Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Acgumen của cận điểm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Tự động sửa văn bản (-\( +()
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Tự động sửa văn bản (- ) +))
Dòng 8: Dòng 8:
== Công thức==
== Công thức==
Trong [[cơ học thiên thể]], '''góc cận điểm''' ω được tính theo:
Trong [[cơ học thiên thể]], '''góc cận điểm''' ω được tính theo:
:ω = arccos((n • e)/(|n| |e|) )
:ω = arccos((n • e)/(|n| |e|))
:(nếu ''e''<sub>''z''</sub> < 0 , &#969; = 2 &pi; - &#969; ở trên)
:(nếu ''e''<sub>''z''</sub> < 0 , &#969; = 2 &pi; - &#969; ở trên)
với:
với:

Phiên bản lúc 04:47, ngày 21 tháng 11 năm 2005

Các tham số của quỹ đạo Kepler. Góc cận điểm được ký hiệu bằng chữ ω.

Góc cận điểm (viết tắt là ω) là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa điểm mọc quỹ đạo (giao điểm của quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu, khi thiên thể đi từ Nam lên Bắc) và cận điểm quỹ đạo (điểm trên quỹ đạo nằm gần tâm của hệ quy chiếu nhất), đo trên mặt phẳng quỹ đạo, và theo chiều chuyển động của thiên thể.

Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm mọc quỹ đạo sẽ vô định. Với chuyển động trên quỹ đạo tròn, cận điểm quỹ đạo cũng vô định. Cả hai trường hợp này dẫn đến việc góc cận điểm bị vô định.

Trong hệ Mặt Trời, do cận điểm quỹ đạo còn được gọi là điểm cận nhật, góc cận điểm còn được gọi là góc cận nhật.

Công thức

Trong cơ học thiên thể, góc cận điểm ω được tính theo:

ω = arccos((n • e)/(|n| |e|))
(nếu ez < 0 , ω = 2 π - ω ở trên)

với:

Nếu độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, góc cận điểm là bất định. Trên thực tế tính toán, người ta có thể quy ước:

ω = arccos(ex/|e|)

với ex là là thành phần của e chiếu lên phương x của hệ quy chiếu.

Trong trường hợp quỹ đạo tròn, có thể quy ước ω = 0.

Xem thêm