Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cá nhám voi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 39: Dòng 39:


Là thành viên của [[bộ Cá nhám râu]] (Orectolobiformes), nó là loại cá ăn uống theo cơ chế lọc bỏ. Nó có miệng rộng có thể lên tới 1,5m và chứa tới 300 răng nhỏ. Là một phần trong quá trình ăn uống của mình, nó có 5 cặp [[mang (giải phẫu)|mang]] lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ đam' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Các đốm này là duy nhất cho từng cá thể. Do vậy các đốm này có thể dùng để đánh dấu mỗi con cá nhám voi nhằm thực hiện việc kiểm đếm chính xác số lượng cá nhám voi. Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn không biết rõ về số lượng của chúng. Lớp da của chúng có thể dày tới 10 cm. Các nhám voi có hai cặp [[vây lưng]] và [[vây ngực]]. Đuôi của cá nhám voi non có vây trên lớn hơn vây dưới nhưng ở cá nhám voi trưởng thành thì đuôi có hình bán nguyệt hay hình trăng lưỡi liềm. Các lỗ thở của chúng nằm ngay sau mắt. Cá nhám voi không phải là những tay bơi lội cừ khôi; toàn thân của nó chuyển động khi nó bơi, kết quả là nó có vận tốc thấp rất bất thường cho các loại cá mập, vận tốc trung bình của nó chỉ là khoảng 5 km/h.
Là thành viên của [[bộ Cá nhám râu]] (Orectolobiformes), nó là loại cá ăn uống theo cơ chế lọc bỏ. Nó có miệng rộng có thể lên tới 1,5m và chứa tới 300 răng nhỏ. Là một phần trong quá trình ăn uống của mình, nó có 5 cặp [[mang (giải phẫu)|mang]] lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ đam' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Các đốm này là duy nhất cho từng cá thể. Do vậy các đốm này có thể dùng để đánh dấu mỗi con cá nhám voi nhằm thực hiện việc kiểm đếm chính xác số lượng cá nhám voi. Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn không biết rõ về số lượng của chúng. Lớp da của chúng có thể dày tới 10 cm. Các nhám voi có hai cặp [[vây lưng]] và [[vây ngực]]. Đuôi của cá nhám voi non có vây trên lớn hơn vây dưới nhưng ở cá nhám voi trưởng thành thì đuôi có hình bán nguyệt hay hình trăng lưỡi liềm. Các lỗ thở của chúng nằm ngay sau mắt. Cá nhám voi không phải là những tay bơi lội cừ khôi; toàn thân của nó chuyển động khi nó bơi, kết quả là nó có vận tốc thấp rất bất thường cho các loại cá mập, vận tốc trung bình của nó chỉ là khoảng 5 km/h.

Bộ gen hoàn chỉnh kèm theo chú giải của loài cá nhám voi đã được công bố vào năm 2017.<ref>{{Cite journal|last1=Read|first1=Timothy D.|last2=Petit|first2=Robert A.|last3=Joseph|first3=Sandeep J.|last4=Alam|first4=Md. Tauqeer|last5=Weil|first5=M. Ryan|last6=Ahmad|first6=Maida|last7=Bhimani|first7=Ravila|last8=Vuong|first8=Jocelyn S.|last9=Haase|first9=Chad P.|date=December 2017|title=Draft sequencing and assembly of the genome of the world's largest fish, the whale shark: Rhincodon typus Smith 1828|journal=BMC Genomics|volume=18|issue=1|pages=532|doi=10.1186/s12864-017-3926-9|issn=1471-2164|pmc=5513125|pmid=28709399}}</ref>

<gallery>
File:Rhincodon typus jaws.jpg|Hàm
File:Rhincodon typus teeth.jpg|Răng
File:Oeil et spiracle requin-baleine.JPG|Mắt
File:Journal.pone.0235342.g001--B-Crop-Extract.jpg|Ảnh chụp cận cảnh phần nhãn cầu của cá, được bao phủ bởi nhiều cái răng nhỏ
File:Walhai 3.jpg|Phần đỉnh đầu
</gallery>


