Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Quang Địa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{Đang viết}}[[Tập tin:Li Guangdi.jpg|nhỏ|Lý Quang Địa]]
{{Đang viết}}[[Tập tin:Li Guangdi.jpg|nhỏ|Lý Quang Địa]]
'''Lý Quang Địa''' ([[chữ Hán]]: 李光地, 29 tháng 9 năm 1642 - 26 tháng 6 năm 1718)<ref name=":1">{{Chú thích web|url=https://ctext.org/library.pl?if=en&res=79674&by_title=%E6%9D%8E%E5%85%89%E5%9C%B0|tựa đề=李光地年譜|tác giả=Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường|họ=|tên=|ngày=|website=|dịch tựa đề=Lý Quang Địa niên phổ|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=no|ngày truy cập=2020-11-27|trích dẫn=明崇祯十五年壬午(1642)秋九月癸酉,公生。公讳光地,字晋卿,号厚庵。先世居剑州,相传为唐江王元祥后...公在孕时,山海讧沸,母吴氏避居于外氏之华地乡,以九月初六日亥时生公。}}</ref>, tự '''Tấn Khanh''' (晉卿)<ref name=":12">{{harvp|Thượng Hằng Nguyên|2002|p=590}}</ref>, hiệu '''Hậu Am''' (厚庵)<ref>{{Harvnb|Lý Phóng|loc=Tập 2, Quyển 23|p=198}}</ref>, '''Hậu Trai''' (厚齋)<ref name=":0">{{harvp|Dương Đình Phúc|Dương Đồng Phủ|2001|loc=Quyển thượng|p=1006}}</ref>, '''Lâm Khanh''' (林卿)<ref>{{harvp|Tiễn Thực Phủ|1980|pp=3165|loc=Quyển 4}}</ref>, '''Dong Thôn''' (榕村)<ref name=":0" /> hay '''Hậu An''' (厚安), thất danh<ref group="Chú">Trai hiệu, còn xưng là trai danh, thất danh, am hiệu, thường là tên thư phòng của văn nhân nhã sĩ thời xưa, cho thấy gia thế, thân thế, trình độ và cả ước nguyện của chủ nhân.</ref> '''Thành Vân động''' (成雲洞), '''Dong Âm thư đường''' (榕陰書堂)<ref name=":0" />, người huyện An Khê - phủ [[Tuyền Châu]] - tỉnh [[Phúc Kiến]], là một nhà chính trị, nhà [[Tống Nho|lý học]]<ref group="Chú">Lý học là một trường phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.</ref> trứ danh thời kỳ đầu nhà Thanh. Năm 1670, ông đỗ Tiến và đứng thứ năm trên bảng vàng trong kỳ thi thời Khang Hi, làm quan đến chức [[Trực Lệ Tuần phủ]], [[Lại bộ Thượng thư (Trung Quốc)|Lại bộ Thượng thư]] Văn Uyên các Đại học sĩ. Đến năm 1681, ông lại thúc đẩy tiến cử [[Thi Lang]] cầm quân, chấm dứt Minh-Trịnh, thống nhất Đài Loan; được các học giả đương thời tôn xưng là '''An Khê tiên sinh''' (安溪先生)<ref>{{Harvp|Lý Quang Địa|1995|p=1}}</ref>, '''An Khê Lý tướng quốc''' (安溪李相国)<ref name=":03">{{harvp|Tiễn Nghi Cát|2008|loc=Tập 1, Quyển 13|pp=716-719}}</ref>.
'''Lý Quang Địa''' ([[chữ Hán]]: 李光地, 29 tháng 9 năm 1642 - 26 tháng 6 năm 1718)<ref name=":1">{{Chú thích web|url=https://ctext.org/library.pl?if=en&res=79674&by_title=%E6%9D%8E%E5%85%89%E5%9C%B0|tựa đề=李光地年譜|tác giả=Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường|họ=|tên=|ngày=|website=|dịch tựa đề=Lý Quang Địa niên phổ|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=no|ngày truy cập=2020-11-27|trích dẫn=明崇祯十五年壬午(1642)秋九月癸酉,公生。公讳光地,字晋卿,号厚庵。先世居剑州,相传为唐江王元祥后...公在孕时,山海讧沸,母吴氏避居于外氏之华地乡,以九月初六日亥时生公。}}</ref>, tự '''Tấn Khanh''' (晉卿)<ref name=":12">{{harvp|Thượng Hằng Nguyên|2002|p=590}}</ref>, hiệu '''Hậu Am''' (厚庵)<ref>{{Harvnb|Lý Phóng|loc=Tập 2, Quyển 23|p=198}}</ref>, '''Hậu Trai''' (厚齋)<ref name=":0">{{harvp|Dương Đình Phúc|Dương Đồng Phủ|2001|loc=Quyển thượng|p=1006}}</ref>, '''Lâm Khanh''' (林卿)<ref>{{harvp|Tiễn Thực Phủ|1980|pp=3165|loc=Quyển 4}}</ref>, '''Dong Thôn''' (榕村)<ref name=":0" /> hay '''Hậu An''' (厚安), thất danh<ref group="Chú">Trai hiệu, còn xưng là trai danh, thất danh, am hiệu, thường là tên thư phòng của văn nhân nhã sĩ thời xưa, cho thấy gia thế, thân thế, trình độ và cả ước nguyện của chủ nhân.</ref> '''Thành Vân động''' (成雲洞), '''Dong Âm thư đường''' (榕陰書堂)<ref name=":0" />, người huyện An Khê - phủ [[Tuyền Châu]] - tỉnh [[Phúc Kiến]], là một nhà chính trị, nhà [[Tống Nho|lý học]] trứ danh thời kỳ đầu nhà Thanh.
Ông đỗ Tiễn vào năm 1670 và đứng thứ năm trên bảng vàng trong kỳ thi thời Khang Hi, làm quan đến chức [[Trực Lệ Tuần phủ]], [[Lại bộ Thượng thư (Trung Quốc)|Lại bộ Thượng thư]], Văn Uyên các Đại học sĩ và trở thành người đứng đầu [[Hàn lâm viện]]. Đến năm 1681, ông lại thúc đẩy tiến cử [[Thi Lang]] cầm quân và lên kế hoạch cho việc thu phục Đài Loan, chấm dứt Minh-Trịnh;<ref name="Ng2010">{{cite book|title=Dao Companion to Neo-Confucian Philosophy|last1=Ng|first1=On-Cho|publisher=Springer|year=2010|isbn=978-90-481-2929-4|pages=381–398|chapter=Li Guangdi and the Philosophy of Human Nature|doi=10.1007/978-90-481-2930-0_18}}</ref><ref name="Yao2015">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=P-c4CQAAQBAJ&pg=PA362|title=The Encyclopedia of Confucianism: 2-volume Set|author=Xinzhong Yao|date=11 May 2015|publisher=Routledge|isbn=978-1-317-79349-6|pages=362–363}}</ref> được các học giả đương thời tôn xưng là '''An Khê tiên sinh''' (安溪先生),<ref>{{Harvp|Lý Quang Địa|1995|p=1}}</ref> '''An Khê Lý tướng quốc''' (安溪李相国).<ref name=":03">{{harvp|Tiễn Nghi Cát|2008|loc=Tập 1, Quyển 13|pp=716-719}}</ref>


