt vào loại trí thức phản động và bị đưa đi cải tạo, sau đó cũng được thả về và cho dạy học ở đại học Y-Dược Hà-nội. Các cửa hiệu thuốc bị tiêu tan hết. Khi ông Tín đi học tập, bà Tín ở nhà lo, buồn và đương đầu với nhiều chuyện nên phát bệnh tim và qua đời lúc chưa tới 60 tuổi. Ông lấy thêm một người vợ thứ ba.

Các con ông theo Việt Minh và chả có người nào đỗ đạt hay có địa vị gì cả.

Sau ngày 30 tháng Tư, năm 1975 ông và bà vợ thứ ba vào Sài-gòn rồi sau được cho đi Pháp. Tại Pháp có con gái ông là dược sĩ Thẩm Thị Hồng Anh, có chồng là nhà sử học [[Lê Thành Khôi]].

Đi Pháp được ít lâu, ông Tín đau rồi chết. Di ảnh của ông Tín hiện thờ tại chùa Lưu Sơn, ngoại ô Paris.

==Chú thích==
{{reflist}}

==Liên kết ngoài==

{{sơ khai tiểu sử}}

{{Thời gian sống|Sinh=1909|mất=1991}}
[[Thể loại:Người Hà Nội]]
[[Thể loại:Thị trưởng Hà Nội]]
[[Thể loại:Thầy thuốc Việt Nam]]

Phiên bản lúc 16:36, ngày 23 tháng 10 năm 2012

Thẩm Hoàng Tín (1909–1991) là Dược sĩ, Chính khách Việt Nam, từng làm Thị trưởng Hà Nội từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 8 năm 1952 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam[1] .

Gia đình, cuộc sống

Ông quê gốc Triều Châu, Trung quốc. Bố mẹ đến lập nghiệp tại Hà nội từ lâu. Tên khai sanh là Thẩm Tín. Ông có người em là nhạc sĩ Thẩm Oánh.

Thuở nhỏ được sang Pháp du học, đậu bằng dược sĩ, trở về Việt Nam, ở Hà-nội hành nghề.

Ông có một cửa hàng bán thuốc tây tại phố cửa Nam, mang tên là tiệm thuốc cửa Nam. Sau này ông làm con nuôi cụ Hoàng trung Huân, thân sinh Bác sĩ Nha khoa Hoàng cơ Bình, Luật sư Hoàng cơ Thụy và Giáo sư Hoàng cơ Nghị, nên ông đổi tên là Thẩm Hoàng Tín.

Ông từng làm dược sĩ nổi tiếng. Ngoài nhà thuốc cửa Nam, ông còn có phòng thí nghiệm, bào chế lớn và một cửa hàng thuốc tây nữa ở đường Đồng Khánh. Ông có biệt thự nghỉ mát ở Tam Đảo.

  1. ^ http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=206&listId=c2d480fb-e285-4961-b9cd-b018b58b22d0&ws=content