== Phân bố và môi trường sống ==
== Phân bố và môi trường sống ==

Phiên bản lúc 10:11, ngày 15 tháng 7 năm 2021

Cá nhám voi
Thời điểm hóa thạch: 60–0 triệu năm trước đây [1]
Cá nhám voi tại Bể cảnh Georgia, Đài Loan
Kích cỡ so với một người bình thường
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Chondrichthyes
Phân lớp (subclass)Elasmobranchii
Bộ (ordo)Orectolobiformes
Họ (familia)Rhincodontidae
(MüllerHenle, 1839)
Chi (genus)Rhincodon
Smith, 1829
Loài (species)R. typus
Danh pháp hai phần
Rhincodon typus
(Smith, 1828)
Phân bố của cá nhám voi
Phân bố của cá nhám voi

Cá nhám voi hay cá mập voi (danh pháp hai phần: Rhincodon typus) là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài hiện còn sống có kích thước lớn nhất thế giới.

Cá nhám voi thường xuất hiện ở vùng nước mặt thoáng trên các đại dương nhiệt đới và hiếm khi được tìm thấy ở những vùng nước có nhiệt độ dưới 21 °C (70 °F).[2] Loài cá này sở hữu cái miệng rất rộng và có khả năng lọc thức ăn, tương tự như hai loài cá mập khác là cá mập miệng tocá mập phơi nắng. Chúng hầu như chỉ ăn sinh vật phù du và cá nhỏ, đồng thời không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với con người.

Tên gọi

Loài này được nhận dạng lần đầu tiên vào năm 1828, sau khi một mẫu vật dài 4,6 m (15 ft) được người ta tìm thấy ở Vịnh Table thuộc Nam Phi. Họ Rhincodontidae đã không được thông qua cho tới tận năm 1984.[3] Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ bắt nguồn từ kích thước lớn hệt như cá voi,[4] đồng thời loài này còn có cơ chế lọc thức ăn tương tự như cá voi tấm sừng.

Cơ thể học và hình dạng

Chiều dài của cá nhám voi khoảng từ 9–11 m, nặng từ 10-15 tấn. Chiều dài tối đa được kiểm chứng là 12,45 m, và khối lượng tối đa là 21,5 tấn. Những con số không chính thức có nơi ghi là 18 mét (59 ft). Cũng cần phân biệt loài này với cá nhám phơi nắng (Cetorhinus maximus), một loài cá lớn nhưng nhỏ hơn cá nhám voi.

Là thành viên của bộ Cá nhám râu (Orectolobiformes), nó là loại cá ăn uống theo cơ chế lọc bỏ. Nó có miệng rộng có thể lên tới 1,5m và chứa tới 300 răng nhỏ. Là một phần trong quá trình ăn uống của mình, nó có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ đam' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Các đốm này là duy nhất cho từng cá thể. Do vậy các đốm này có thể dùng để đánh dấu mỗi con cá nhám voi nhằm thực hiện việc kiểm đếm chính xác số lượng cá nhám voi. Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn không biết rõ về số lượng của chúng. Lớp da của chúng có thể dày tới 10 cm. Các nhám voi có hai cặp vây lưngvây ngực. Đuôi của cá nhám voi non có vây trên lớn hơn vây dưới nhưng ở cá nhám voi trưởng thành thì đuôi có hình bán nguyệt hay hình trăng lưỡi liềm. Các lỗ thở của chúng nằm ngay sau mắt. Cá nhám voi không phải là những tay bơi lội cừ khôi; toàn thân của nó chuyển động khi nó bơi, kết quả là nó có vận tốc thấp rất bất thường cho các loại cá mập, vận tốc trung bình của nó chỉ là khoảng 5 km/h.

Bộ gen hoàn chỉnh kèm theo chú giải của loài cá nhám voi đã được công bố vào năm 2017.[5]

Phân bố và môi trường sống

Cá nhám voi sinh sống trong các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như PembaZanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi. Khu vực phân bố của chúng giới hạn trong khoảng vĩ độ ±30 ° tính từ các khu vực này. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn. Người ta tin rằng chúng sống di trú, nhưng các chuyên gia vẫn không rõ chúng có thể di cư xa bao nhiêu (có thể là di trú xuyên đại dương).