== Cuộc đời ==
== Cuộc đời ==


=== Tuổi thơ và xuất sĩ làm quan ===
=== Tuổi thơ và xuất sĩ làm quan ===
Lý Quang Địa sinh vào giờ Hợi, ngày 6 tháng 9 (âm lịch) năm Sùng Trinh thứ 15 ([[1642]])<ref name=":1" /> trong một gia đình quan lại trí thức giàu có. Sử sách ghi chép lại, ông từ nhỏ đã thông minh hơn người,<ref name=":2">{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|1928|loc=[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B7262 Quyển 262], Liệt truyện 49 - Lý Quang Địa truyện|p=7794}}</ref> mới 5 tuổi đã đến trường theo thầy đọc sách, "rất ít mở miệng, nhưng đã nói thì đều đã thuộc lòng, không sót một chữ; giỏi về đối, lên tiếng đều làm mọi người kinh ngạc, thầy giáo cũng không dạy được"<ref name=":03" />. Mới 13 tuổi, ông đã đọc hết các loại kinh thư kinh điển của Nho gia, 18 tuổi đã biên soạn "Tính lý giải", 19 tuổi thì viết "Tứ thư giải", 20 tuổi biên soạn "Chu dịch giải", 24 tuổi thì viết "Lịch tượng yếu nghĩa", đến 25 tuổi thì đã tinh thông âm luật.
Lý Quang Địa sinh vào giờ Hợi, ngày 6 tháng 9 (âm lịch) năm Sùng Trinh thứ 15 ([[1642]])<ref name=":1" /> trong một gia đình quan lại trí thức giàu có. Sử sách ghi chép lại, ông từ nhỏ đã thông minh hơn người,<ref name=":2">{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|1928|loc=[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B7262 Quyển 262], Liệt truyện 49 - Lý Quang Địa truyện|p=7794}}</ref> mới 5 tuổi đã đến trường theo thầy đọc sách, "rất ít mở miệng, nhưng đã nói thì đều đã thuộc lòng, không sót một chữ; giỏi về đối, lên tiếng đều làm mọi người kinh ngạc, thầy giáo cũng không dạy được"<ref name=":03" />. Mới 13 tuổi, ông đã đọc hết các loại kinh thư kinh điển của Nho gia, 18 tuổi đã biên soạn "Tính lý giải", 19 tuổi thì viết "Tứ thư giải", 20 tuổi biên soạn "Chu dịch giải", 24 tuổi thì viết "Lịch tượng yếu nghĩa", đến 25 tuổi thì đã tinh thông âm luật.<ref>{{cite journal|last1=Hon|first1=Tze-ki|date=2005|title=Constancy in change: A comparison of James Legge's and Richard Wilhelm's interpretations of the Yijing|journal=Monumenta Serica|volume=53|pages=315–336|doi=10.1179/mon.2005.53.1.010|jstor=40727466}}</ref>


Năm [[Khang Hi]] thứ 3 ([[1664]]), Lý Quang Địa thi đậu [[Cử nhân]] trong kỳ [[thi Hương]]. Sáu năm sau, ông đỗ [[Tiến sĩ]], đứng vị trí thứ năm trên bảng vàng, được tuyển vào Thứ Thường quán làm vị trí Thứ Cát sĩ.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=907646&remap=gb#p410 Quyển 33]}}</ref> Đến tháng 9 năm thứ 12 ([[1672]]), ông được thăng chức trở thành Biên tu của [[Hàn Lâm viện]].<ref>{{Harvnb|Ủy ban biên soạn địa chí tỉnh Phúc Kiến|loc=Quyển 41, Chương 1: Lý Quang Địa}}</ref><ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=380687&remap=gb#p560 Quyển 39]}}</ref>
Năm [[Khang Hi]] thứ 3 ([[1664]]), Lý Quang Địa thi đậu [[Cử nhân]] trong kỳ [[thi Hương]]. Sáu năm sau, ông đỗ [[Tiến sĩ]], đứng vị trí thứ năm trên bảng vàng, được tuyển vào Thứ Thường quán làm vị trí Thứ Cát sĩ.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=907646&remap=gb#p410 Quyển 33]}}</ref> Ông lên đường đến [[Bắc Kinh]] nhậm chức, để lại người em là Lý Quang Pha chăm sóc gia đình.<ref>{{Harvp|Chang|2007|p=89|loc=[http://digitallibrary.usc.edu/cdm/ref/collection/p15799coll127/id/584739 Bản điện tử]}}</ref> Đến tháng 9 năm thứ 12 ([[1672]]), ông được thăng chức trở thành Biên tu của [[Hàn Lâm viện]].<ref>{{Harvnb|Ủy ban biên soạn địa chí tỉnh Phúc Kiến|loc=Quyển 41, Chương 1: Lý Quang Địa}}</ref><ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=380687&remap=gb#p560 Quyển 39]}}</ref>


Năm thứ 12 ([[1673]]), ông được bổ nhiệm vào hội đồng chấm thi của kì thi Hương. Đến tháng 5 cùng năm, ông xin phép nghỉ để về [[Phúc Kiến]] thăm người thân.<ref>{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|1928|loc=Quyển 262 - Lý Quang Địa truyện}}</ref>
Năm thứ 12 ([[1673]]), ông được bổ nhiệm vào hội đồng chấm thi của kì thi Hương. Đến tháng 5 cùng năm, ông xin phép nghỉ để về [[Phúc Kiến]] thăm người thân.<ref>{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|1928|loc=Quyển 262 - Lý Quang Địa truyện}}</ref>


=== Bình định Tam phiên ===
=== Bình định Tam phiên ===
Năm Khang Hi thứ 13 ([[1674]]), trong sự bùng nổ của [[Loạn Tam Phiên]], Tĩnh Nam vương [[Cảnh Tinh Trung]] nổi dậy tạo phản, chiếm đất [[Phúc Kiến]], [[Trịnh Kinh]] ở [[Đài Loan]] khởi binh tấn công [[Tuyền Châu]], cả nhà Lý Quang Địa chạy trốn đến núi sâu, Trịnh Kinh và Cảnh Tinh Trung đều dụ hàng nhưng Lý Quang Địa kiên quyết từ chối.<ref name=":2" /> Một năm sau, Lý Quang Địa âm thầm viết mật báo, giấu bên trong lạp hoàn<ref group="Chú">Lạp hoàn là dùng sáp tạo thành một cái lọ hình tròn, bên trong đựng thuốc viên, ngày xưa người ta còn sử dụng những lọ tròn này để dấu mật thư.</ref>, phái người bí mật mang đến kinh thành, cuối cùng nhờ Nội các Học sĩ Phú Hồng Cơ trình lên [[Khang Hi Đế]]. Sau khi nhận được mật báo thì Khang Hi Đế cực kỳ cảm động, khen ngợi Lý Quang Địa trung thành với triều đình. Lúc bấy giờ, [[Thượng Chi Tín]] làm phản, suất quân chiếm lĩnh [[Cống Châu]], [[Nam An]], nhưng không để vào được [[Phúc Kiến]]. Khang Thân vương [[Kiệt Thư|Ái Tân Giác La Kiệt Thư]] từ [[Cù Châu]] đánh chiếm Tiên Hà quan, thu phục [[Kiến Ninh]], [[Diên Bình, Nam Bình|Duyên Bình]], Cảnh Tinh Trung bị ép xin hàng. Quân đội của Khang Thân vương Kiệt Thư tiến vào chiếm giữ [[Phúc Châu]], Kiệt Thư lệnh cho Đô thống Lạp Cáp Đạt và Lãi Tháp Thảo đem quân đi đánh dẹp Trịnh Kinh, nhân tiện nghe ngóng chỗ ở hiện tại của Lý Quang Địa.<ref name=":2" />
Năm Khang Hi thứ 13 ([[1674]]), trong sự bùng nổ của [[Loạn Tam Phiên]], Tĩnh Nam vương [[Cảnh Tinh Trung]] nổi dậy tạo phản, chiếm đất [[Phúc Kiến]], [[Trịnh Kinh]] ở [[Đài Loan]] khởi binh tấn công [[Tuyền Châu]], cả nhà Lý Quang Địa chạy trốn đến núi sâu, Trịnh Kinh và Cảnh Tinh Trung đều dụ hàng nhưng Lý Quang Địa kiên quyết từ chối.<ref name=":2" /> Trong khoảng thời gian này, ông cùng với một người bạn cùng khoa thi là Trần Mộng Lôi cùng nhau họp mưu, ông thuyết phục Trần Mộng Lôi vào làm [[gián điệp]] trong quân đội của Cảnh Tinh Trung.<ref name="Weizheng2015">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=fTu2CAAAQBAJ&pg=PA168|title=Rereading Modern Chinese History|author=Zhu Weizheng|date=23 April 2015|publisher=BRILL|isbn=978-90-04-29331-1|page=168}}</ref> Một năm sau, Lý Quang Địa âm thầm viết mật báo, giấu bên trong lạp hoàn<ref group="Chú">Lạp hoàn là dùng sáp tạo thành một cái lọ hình tròn, bên trong đựng thuốc viên, ngày xưa người ta còn sử dụng những lọ tròn này để dấu mật thư.</ref>, phái người bí mật mang đến kinh thành, cuối cùng nhờ Nội các Học sĩ Phú Hồng Cơ trình lên [[Khang Hi Đế]]. Sau khi nhận được mật báo thì Khang Hi Đế cực kỳ cảm động, khen ngợi Lý Quang Địa trung thành với triều đình. Lúc bấy giờ, [[Thượng Chi Tín]] làm phản, suất quân chiếm lĩnh [[Cống Châu]], [[Nam An]], nhưng không để vào được [[Phúc Kiến]]. Khang Thân vương [[Kiệt Thư|Ái Tân Giác La Kiệt Thư]] từ [[Cù Châu]] đánh chiếm Tiên Hà quan, thu phục [[Kiến Ninh]], [[Diên Bình, Nam Bình|Duyên Bình]], Cảnh Tinh Trung bị ép xin hàng. Quân đội của Khang Thân vương Kiệt Thư tiến vào chiếm giữ [[Phúc Châu]], Kiệt Thư lệnh cho Đô thống Lạp Cáp Đạt và Lãi Tháp Thảo đem quân đi đánh dẹp Trịnh Kinh, nhân tiện nghe ngóng chỗ ở hiện tại của Lý Quang Địa.<ref name=":2" />


