Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Absinthe”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox beverage | name = Absinthe | image = absinthe-glass.jpg | caption = | type = Chưng cất |…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 12:29, ngày 1 tháng 5 năm 2016

Absinthe
Phân loạiChưng cất
Quốc gia xuất xứThụy Sĩ
Độ cồn trên thể tích45–74%
Minh chứng độ cồn90–148
Màu sắcXanh lục
Thành phần
Green Muse (1895) xủa Albert Maignan.

Absinthe (/ˈæbsɪnθ/ Tập âm thanh "en-us-absinthe.ogg" không có sẵn hoặc /ˈæbsænθ/; French: [apsɛ̃t], còn được gọi green fairy) được mô tả là một thức uống chưng cất, độ cồn cao (45–74% ABV / 90–148 U.S. proof).[1][2][3][4] Nó có hương tiểu hồi cần và nguồn gốc từ thực vật, như hoa và lá của Artemisia absinthium ("grand wormwood"), cùng với tiểu hồi cần, tiểu hồi hương ngọt, và một số loại rau thơm khác.[5] Absinthe theo truyền thống có màu lục tự nhiên nhưng cũng có thể không màu. Nó thường được nhắc đến trong các văn kiện lịch sử dưới tên "la fée verte" (cô tiên lục). Thường bị nhìn nhận sai là rượu mùi, absinthe truyền thống không được đóng chai với đường thêm vào, và do đó được phân loại là thức uống chưng cất.[6] Absinthe đóng chai có nồng độ cồn trên thể tích cao, nhưng thường được pha loãng bằng nước.

Absinthe bắt nguồn từ bang Neuchâtel tại Thụy Sĩ vào cuối thể kỷ XVIII. Cuối thể kỷ XIX-đầu thể kỷ XX tại Pháp, nó là một thức uống có cồn phổ biến, đặc biệt với những văn sĩ và họa sĩ người Paris. Do sự gắn kết của nó với văn hóa Bohemian, việc tiêu thụ absinthe bị những người theo chủ nghĩa bảo thủ xã hộiprohibitionist (người ủng hộ việc cấm rượu) ngăn cản. Ernest Hemingway, James Joyce, Charles Baudelaire, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud, Henri de Toulouse-Lautrec, Amedeo Modigliani, Pablo Picasso, Vincent van Gogh, Oscar Wilde, Marcel Proust, Aleister Crowley, Erik Satie, Edgar Allan Poe, Lord ByronAlfred Jarry đều là người nghiện absinthe .[7]

Absinthe thường bị thể hiện như một loại ma túy tác động trí tuệ gây nghiện và gây ảo giác nguy hiểm.[8] Hợp chất hóa học thujone, dù chỉ hiện diện trong thức uống này ở nồng độ vừa phải, có tác động gây hại. Tới năm 1915, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu, gồm Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ và đế quốc Áo-Hung, đã cấm absinthe. Dù có nhiều tai tiếng, nó đã được chứng minh rằng không nguy hiểm gì hơn các loại thức uống chưng cất thông thường. Nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tác động trí tuệ của absinthe đã bị thổi phồng.[8] Bắt đầu từ thập niên 1990, những luật mới về thực phẩm và thức uống của Liên minh châu Âu (EU) đã gỡ bỏ những rào chắn trong việc sản xuất và buôn bán thức uống này. Đầu thế kỷ XXI, gần 200 hãng absinthe đã được tự do sản xuất tại nhiều quốc gia, đáng chú ý nhất ở Pháp, Thụy Sĩ, Úc, Tây Ban Nha, và Cộng hòa Séc.

Chú thích

  1. ^ "Traite de la Fabrication de Liqueurs et de la Distillation des Alcools", P. Duplais (1882 3rd Ed, pp 375–381)
  2. ^ "Nouveau Traité de la Fabrication des Liqueurs", J. Fritsch (1926, pp 385–401)
  3. ^ "La Fabrication des Liqueurs", J. De Brevans (1908, pp 251–262)
  4. ^ "Nouveau Manuel Complet du Distillateur Liquoriste", Lebead, de Fontenelle, & Malepeyre (1888, pp 221–224)
  5. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Absinthe” . Encyclopædia Britannica. 1 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 75.
  6. ^ 'Traite de la Fabrication de Liqueurs et de la Distillation des Alcools' Duplais (1882 3rd Ed, Pg 249)
  7. ^ The Appeal of 'The Green Fairy', Sarasota Herald-Tribune, September 18, 2008
  8. ^ a b Padosch, Stephan A; Lachenmeier, Dirk W; Kröner, Lars U (2006). “Absinthism: a fictitious 19th century syndrome with present impact”. Substance Abuse Treatment, Prevention, and Policy. 1: 14. doi:10.1186/1747-597X-1-14.

Liên kết ngoài