Ăn uống

Các nhám voi ăn các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Các răng nhỏ li ti không giúp ích gì cho quá trình ăn uống của nó, thay vì thế nó hút nước chứa các sinh vật phù du vào qua miệng và đi qua mang lược (có chức năng giữ lại thức ăn) và sau đó bị tống ra khỏi bằng mang cung. Những gì mắc lại tại mang lược được nó nuốt hết. Cá nhám voi có thể luân chuyển nước với tốc độ tới 1,7 l/s (3,5 panh (pint) Hoa Kỳ/s). Tuy nhiên, cá nhám voi là loài tích cực săn mồi và chúng phát hiện các mục tiêu như các chỗ có nhiều sinh vật phù du hay cá nhờ các tín hiệu khứu giác chứ không phải luôn luôn chỉ là cơ chế 'hút bụi'.

Theo lời của những thủy thủ thì cá nhám voi tập trung tại các bãi đá ngầm ngoài khơi bờ biển Belize (vùng Caribe), là nơi có thể bổ sung thêm cho thức ăn thông thường của chúng các loại trứng cá chỉ vàng, được các loài cá này đẻ vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm trong khoảng thời gian 6-7 ngày kể từ ngày trăng tròn trong các tháng này.

Hành xử

Khi cần giải thích là phần lớn các loại cá mập không gây nguy hiểm cho con người thì loài này là một ví dụ điển hình. Những người thợ lặn có thể bơi xung quanh loài cá khổng lồ này mà không gặp phải vấn đề gì.

Cá nhám voi có thể gặp tại các khu vực biển của Việt Nam, Thái Lan, Maldives, Hồng Hải, tây Úc (dải đá ngầm Ningaloo), khu bảo tồn hải dương Gladden Spit ở Belize, và tại quần đảo Galapagos. Những thợ lặn may mắn cũng có thể gặp chúng tại Seychelles, Puerto RicoPhilipin (Donsol).

Sinh sản

Giống như phần lớn các loại cá mập khác, tập tính sinh sản của cá nhám voi vẫn chưa được rõ. Dựa trên nghiên cứu một quả trứng đơn lẻ tìm thấy ngoài khơi México vào năm 1956, người ta cho rằng chúng là loài đẻ trứng, nhưng con cá nhám voi cái có chửa bị bắt vào tháng 7 năm 1996 chứa tới 300 cá nhám voi con [1] Lưu trữ 2001-03-05 tại Wayback Machine lại chỉ ra rằng chúng là loài đẻ con với sự phát triển của cơ chế đẻ trứng thay. Các trứng phát triển thành cá con trong cơ thể con mẹ bằng các nguồn dưỡng chất ngay trong trứng và con mẹ sẽ đẻ các con non dài 40 – 60 cm. Người ta tin rằng cá nhám voi đạt tới độ tuổi trưởng thành vào khoảng 30 năm và chúng có tuổi thọ ước tính khoảng 60 - 150 năm.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Jurassic Shark (2000) documentary by Jacinth O'Donnell; broadcast on Discovery Channel, ngày 5 tháng 8 năm 2006
  2. ^ a b Norman, Brad (2000). Rhincodon typus. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 11 tháng 5 năm 2006. Mục của CSDL có kèm lý giải tại sao loài này sắp nguy cấp.
  3. ^ Martin, R. Aidan. “Rhincodon or Rhiniodon? A Whale Shark by Any Other Name”. ReefQuest Centre for Shark Research.
  4. ^ Brunnschweiler, J. M.; Baensch, H.; Pierce, S. J.; Sims, D. W. (3 tháng 2 năm 2009). “Deep-diving behaviour of a whale shark Rhincodon typus during long-distance movement in the western Indian Ocean”. Journal of Fish Biology. 74 (3): 706–14. doi:10.1111/j.1095-8649.2008.02155.x. PMID 20735591.
  5. ^ Read, Timothy D.; Petit, Robert A.; Joseph, Sandeep J.; Alam, Md. Tauqeer; Weil, M. Ryan; Ahmad, Maida; Bhimani, Ravila; Vuong, Jocelyn S.; Haase, Chad P. (tháng 12 năm 2017). “Draft sequencing and assembly of the genome of the world's largest fish, the whale shark: Rhincodon typus Smith 1828”. BMC Genomics. 18 (1): 532. doi:10.1186/s12864-017-3926-9. ISSN 1471-2164. PMC 5513125. PMID 28709399.

Tham khảo