Đến năm thứ 16 ([[1677]]), triều đình nhà Thanh thu phục được [[Tuyền Châu]]. Lý Quang Địa đã bái kiến Lạp Cáp Đạt ở [[Chương Châu]]. Lạp Cáp Đạt đã báo lên Khang Thân vương Kiệt Thư rằng: "Lý Quang Địa quyết chí thề vì nước, dù cho sống đầu đường xó chợ cũng chưa từng mất đi chí hướng, cần phải được khen ngợi". Tháng 3, Khang Thân vương liền hạ lệnh ưu đãi và đề bạt Lý Quang Địa lên chức Ngạch ngoại<ref group="Chú">Ngạch ngoại tức ngoài mức quy định. Mỗi chức quan thường đều có số lượng "danh ngạch" (tức vị trí) được định sẵn, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ xuất hiện những danh xưng như "Ngạch ngoại", "Hậu bổ". Ngạch ngoại có ý tương tự với "Hiệp bạn", mang ý hiệp trợ, trợ giúp. Còn "Hậu bổ" là một vị trí đợi để bổ khuyết hoặc nhậm chức chính thức về sau.</ref> Thị độc Học sĩ của [[Hàn lâm viện]]<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=186049&remap=gb#p76 Quyển 66]}}</ref><ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1987|loc=Tập 2|p=24}}</ref>. Lý Quang Địa đến [[Phúc Châu]] thì cha ông mất, phải quay về nhà chịu tang.<ref name=":2" />
Đến năm thứ 16 ([[1677]]), triều đình nhà Thanh thu phục được [[Tuyền Châu]]. Lý Quang Địa đã bái kiến Lạp Cáp Đạt ở [[Chương Châu]]. Lạp Cáp Đạt đã báo lên Khang Thân vương Kiệt Thư rằng: "Lý Quang Địa quyết chí thề vì nước, dù cho sống đầu đường xó chợ cũng chưa từng mất đi chí hướng, cần phải được khen ngợi". Tháng 3, Khang Thân vương liền hạ lệnh ưu đãi và đề bạt Lý Quang Địa lên chức Ngạch ngoại<ref group="Chú">Ngạch ngoại tức ngoài mức quy định. Mỗi chức quan thường đều có số lượng "danh ngạch" (tức vị trí) được định sẵn, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ xuất hiện những danh xưng như "Ngạch ngoại", "Hậu bổ". Ngạch ngoại có ý tương tự với "Hiệp bạn", mang ý hiệp trợ, trợ giúp. Còn "Hậu bổ" là một vị trí đợi để bổ khuyết hoặc nhậm chức chính thức về sau.</ref> Thị độc Học sĩ của [[Hàn lâm viện]]<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=186049&remap=gb#p76 Quyển 66]}}</ref><ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1987|loc=Tập 2|p=24}}</ref>. Lý Quang Địa đến [[Phúc Châu]] thì cha ông mất, phải quay về nhà chịu tang.<ref name=":2" />
Dòng 22: Dòng 24:
=== Chìm nổi chốn quan trường ===
=== Chìm nổi chốn quan trường ===
Năm Khang Hi thứ 21 ([[1682]]), Lý Quang Địa xin phép nghỉ để đưa mẹ về quê, bốn năm sau mới trở lại kinh thành. Tháng 7, ông được bổ khuyết đưa vào vị trí Ngạch ngoại Học sĩ,<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=236858&remap=gb#p276 Quyển 127]|p=354-1}}</ref> ba tháng sau thì trở lại làm Nội các Học sĩ kiêm Kinh diên Giảng quan.<ref group="Chú">Kinh diên là nơi để Hoàng Đế nghe giảng kinh thư sử sách. Từ cuối thời Đường đã bắt đầu có vị trí giảng giải kinh thư cho Hoàng Đế nhưng vẫn chưa có danh xưng này. Thời Tống, phàm là Thị độc, Thị giảng Học sĩ hay người kể chuyện trong Sùng Chính điện đều xưng Kinh diên quan. Đến thời Minh - Thanh đưa ra định chế, Thị độc, Thị giảng Học sĩ là danh xưng của chức quan trong Hàn Lâm viện, vì vậy Kinh diên quan chính thức được thực tế bổ nhiệm, do các đại thần xuất thân từ Hàn Lâm viện kiêm nhậm, tuy vậy dần dần cũng chỉ là chức suông. Thời Thanh thiết lập thêm Khởi cư chú quan, cũng do quan viên Hàn Lâm viện kiêm nhậm, nhưng cũng chỉ là chức suông.</ref> Đến tháng 12, ông được thăng làm Chưởng viện Học sĩ, trở thành người đứng đầu trong [[Hàn lâm viện]], hàm Tòng nhị phẩm. Gần cuối năm, ông kiêm nhiệm thêm Khởi cư chú quan, và việc giảng dạy các Thứ cát sĩ mới.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=876074&searchu=%E6%9D%8E%E5%85%89%E5%9C%B0&remap=gb Quyển 128]|p=373}}</ref> Sang năm sau, vì mẹ bị bệnh nên ông xin về quê chăm sóc mẹ, được Khang Hi Đế đồng ý. Không những vậy, Khang Hi còn đặc biệt ra lệnh cho ông lập tức quay về kinh sau khi mẹ khỏi bệnh để đảm nhiệm chức vụ, trong suốt khoảng thời gian đó không cần điều người thay vị trí của ông.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=876074&remap=gb#p254 Quyển 129]}}</ref> Theo lệ thường của nhà Thanh, khi một quan viên xin về quê để chăm sóc cha mẹ hay để tang (3 năm), các vị trí của quan viên đó đều sẽ có người thay thế vào, sau khi quan viên trở lại kinh thành cũng phải đợi bổ khuyết như lần Lý Quang Địa trở về sau khi đưa mẹ về quê. Lần này Khang Hi Đế đặc cách giữ lại chức vụ có thể thấy được ông rất được Khang Hi tín nhiệm và trọng dụng.
Năm Khang Hi thứ 21 ([[1682]]), Lý Quang Địa xin phép nghỉ để đưa mẹ về quê, bốn năm sau mới trở lại kinh thành. Tháng 7, ông được bổ khuyết đưa vào vị trí Ngạch ngoại Học sĩ,<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=236858&remap=gb#p276 Quyển 127]|p=354-1}}</ref> ba tháng sau thì trở lại làm Nội các Học sĩ kiêm Kinh diên Giảng quan.<ref group="Chú">Kinh diên là nơi để Hoàng Đế nghe giảng kinh thư sử sách. Từ cuối thời Đường đã bắt đầu có vị trí giảng giải kinh thư cho Hoàng Đế nhưng vẫn chưa có danh xưng này. Thời Tống, phàm là Thị độc, Thị giảng Học sĩ hay người kể chuyện trong Sùng Chính điện đều xưng Kinh diên quan. Đến thời Minh - Thanh đưa ra định chế, Thị độc, Thị giảng Học sĩ là danh xưng của chức quan trong Hàn Lâm viện, vì vậy Kinh diên quan chính thức được thực tế bổ nhiệm, do các đại thần xuất thân từ Hàn Lâm viện kiêm nhậm, tuy vậy dần dần cũng chỉ là chức suông. Thời Thanh thiết lập thêm Khởi cư chú quan, cũng do quan viên Hàn Lâm viện kiêm nhậm, nhưng cũng chỉ là chức suông.</ref> Đến tháng 12, ông được thăng làm Chưởng viện Học sĩ, trở thành người đứng đầu trong [[Hàn lâm viện]], hàm Tòng nhị phẩm. Gần cuối năm, ông kiêm nhiệm thêm Khởi cư chú quan, và việc giảng dạy các Thứ cát sĩ mới.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=876074&searchu=%E6%9D%8E%E5%85%89%E5%9C%B0&remap=gb Quyển 128]|p=373}}</ref> Sang năm sau, vì mẹ bị bệnh nên ông xin về quê chăm sóc mẹ, được Khang Hi Đế đồng ý. Không những vậy, Khang Hi còn đặc biệt ra lệnh cho ông lập tức quay về kinh sau khi mẹ khỏi bệnh để đảm nhiệm chức vụ, trong suốt khoảng thời gian đó không cần điều người thay vị trí của ông.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=876074&remap=gb#p254 Quyển 129]}}</ref> Theo lệ thường của nhà Thanh, khi một quan viên xin về quê để chăm sóc cha mẹ hay để tang (3 năm), các vị trí của quan viên đó đều sẽ có người thay thế vào, sau khi quan viên trở lại kinh thành cũng phải đợi bổ khuyết như lần Lý Quang Địa trở về sau khi đưa mẹ về quê. Lần này Khang Hi Đế đặc cách giữ lại chức vụ có thể thấy được ông rất được Khang Hi tín nhiệm và trọng dụng.

Năm thứ 27 ([[1688]]), tháng 3, Lý Quang Địa trở lại kinh thành. Lúc ấy đang là tang kỳ của [[Hiếu Trang Văn Hoàng hậu]], quan viên [[bộ Lễ]] liền lấy cớ đó vạch tội ông cố ý kéo dài thời gian trên đường đi, thân là quan Tam phẩm nhưng lại không thể kịp thời trở về kinh thành dập đầu trước tử cung<ref group="Chú">Tử cung ở đây là một từ phiên âm Hán-Việt, dùng để chỉ quan tài của Hoàng tộc, Quân chủ các quốc gia Đông Á, bởi vì dùng một loại gỗ cực quý là Tử mộc ([[:en:Catalpa|Catalpa]]) mà có tên ấy. "Tử cung" được sử dụng sớm nhất là vào thời Tây Hán, trong Hán thư đã dùng Tử cung để đề cập đến quan tài của Đế - Hậu.</ref> của Thái hoàng thái hậu, cho rằng nên giao cho [[bộ Lại]] luận tội và xử lý. [[Bộ Lại]] đề xuất rằng nên giáng xuống năm cấp rồi thuyên chuyển, nhưng cuối cùng Khang Hi lại hạ chỉ miễn tội.<ref name=":2" /> Trước đây, ông đã từng tiến cử hai người [[Đức Cách Lặc]] và [[Từ Nguyên Mộng]] là người có học thức uyên thâm, viết văn cực kì ưu tú, Hán quan<ref group="Chú">Hán quan ở đây là chỉ các quan viên không xuất thân từ [[Bát kỳ]], không phải chỉ riêng các quan viên có nguồn gốc là người Hán.</ref> cũng không thể bằng. Tuy nhiên lại có người tố cáo rằng Đức Cách Lặc và Lý Quang Địa đã từng quen biết trước đây, vậy nên ông mới đề cử Đức Cách Lặc. Nhân việc ông đã quay lại kinh thành, Khang Hi lệnh cho ông cùng các quan viên xem xét bài thi của Đức Cách Lặc. Đến khi xem xét thì phát hiện văn chương của người này "từ ngữ thô bỉ, không hề nho nhã". Khi bị chất vấn, Lý Quang Địa cũng thú nhận tội "vọng tấu"<ref group="Chú">"Vọng" nghĩa là ngông cuồng, xằng bậy.</ref>, bị giao cho các bộ luận tội xử lý. Lúc này, Khang Hi lại hạ chỉ, nói rằng Lý Quang Địa vốn nên bị trị tội, nhưng niệm tình khi ông nhậm chức Học sĩ chưa từng vì niệm tình mà qua loa lấy lệ, trong chiến tranh với Đài Loan, dù ai cũng nói không thủ được thì Lý Quang Địa vẫn đơn độc nói "có thể thủ", và ông cũng đã làm được, đây cũng là sở trường của ông. Ngoài lần này ra, Lý Quang Địa chưa từng "vọng tấu", đều là nói được làm được, vậy nên Khang Hi lại ra lệnh miễn tội, vẫn tiếp tục làm Học sĩ như cũ.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=771607&remap=gb#p146 Quyển 134]}}</ref> Tháng 9 cùng năm, ông được chọn làm Chính khảo quan<ref group="Chú">Khảo quan là quan khảo thí, giám khảo. Trong các kì thi thời Thanh chia làm 2 vị trí là Chính khảo quan và Phó khảo quan, mỗi vị trí thường là 2 người.</ref> cho kỳ [[thi Hội]] dành cho võ.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=391112&remap=gb#p72 Quyển 137]}}</ref>

Năm thứ 28 ([[1689]]), có một lần Khang Hi Đế đến đài quan sát tinh tượng, triệu các đại thần trong các bộ, viện, hỏi trong các Hán thần có ai hiểu biết về thiên văn hay không, các quan đều đáp không biết. Khang Hi liền cho gọi Lý Quang Địa đang là Chưởng viện Học sĩ, hỏi ông hiểu tinh tú được bao nhiêu. Lý Quang Địa liền tấu rằng, [[Nhị thập bát tú]] thần còn chưa thể biết hết toàn bộ. Khang Hi liền nói ông tự biết mình, lại hỏi đến các vấn đề khác về nông lịch, [[sao Chủy]], [[sao Sâm]], ông tiếp tục đáp không biết. Khang Hi Đế vốn là một nhà bác học, tinh thông nhiều bộ môn, trong đó có cả thiên văn học, liên tục đặt ra các vấn đề cho Lý Quang Địa nhưng ông đều không thể trả lời. Điều này khiến cho Khang Hi Đế vô cùng thất vọng, cho rằng ông tài học chưa đến, không thể làm tấm gương sáng của Hàn Lâm, liền giáng ông xuống chức Thông chính sứ của [[Thông chính sứ ty]].<ref name=":2" /><ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=782363&searchu=%E6%9D%8E%E5%85%89%E5%9C%B0&remap=gb Quyển 139-140]}}</ref> Nhưng đến tháng 12, ông lại được thăng chức trở thành [[Thị lang|Hữu Thị lang]] của [[Bộ Binh (bộ)|bộ Binh]].<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=978639&remap=gb#p145 Quyển 143]}}</ref> Cuối năm này có nạn mất mùa, Khang Hi lệnh cho các bộ phận liên quan chẩn tai, miễn trừ thuế ruộng, huy động lương thực đưa đến tay các nạn dân, tổ chức phát cháo tại nhiều địa phương; Lý Quang Địa cùng một số quan viên khác được lệnh chia làm bốn đường để tuần tra xem xét.<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=978639&remap=gb#p240 Quyển 144]}}</ref>


Năm Khang Hi thứ 37(1698), ông theo Khang Hi đến Thịnh Kinh tế tổ. ông được Khang Hi chọn làm thầy dạy tam a ca [[Dận Chỉ]]
Năm Khang Hi thứ 37(1698), ông theo Khang Hi đến Thịnh Kinh tế tổ. ông được Khang Hi chọn làm thầy dạy tam a ca [[Dận Chỉ]]
Dòng 47: Dòng 53:
* Trung dung chương đoạn (中庸章段), 1 quyển
* Trung dung chương đoạn (中庸章段), 1 quyển
* Trung dung dư luận (中庸余论), 1 quyển
* Trung dung dư luận (中庸余论), 1 quyển
Một cuốn sách mang tên "Dong Thôn toàn tập" tổng hợp về các tác phẩm của ông đã được biên soạn và xuất bản vào khoảng 100 năm sau khi ông qua đời.<ref name="Ng2010" /><ref name="Yao20152">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=P-c4CQAAQBAJ&pg=PA362|title=The Encyclopedia of Confucianism: 2-volume Set|author=Xinzhong Yao|date=11 May 2015|publisher=Routledge|isbn=978-1-317-79349-6|pages=362–363}}</ref>
*
*


== Gia quyến ==
== Gia quyến ==
Dòng 87: Dòng 94:
*{{Chú thích sách|url=https://zh.wikisource.org/zh-hans/清實錄|title=Thanh thực lục|last=Hội đồng biên soạn nhà Thanh|first=|publisher=Trung Hoa thư cục|year=1985|isbn=9787101056266|location=|pages=|ref=harv}}
*{{Chú thích sách|url=https://zh.wikisource.org/zh-hans/清實錄|title=Thanh thực lục|last=Hội đồng biên soạn nhà Thanh|first=|publisher=Trung Hoa thư cục|year=1985|isbn=9787101056266|location=|pages=|ref=harv}}
*{{Chú thích sách|url=https://www.mingqingxiaoshuo.com/lishiyanyi/daqingshengzurenhuangdishilu/|title=Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Thực lục|last=Hội đồng biên soạn nhà Thanh|first=|publisher=|year=1731|isbn=|editor-last=Mã Tề|editor-link=:zh:馬齊|location=|pages=|ref=harv|editor-last2=Chu Thức|editor-link2=:zh:朱軾}}
*{{Chú thích sách|url=https://www.mingqingxiaoshuo.com/lishiyanyi/daqingshengzurenhuangdishilu/|title=Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Thực lục|last=Hội đồng biên soạn nhà Thanh|first=|publisher=|year=1731|isbn=|editor-last=Mã Tề|editor-link=:zh:馬齊|location=|pages=|ref=harv|editor-last2=Chu Thức|editor-link2=:zh:朱軾}}
*{{cite book|url=http://digitallibrary.usc.edu/cdm/ref/collection/p15799coll127/id/584739|title=Family Matters: Women's Negotiation with Confucian Family Ethics in Qing and Republican China|last=Chang|first=Chia-Lan|publisher=ProQuest|year=2007|isbn=978-0-549-40571-9|location=|pages=|ref=harv}}
{{Nhập tự Hiền lương từ nhà Thanh}}
{{Nhập tự Hiền lương từ nhà Thanh}}
{{Thời gian sống|1642|1718}}
{{Thời gian sống|1642|1718}}

Phiên bản lúc 20:52, ngày 10 tháng 12 năm 2020

Lý Quang Địa

Lý Quang Địa (chữ Hán: 李光地, 29 tháng 9 năm 1642 - 26 tháng 6 năm 1718)[1], tự Tấn Khanh (晉卿)[2], hiệu Hậu Am (厚庵)[3], Hậu Trai (厚齋)[4], Lâm Khanh (林卿)[5], Dong Thôn (榕村)[4] hay Hậu An (厚安), thất danh[Chú 1] Thành Vân động (成雲洞), Dong Âm thư đường (榕陰書堂)[4], người huyện An Khê - phủ Tuyền Châu - tỉnh Phúc Kiến, là một nhà chính trị, nhà lý học trứ danh thời kỳ đầu nhà Thanh.

Ông đỗ Tiễn sĩ vào năm 1670 và đứng thứ năm trên bảng vàng trong kỳ thi thời Khang Hi, làm quan đến chức Trực Lệ Tuần phủ, Lại bộ Thượng thư, Văn Uyên các Đại học sĩ và trở thành người đứng đầu Hàn lâm viện. Đến năm 1681, ông lại thúc đẩy tiến cử Thi Lang cầm quân và lên kế hoạch cho việc thu phục Đài Loan, chấm dứt Minh-Trịnh;[6][7] được các học giả đương thời tôn xưng là An Khê tiên sinh (安溪先生),[8] An Khê Lý tướng quốc (安溪李相国).[9]

Cuộc đời

Tuổi thơ và xuất sĩ làm quan

Lý Quang Địa sinh vào giờ Hợi, ngày 6 tháng 9 (âm lịch) năm Sùng Trinh thứ 15 (1642)[1] trong một gia đình quan lại trí thức giàu có. Sử sách ghi chép lại, ông từ nhỏ đã thông minh hơn người,[10] mới 5 tuổi đã đến trường theo thầy đọc sách, "rất ít mở miệng, nhưng đã nói thì đều đã thuộc lòng, không sót một chữ; giỏi về đối, lên tiếng đều làm mọi người kinh ngạc, thầy giáo cũng không dạy được"[9]. Mới 13 tuổi, ông đã đọc hết các loại kinh thư kinh điển của Nho gia, 18 tuổi đã biên soạn "Tính lý giải", 19 tuổi thì viết "Tứ thư giải", 20 tuổi biên soạn "Chu dịch giải", 24 tuổi thì viết "Lịch tượng yếu nghĩa", đến 25 tuổi thì đã tinh thông âm luật.[11]

Năm Khang Hi thứ 3 (1664), Lý Quang Địa thi đậu Cử nhân trong kỳ thi Hương. Sáu năm sau, ông đỗ Tiến sĩ, đứng vị trí thứ năm trên bảng vàng, được tuyển vào Thứ Thường quán làm vị trí Thứ Cát sĩ.[12] Ông lên đường đến Bắc Kinh nhậm chức, để lại người em là Lý Quang Pha chăm sóc gia đình.[13] Đến tháng 9 năm thứ 12 (1672), ông được thăng chức trở thành Biên tu của Hàn Lâm viện.[14][15]

Năm thứ 12 (1673), ông được bổ nhiệm vào hội đồng chấm thi của kì thi Hương. Đến tháng 5 cùng năm, ông xin phép nghỉ để về Phúc Kiến thăm người thân.[16]

Bình định Tam phiên

Năm Khang Hi thứ 13 (1674), trong sự bùng nổ của Loạn Tam Phiên, Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung nổi dậy tạo phản, chiếm đất Phúc Kiến, Trịnh KinhĐài Loan khởi binh tấn công Tuyền Châu, cả nhà Lý Quang Địa chạy trốn đến núi sâu, Trịnh Kinh và Cảnh Tinh Trung đều dụ hàng nhưng Lý Quang Địa kiên quyết từ chối.[10] Trong khoảng thời gian này, ông cùng với một người bạn cùng khoa thi là Trần Mộng Lôi cùng nhau họp mưu, ông thuyết phục Trần Mộng Lôi vào làm gián điệp trong quân đội của Cảnh Tinh Trung.[17] Một năm sau, Lý Quang Địa âm thầm viết mật báo, giấu bên trong lạp hoàn[Chú 2], phái người bí mật mang đến kinh thành, cuối cùng nhờ Nội các Học sĩ Phú Hồng Cơ trình lên Khang Hi Đế. Sau khi nhận được mật báo thì Khang Hi Đế cực kỳ cảm động, khen ngợi Lý Quang Địa trung thành với triều đình. Lúc bấy giờ, Thượng Chi Tín làm phản, suất quân chiếm lĩnh Cống Châu, Nam An, nhưng không để vào được Phúc Kiến. Khang Thân vương Ái Tân Giác La Kiệt Thư từ Cù Châu đánh chiếm Tiên Hà quan, thu phục Kiến Ninh, Duyên Bình, Cảnh Tinh Trung bị ép xin hàng. Quân đội của Khang Thân vương Kiệt Thư tiến vào chiếm giữ Phúc Châu, Kiệt Thư lệnh cho Đô thống Lạp Cáp Đạt và Lãi Tháp Thảo đem quân đi đánh dẹp Trịnh Kinh, nhân tiện nghe ngóng chỗ ở hiện tại của Lý Quang Địa.[10]

Đến năm thứ 16 (1677), triều đình nhà Thanh thu phục được Tuyền Châu. Lý Quang Địa đã bái kiến Lạp Cáp Đạt ở Chương Châu. Lạp Cáp Đạt đã báo lên Khang Thân vương Kiệt Thư rằng: "Lý Quang Địa quyết chí thề vì nước, dù cho sống đầu đường xó chợ cũng chưa từng mất đi chí hướng, cần phải được khen ngợi". Tháng 3, Khang Thân vương liền hạ lệnh ưu đãi và đề bạt Lý Quang Địa lên chức Ngạch ngoại[Chú 3] Thị độc Học sĩ của Hàn lâm viện[18][19]. Lý Quang Địa đến Phúc Châu thì cha ông mất, phải quay về nhà chịu tang.[10]

Năm thứ 17 (1678), có một phiến quân khởi nghĩa lấy danh nghĩa "phục Minh" nổi dậy ở Đồng An, lấy hơn vạn người vây công An Khê. Lý Quang Địa chiêu mộ hơn trăm dũng sĩ địa phương cố thủ, chặt đứt đường vận chuyển lương thực của địch để giải vây. Không lâu sau, Trịnh Kinh phái tướng lĩnh Lưu Quốc Hiên đánh hạ các huyện Hải Trừng, Chương Bình, Đồng An, và Huệ An, áp sát Tuyền Châu, phá hư hai cầu Vạn An và Giang Đâu, cắt đứt đường viện trợ cho quân Thanh từ hai phía nam bắc. Lý Quang Địa phái sứ giả cấp báo cho quân của Lạp Cáp Đạt nhưng lại gặp phải tắc nghẽn đường sông do lũ. Vì vậy ông liền mang theo quân men theo đường nhỏ từ Chương Bình, An Khê mà vào, phối hợp cùng với chú của ông là Lý Nhật Hoàng và em trai ông là Lý Quang Điệt, Lý Quang Ngân liên hợp tấn công. Đại quân tiến vào chiếm giữ Tuyền Châu, đánh tan quân của Lưu Quốc Hiên. Lạp Cáp Đạt viết báo cáo công lao của Lý Quang Địa trình lên triều đình, Lý Quang Địa một lần nữa được đánh giá "ưu", được thăng làm Hàn Lâm viện Học sĩ.[10]

Năm thứ 19 (1680), tháng 7, sau khi mãn tang, Lý Quang Địa trở lại kinh thành, Khang Hi Đế lệnh cho ông không cần bổ khuyết,[Chú 4] lập tức nhậm chức Nội các Học sĩ kiêm Thị lang bộ Lễ.[20] Trong khoảng thời gian này, ông tiến cử Thi Lang đảm nhiệm vị trí tướng lĩnh bình định Đài Loan, Khang Hi Đế tiếp thu việc tiến cử này, thuận lợi thu phục được Đài Loan.

Chìm nổi chốn quan trường

Năm Khang Hi thứ 21 (1682), Lý Quang Địa xin phép nghỉ để đưa mẹ về quê, bốn năm sau mới trở lại kinh thành. Tháng 7, ông được bổ khuyết đưa vào vị trí Ngạch ngoại Học sĩ,[21] ba tháng sau thì trở lại làm Nội các Học sĩ kiêm Kinh diên Giảng quan.[Chú 5] Đến tháng 12, ông được thăng làm Chưởng viện Học sĩ, trở thành người đứng đầu trong Hàn lâm viện, hàm Tòng nhị phẩm. Gần cuối năm, ông kiêm nhiệm thêm Khởi cư chú quan, và việc giảng dạy các Thứ cát sĩ mới.[22] Sang năm sau, vì mẹ bị bệnh nên ông xin về quê chăm sóc mẹ, được Khang Hi Đế đồng ý. Không những vậy, Khang Hi còn đặc biệt ra lệnh cho ông lập tức quay về kinh sau khi mẹ khỏi bệnh để đảm nhiệm chức vụ, trong suốt khoảng thời gian đó không cần điều người thay vị trí của ông.[23] Theo lệ thường của nhà Thanh, khi một quan viên xin về quê để chăm sóc cha mẹ hay để tang (3 năm), các vị trí của quan viên đó đều sẽ có người thay thế vào, sau khi quan viên trở lại kinh thành cũng phải đợi bổ khuyết như lần Lý Quang Địa trở về sau khi đưa mẹ về quê. Lần này Khang Hi Đế đặc cách giữ lại chức vụ có thể thấy được ông rất được Khang Hi tín nhiệm và trọng dụng.

Năm thứ 27 (1688), tháng 3, Lý Quang Địa trở lại kinh thành. Lúc ấy đang là tang kỳ của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, quan viên bộ Lễ liền lấy cớ đó vạch tội ông cố ý kéo dài thời gian trên đường đi, thân là quan Tam phẩm nhưng lại không thể kịp thời trở về kinh thành dập đầu trước tử cung[Chú 6] của Thái hoàng thái hậu, cho rằng nên giao cho bộ Lại luận tội và xử lý. Bộ Lại đề xuất rằng nên giáng xuống năm cấp rồi thuyên chuyển, nhưng cuối cùng Khang Hi lại hạ chỉ miễn tội.[10] Trước đây, ông đã từng tiến cử hai người Đức Cách LặcTừ Nguyên Mộng là người có học thức uyên thâm, viết văn cực kì ưu tú, Hán quan[Chú 7] cũng không thể bằng. Tuy nhiên lại có người tố cáo rằng Đức Cách Lặc và Lý Quang Địa đã từng quen biết trước đây, vậy nên ông mới đề cử Đức Cách Lặc. Nhân việc ông đã quay lại kinh thành, Khang Hi lệnh cho ông cùng các quan viên xem xét bài thi của Đức Cách Lặc. Đến khi xem xét thì phát hiện văn chương của người này "từ ngữ thô bỉ, không hề nho nhã". Khi bị chất vấn, Lý Quang Địa cũng thú nhận tội "vọng tấu"[Chú 8], bị giao cho các bộ luận tội xử lý. Lúc này, Khang Hi lại hạ chỉ, nói rằng Lý Quang Địa vốn nên bị trị tội, nhưng niệm tình khi ông nhậm chức Học sĩ chưa từng vì niệm tình mà qua loa lấy lệ, trong chiến tranh với Đài Loan, dù ai cũng nói không thủ được thì Lý Quang Địa vẫn đơn độc nói "có thể thủ", và ông cũng đã làm được, đây cũng là sở trường của ông. Ngoài lần này ra, Lý Quang Địa chưa từng "vọng tấu", đều là nói được làm được, vậy nên Khang Hi lại ra lệnh miễn tội, vẫn tiếp tục làm Học sĩ như cũ.[24] Tháng 9 cùng năm, ông được chọn làm Chính khảo quan[Chú 9] cho kỳ thi Hội dành cho võ.[25]

Năm thứ 28 (1689), có một lần Khang Hi Đế đến đài quan sát tinh tượng, triệu các đại thần trong các bộ, viện, hỏi trong các Hán thần có ai hiểu biết về thiên văn hay không, các quan đều đáp không biết. Khang Hi liền cho gọi Lý Quang Địa đang là Chưởng viện Học sĩ, hỏi ông hiểu tinh tú được bao nhiêu. Lý Quang Địa liền tấu rằng, Nhị thập bát tú thần còn chưa thể biết hết toàn bộ. Khang Hi liền nói ông tự biết mình, lại hỏi đến các vấn đề khác về nông lịch, sao Chủy, sao Sâm, ông tiếp tục đáp không biết. Khang Hi Đế vốn là một nhà bác học, tinh thông nhiều bộ môn, trong đó có cả thiên văn học, liên tục đặt ra các vấn đề cho Lý Quang Địa nhưng ông đều không thể trả lời. Điều này khiến cho Khang Hi Đế vô cùng thất vọng, cho rằng ông tài học chưa đến, không thể làm tấm gương sáng của Hàn Lâm, liền giáng ông xuống chức Thông chính sứ của Thông chính sứ ty.[10][26] Nhưng đến tháng 12, ông lại được thăng chức trở thành Hữu Thị lang của bộ Binh.[27] Cuối năm này có nạn mất mùa, Khang Hi lệnh cho các bộ phận liên quan chẩn tai, miễn trừ thuế ruộng, huy động lương thực đưa đến tay các nạn dân, tổ chức phát cháo tại nhiều địa phương; Lý Quang Địa cùng một số quan viên khác được lệnh chia làm bốn đường để tuần tra xem xét.[28]

Năm Khang Hi thứ 37(1698), ông theo Khang Hi đến Thịnh Kinh tế tổ. ông được Khang Hi chọn làm thầy dạy tam a ca Dận Chỉ

Năm Khang Hi thứ 40 (1701), ông vạch tội nhận hối lộ của Minh Châu cho Khang Hi Đế. Sau đó, điêu tra tội trạng của Minh Châu rồi cách chức tống giam vào ngục.

Năm Khang Hi thứ 42 (1703), Khang Hi Đế hạ lệnh bắt giam Sách Ngạch ĐồThái tử tranh vị. Ông được lệnh cùng với Trương Đình Ngọc xử án.

Năm Khang Hi thứ 57 (1718), ông bị bệnh mất.

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ông được truy phong làm thái tử thái phó

Bán rẻ bạn bè

Vì án "bán rẻ bạn bè" mà Lý Quang Địa có tiếng xấu trong giới sĩ lâm. Lúc Loạn Tam Phiên xảy ra, Cảnh Tinh Trung chiếm Phúc Kiến, Trịnh KinhĐài Loan khởi binh tấn công Tuyền Châu, cả nhà Lý Quang Địa chạy trốn đến núi sâu, Trịnh Kinh và Cảnh Tinh Trung đều dụ hàng nhưng Lý Quang Địa quả quyết từ chối, tránh xa vào núi sâu. Cũng là một Tiến sĩ cùng khoa thi năm 1670 với Lý Quang Địa, Trần Mộng Lôi lọt vào sự cướp bóc của Cảnh Tinh Trung ở Phúc Kiến. Chú của Lý Quang Địa là Lý Nhật Dục âm thầm đến tìm Trần Mộng Lôi để tìm hiểu. Sau khi Lý Quang Địa hiểu được tinh thần của Trần Mộng Lôi liền đến bàn nhau kế phá địch. Trần Mộng Lôi chịu trách nhiệm thám thính quân tình của Cảnh quân, Lý Quang Địa thì chịu trách nhiệm báo cáo tình hình Phúc Kiến cho triều đình nhà Thanh thông qua một vị đại thần quê Phúc Kiến là Phú Hồng Cơ. Về sau, quả nhiên giúp đỡ được quân triều đình tiêu diệt Cảnh quân, Lý Quang Địa được Khang Hi Đế khen ngợi, nhưng ông cũng đã sớm đem tấu chương cho danh tiếng "Trần Mộng Lôi" giấu đi, độc chiếm công lao. Sau khi phản loạn được dẹp yên, Trần Mộng Lôi vốn hãm thân trong quân đội địch cũng bị quy kết vào tội theo phản quân, bị bắt bỏ tù, biếm đến giữ Phụng Thiên. Còn Lý Quang Địa lại lên như diều gặp gió, chẳng mấy chốc đã lên đến Văn Uyên các Đại học sĩ. Lý Quang Địa không những không cứu Trần Mộng Lôi mà còn bỏ đã xuống giếng, vì vậy mới bị sĩ lâm trong thiên hạ xưng "Bán rẻ bạn bè".

Trần Mộng Lôi bị bắt giam, bi phẫn đến cùng cực, bỏ suốt một tháng 7 để viết "Cáo Đô thành hoàng văn", vạch trần hành vi bội tình bạc nghĩa của Lý Quang Địa. Trần Mộng Lôi cực kỳ căm hận Lý Quang Địa, mắng ông là "Khi quân phụ hữu" (Dối gạc vua, bội bạc bạn bè), lại viết thêm "Cùng Lý An Khê tuyệt giao thư" (hoặc còn có tên là "Cùng Lý Quang Địa tuyệt giao thư"). Đến năm Khang Hi thứ 19 (1680), Hình bộ Thượng thư Từ Kiền Học [Chú 10] quản lý việc lao ngục đã "thay mặt" Lý Quang Địa viết một bản thảo tấu chương nêu rõ biểu hiện chân thật của Trần Mộng Lôi trong lúc Cảnh Tinh Trung làm loạn ở Phúc Kiến, ép Lý Quang Địa phải ra mặt dâng lên. Lý Quang Địa nghĩa lý đều khó từ chối, đành phải ký tên. Nhưng đến cuối cùng ông cũng không chịu nói rõ công lao của Trần Mộng Lôi, chỉ vẻn vẹn xin khoan hồng mà thôi. Cuối cùng, Trầm Mộng Lôi cũng bị lưu vong đến Phụng Thiên.[10]

Tác phẩm

Lý Quang Địa có một số tác phẩm nổi danh:[29]

  • Chu Dịch thông luận (周易通论), 4 quyển
  • Chu Dịch quan tượng (周易观象 ), 12 quyển
  • Thi sở (诗所), 8 quyển
  • Đại học cổ bản thuyết (大学古本说), 1 quyển
  • Trung dung chương đoạn (中庸章段), 1 quyển
  • Trung dung dư luận (中庸余论), 1 quyển

Một cuốn sách mang tên "Dong Thôn toàn tập" tổng hợp về các tác phẩm của ông đã được biên soạn và xuất bản vào khoảng 100 năm sau khi ông qua đời.[6][30]

Gia quyến

  • Tổ phụ: Lý Tiên Xuân
  • Phụ thân: Lý Triệu Khánh
  • Mẫu thân: Ngô thị[1]
  • Con cái:
    • Lí Chung Luân
    • Lí Chung Tu
    • Lí Chung Tá
    • Lí Chung Thiển
    • Lí Chung Kiều
    • Lí Chung Vượng
  • Cháu nội: Lý Thanh Tảo
  • Cháu cố: Lý Duy Hàn

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Trai hiệu, còn xưng là trai danh, thất danh, am hiệu, thường là tên thư phòng của văn nhân nhã sĩ thời xưa, cho thấy gia thế, thân thế, trình độ và cả ước nguyện của chủ nhân.
  2. ^ Lạp hoàn là dùng sáp tạo thành một cái lọ hình tròn, bên trong đựng thuốc viên, ngày xưa người ta còn sử dụng những lọ tròn này để dấu mật thư.
  3. ^ Ngạch ngoại tức ngoài mức quy định. Mỗi chức quan thường đều có số lượng "danh ngạch" (tức vị trí) được định sẵn, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ xuất hiện những danh xưng như "Ngạch ngoại", "Hậu bổ". Ngạch ngoại có ý tương tự với "Hiệp bạn", mang ý hiệp trợ, trợ giúp. Còn "Hậu bổ" là một vị trí đợi để bổ khuyết hoặc nhậm chức chính thức về sau.
  4. ^ Bổ khuyết là chế độ bổ nhiệm quan viên của triều Thanh. Khi một quan viên hết nhiệm kỳ tại địa phương sẽ trở về kinh thành để nhậm chức. Ban đầu chưa được phân chức quan gì mà phải đợi Lại bộ sắp xếp. Lại bộ sẽ theo tình hình thực tế mà phái đến một Bộ hoặc một tỉnh nào đó để chờ đợi bổ sung vào chức vụ còn thiết, vì vậy xưng "bổ khuyết" tức bổ sung vào chỗ còn thiếu.
  5. ^ Kinh diên là nơi để Hoàng Đế nghe giảng kinh thư sử sách. Từ cuối thời Đường đã bắt đầu có vị trí giảng giải kinh thư cho Hoàng Đế nhưng vẫn chưa có danh xưng này. Thời Tống, phàm là Thị độc, Thị giảng Học sĩ hay người kể chuyện trong Sùng Chính điện đều xưng Kinh diên quan. Đến thời Minh - Thanh đưa ra định chế, Thị độc, Thị giảng Học sĩ là danh xưng của chức quan trong Hàn Lâm viện, vì vậy Kinh diên quan chính thức được thực tế bổ nhiệm, do các đại thần xuất thân từ Hàn Lâm viện kiêm nhậm, tuy vậy dần dần cũng chỉ là chức suông. Thời Thanh thiết lập thêm Khởi cư chú quan, cũng do quan viên Hàn Lâm viện kiêm nhậm, nhưng cũng chỉ là chức suông.
  6. ^ Tử cung ở đây là một từ phiên âm Hán-Việt, dùng để chỉ quan tài của Hoàng tộc, Quân chủ các quốc gia Đông Á, bởi vì dùng một loại gỗ cực quý là Tử mộc (Catalpa) mà có tên ấy. "Tử cung" được sử dụng sớm nhất là vào thời Tây Hán, trong Hán thư đã dùng Tử cung để đề cập đến quan tài của Đế - Hậu.
  7. ^ Hán quan ở đây là chỉ các quan viên không xuất thân từ Bát kỳ, không phải chỉ riêng các quan viên có nguồn gốc là người Hán.
  8. ^ "Vọng" nghĩa là ngông cuồng, xằng bậy.
  9. ^ Khảo quan là quan khảo thí, giám khảo. Trong các kì thi thời Thanh chia làm 2 vị trí là Chính khảo quan và Phó khảo quan, mỗi vị trí thường là 2 người.
  10. ^ Từ Kiền Học là cháu trai bên ngoại của Cố Viêm Vũ, ông không thừa nhận Lý Quang Địa là học trò của cậu mình.

Tham khảo

  1. ^ a b c Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường. “李光地年譜” [Lý Quang Địa niên phổ]. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020. 明崇祯十五年壬午(1642)秋九月癸酉,公生。公讳光地,字晋卿,号厚庵。先世居剑州,相传为唐江王元祥后...公在孕时,山海讧沸,母吴氏避居于外氏之华地乡,以九月初六日亥时生公。
  2. ^ Thượng Hằng Nguyên (2002), tr. 590
  3. ^ Lý Phóng, tr. 198, Tập 2, Quyển 23
  4. ^ a b c Dương Đình Phúc & Dương Đồng Phủ (2001), tr. 1006, Quyển thượng
  5. ^ Tiễn Thực Phủ (1980), tr. 3165, Quyển 4
  6. ^ a b Ng, On-Cho (2010). “Li Guangdi and the Philosophy of Human Nature”. Dao Companion to Neo-Confucian Philosophy. Springer. tr. 381–398. doi:10.1007/978-90-481-2930-0_18. ISBN 978-90-481-2929-4.
  7. ^ Xinzhong Yao (11 tháng 5 năm 2015). The Encyclopedia of Confucianism: 2-volume Set. Routledge. tr. 362–363. ISBN 978-1-317-79349-6.
  8. ^ Lý Quang Địa (1995), tr. 1
  9. ^ a b Tiễn Nghi Cát (2008), tr. 716-719, Tập 1, Quyển 13
  10. ^ a b c d e f g h Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 7794, Quyển 262, Liệt truyện 49 - Lý Quang Địa truyện
  11. ^ Hon, Tze-ki (2005). “Constancy in change: A comparison of James Legge's and Richard Wilhelm's interpretations of the Yijing”. Monumenta Serica. 53: 315–336. doi:10.1179/mon.2005.53.1.010. JSTOR 40727466.
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 33
  13. ^ Chang (2007), tr. 89, Bản điện tử
  14. ^ Ủy ban biên soạn địa chí tỉnh Phúc Kiến, Quyển 41, Chương 1: Lý Quang Địa
  15. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 39
  16. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 262 - Lý Quang Địa truyện
  17. ^ Zhu Weizheng (23 tháng 4 năm 2015). Rereading Modern Chinese History. BRILL. tr. 168. ISBN 978-90-04-29331-1.
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 66
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1987), tr. 24, Tập 2
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), tr. 1152-2, Quyển 91
  21. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), tr. 354-1, Quyển 127
  22. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), tr. 373, Quyển 128
  23. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 129
  24. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 134
  25. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 137
  26. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 139-140
  27. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 143
  28. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 144
  29. ^ Tự Hiệu (28 tháng 2 năm 2013). “《榕村语录》简介” [Giới thiệu vắn tắt về "Dong Thôn ngữ lục"]. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  30. ^ Xinzhong Yao (11 tháng 5 năm 2015). The Encyclopedia of Confucianism: 2-volume Set. Routledge. tr. 362–363. ISBN 978-1-317-79349-6.

Tài liệu